Có nên cho trẻ 2 tháng tuổi đi chơi

Út Em chào các mẹ. Lần đầu có con, các gia đình thường muốn chia sẻ niềm vui này với mọi người, đặc biệt là sau khi bé đã được sinh ra nhưng phần lớn các cặp vợ chồng vẫn băn khoăn “Khi nào có thể đưa trẻ ra ngoài gặp mọi người?”.

Mối bận tâm này đã gây tranh cãi trong thời gian dài và khiến các chuyên gia phải cân nhắc nhiều. Các mẹ có thể an tâm hơn khi giữ trẻ ở nhà và bao bọc như một “kén sâu” nhưng cuối cùng vẫn phải đưa trẻ ra ngoài.

Sau đây, bài viết này sẽ đưa cho các mẹ lời khuyên về việc thời điểm nào nên cho trẻ ra ngoài và một số lưu ý khi thực hiện điều này. Nhưng trước tiên chúng ta thử thực hiện câu hỏi khảo sát sau nhé.

Khi nào có thể để trẻ ra ngoài?

Nhiều năm trước, mọi người thường lo sợ trẻ sơ sinh còn non nớt nên không cho ra ngoài mà thường giữ trong nhà nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Hiện nay, ở một số quốc gia, mọi người vẫn thường giữ trẻ trong nhà khoảng vài tuần. Tuy nhiên, có một tin tốt được đưa ra là chẳng có lý do nào mà không cho con ra khỏi nhà, miễn là các mẹ phải cẩn thận hơn.

Vậy mẹ nên cho trẻ sơ sinh ra ngoài nhưng theo các chuyên gia nhi, mẹ phải để trẻ cứng cáp hơn, thường là khoảng 2 tháng tuổi [hoặc từ 6 tuần trở lên], thêm nữa mẹ cần chú ý những điều sắp được hướng dẫn dưới đây.

Các biện pháp phòng ngừa khi muốn cho trẻ sơ sinh ra những nơi công cộng

Mặc dù đưa trẻ ra ngoài là tốt nhưng các mẹ cần ghi nhớ cho mình những biện pháp phòng tránh cho trẻ sau đây :

Đưa trẻ ra ngoài khi trẻ thấy thoải mái

Cho trẻ ra khỏi nhà khi trẻ tỉnh táo, muốn nhìn mọi thứ xung quanh là tốt nhất, đừng chọn lúc buồn ngủ hay lúc trẻ không khỏe. Nên đưa trẻ ra ngoài sau khi đã được bú no và thay tã sạch.

Kiểm tra nhiệt độ thời tiết

Nhiệt độ của không khí bên ngoài có khác biệt lớn với trong nhà nên trẻ có thể không chịu được. Nên giữ trẻ trong nhà vào những ngày hè nóng [trên 32ºC] hoặc ngày đông lạnh [dưới 15°C] để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị những đồ thiết yếu cho trẻ

Nếu mẹ nào dự định đi ra ngoài đến chỗ nào đó lâu, hãy chuẩn bị mang theo đồ để xử lý các vấn đề của trẻ như những giấc ngủ ngắn, đòi bú và nhiều vấn đề khác mà trẻ có thể cần trong lúc đi ra ngoài. Có những nơi mà các mẹ cần phải mang theo một túi tã lót đầy để dự phòng.

Mặc đồ phù hợp cho bé

Như kiểu người lớn chuẩn bị khi đi ra ngoài, trẻ sơ sinh cũng cần được mặc đúng cách.

Đeo tất tay, tất chân và đội mũ khi thời tiết bên ngoài lạnh. Mặc số lớp áo tương tự như mẹ mặc hoặc có thể mặc thêm trong một số trường hợp.

Khi bên ngoài trời nắng, nhớ mặc đồ sáng màu cho bé và chỉ để trẻ dưới bóng râm.

Nếu trời thực sự nóng, sử dụng quần áo mỏng và chắc chắn rằng bé được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời bằng mũ hoặc xe đẩy có vành che.

Trời mưa lạnh, hoặc quá ẩm ướt thì tốt nhất các mẹ nên để bé ở trong nhà.

[PS] - Có thể mẹ quan tâm:

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ [180K / lít] và túi muối thảo dược [170K / túi] của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:
  • 0968.458.405
  • 0985.502.031
  • 0945.920.087

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:


xem fanpage:

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online

Tránh nơi đông đúc

Các mẹ nên nhớ rằng hệ thống miễn dịch của bé không thể tốt như mình được. Vì vậy tránh chỗ đông người như trung tâm mua sắm, các cửa hàng giảm giá, buổi hòa nhạc và ở sân bay hoặc trên máy bay…

Nếu như các mẹ bắt buộc phải đi đến những chỗ này, hãy quấn bé thật kỹ và cố gắng giữ khoảng cách với những người khác xa nhất có thể.

Đứng xa những người bị ốm

Nếu ai đó đã bị bệnh hoặc mới bị bệnh, đều phải giữ trẻ ở xa họ nhất có thể. Tránh những nơi như tiệc sinh nhật vì có thể có những đứa trẻ khác bị sổ mũi, khu mua sắm, nhà thờ hay những nơi khác mà mọi người thường tụ tập và cũng tránh đi tới những gia đình có người bị cảm lạnh hoặc bệnh khác có thể lây sang trẻ.

Không chạm vào trẻ

Mọi người đều muốn được chạm vào trẻ con nhưng không nên làm vậy. Có thể vì làn da mềm mại, mùi thơm hoặc tiếng “oe oe” đáng yêu của trẻ sơ sinh làm họ thích nhưng cố gắng không cho họ chạm vào người bé, đặc biệt là người lạ bất kể họ có thiện chí thế nào.

Các mẹ đừng bận tâm khi ai đó không hài lòng với mình về những quy tắc đó mà hãy đứng ở vị trí một người mẹ muốn đảm bảo sức khỏe cho con. Vì vậy có thể các mẹ cần phải giữ khoảng cách cho trẻ với mọi người và thậm chí ngay cả với một vài thành viên của gia đình trong vài tuần đầu.

Bản thân các mẹ phải giữ vệ sinh

Có thể các mẹ không để người khác chạm vào trẻ nhưng bản thân mẹ thì không thể làm điều này. Như vậy có nghĩa các mẹ có khả năng lây vi khuẩn sang con. Các mẹ nên nhớ kỹ rằng việc nắm vào tay cầm của cửa ô tô, cửa nhà thờ, chùa chiền hoặc nhiều thứ khác nữa có thể bị nhiễm khuẩn vào da mình.

Các mẹ hãy nhớ đem theo nước rửa tay trong túi, trong xe, ở nhà và thậm chí trong túi tã của trẻ để sử dụng thường xuyên. Làm sạch những thứ mà bình thường các mẹ có thể không nghĩ tới như tay cầm của xe đẩy hoặc hai phía và đáy túi đựng tã.

Với sự chăm sóc của mẹ từ những thứ nhỏ nhất như vậy sẽ giúp trẻ hạn chế nhiễm phải vi khuẩn trước khi hệ miễn dịch của trẻ sẵn sàng tiếp nhận thế giới bên ngoài.

Kết Luận

Nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình cho rằng mọi chuyện đều ổn khi cho bé ra ngoài nhưng lưu ý đầu tiên là phải tránh chỗ đông người. Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này nhưng quan trọng là tiếng ồn ào và khu vực công cộng có thể tiềm ẩn nhiều vi trùng, mầm bệnh.

Người lớn đã quen với những mầm bệnh này nhưng hệ thống miễn dịch của trẻ thì chưa đủ để chống lại chúng. Đó là lý do tại sao cần phải tránh những chỗ đông người trong vài tuần đầu tiên hoặc thậm chí vài tháng đầu đời.

Việc cho trẻ ra ngoài không phải là điều xấu, miễn là không lại gần đám đông. Trên thực tế, không khí trong lành khi đi dạo thư thái trong công viên hoặc một bữa ăn nhẹ nhàng, yên tĩnh trong sân nhà có thể là cách tuyệt vời để đưa trẻ ra khỏi nhà và bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Đây cũng là cơ hội cho bố mẹ được hít thở không khí trong lành để nâng cao tinh thần.

[Theo Newkidscenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt]

Là một người mẹ lúc nào cũng đeo con đi từ khi con mới 2 tháng tuổi, xin chia sẻ cùng bạn đọc vài kinh nghiệm để đi du lịch với bé vừa khỏe với vui.

Ai bảo đi du lịch với con nhỏ mấy tháng chẳng thăm thú được gì, toàn là mất thời gian dỗ dành con và làm cho trẻ sinh hoạt mất nề nếp? Các bé dưới 8 tháng tuổi thật ra không mỏnh manh như chúng ta thường nghĩ. Và có lẽ bạn cũng chưa hình dung hết một hành trình với bé sẽ có nhiều kỷ niệm đặc biệt và những niềm vui nhân rộng thế nào.

Bạn sẽ đột nhiên thấy thế giới trở nên thân thiện hơn, mỗi bước chân bạn cùng bé đi qua toàn gặp những nụ cười của những người xa lạ. Là một người mẹ lúc nào cũng đeo con đi từ khi con mới 2 tháng tuổi, xin chia sẻ cùng bạn đọc vài kinh nghiệm để đi du lịch với bé vừa khỏe với vui.

Lập hành trình cho một người bạn đồng hành nhỏ

Không ít lần khi đang làm thủ tục ở sân bay mình nhìn thấy những trường hợp dở khóc dở cười là các gia đình đem bé theo mà không có giấy tờ gì của bé cả, khiến cho chuyến đi trục trặc ngay từ lúc chưa khởi hành. Đi trong nội địa thì bé phải có giấy khai sinh, quốc tế thì bé phải có hộ chiếu riêng dù là mới sinh ra cũng không ngoại lệ.

Khi đặt vé máy bay cho mình, bạn nhất định phải điền luôn thông tin cho bé, nếu không bạn hoàn toàn có thể bị lỡ chuyến bay với các rắc rối do các hãng hàng không không tìm thấy thông tin về hành khách nhí này. Trước khi bay, bạn nên gọi điện cho hãng hàng không để xác nhận bé sẽ đi chung với bạn, yêu cầu đặt nôi cho bé trên máy bay nếu đó là chuyến bay dài [các hãng hàng không đều có phục vụ nôi miễn phí cho bé nhưng bạn phải gọi điện hỏi trước], đặt suất ăn cho bé, hỏi các thông tin về an toàn và giá vẻ giảm nếu có.

Đừng đặt một lịch trình di chuyển hay tham quan kín mít dày đặc, điều đó sẽ làm cho cả mẹ lẫn con kiệt sức. Nên chọn những địa điểm thư giãn nghỉ hơn là những địa điểm đông đúc xô bồ hay phải trèo đèo lội suối mà bạn và chồng hay đi từ khi chưa có bé. Đi với trẻ con là chấp nhận kéo dài chuyến đi hơn bình thường hoặc cắt bỏ một số địa điểm. Tìm hiểu thông tin chi tiết nơi đến, thử tưởng tượng giờ ngày hôm đi đó mình ở đâu, đi phương tiện gì, có chỗ nghỉ ngơi không.

Trước khi có một chuyến đi xa dài ngày thực sự nên có những chuyến đi nhỏ thử nghiệm: 2-3 tiếng đi công viên, đi chơi một ngày nghỉ cuối tuần. Như thế bé có thể làm quen, mà bạn cũng biết trẻ thế nào để điều chỉnh chuẩn bị cho phù hợp.

Khi đến nơi nghỉ, khách sạn, cố gắng giúp bé thích nghi bằng cách bày các đồ chơi quen thuộc, thức dậy và đi ngủ đúng giờ, ăn các thức ăn quen thuộc…Nhiều khách sạn cung cấp nôi cho bé, bạn có thể gọi điện đặt trước hoặc tìm hiểu cụ thể hơn.

Tạo một nhà ở rất xa nhà

Khi sắp xếp một chuyến đi với bé, luôn luôn tự hỏi mình rằng những thứ mình đang chuẩn bị có khiến cho bé cảm thấy an toàn, thoải mái và thân thuộc như ở nhà không. Bắt đầu từ khâu chuẩn bị sức khỏe. Mẹ yếu con yếu thì ở nhà cũng vất vả. Mẹ khỏe con khỏe thì leo thang lên trời cũng đến. Cố gắng không thay đổi thời gian biểu sinh học của trẻ. Nói chuyện và giảng giải với con về những cảnh vật trên đường đi.

Đừng nghĩ trẻ con không biết gì, chúng đang quan sát và học hỏi đó. Nếu bạn lượng tính đã đến giờ ngủ giờ bú của con, hãy dỗ/hát cho con ngủ, tìm chỗ nghỉ chân cho con bú. Tin vào bản năng của người mẹ, chỉ có bạn mới hiểu con cần gì vào một thời điểm nhất định.

Đồ đạc thật gọn nhẹ, dũng cảm vứt bỏ lại ở nhà những gì không cần thiết hoặc có thể mua được ở nơi đến nếu cần. Đem theo một vài đồ chơi, quyển sách để con giải trí khi chúng tỉnh giấc lúc đang trên máy bay, tàu, xe. Yêu cầu: nhỏ gọn, an toàn và là thứ con yêu thích nhất hàng ngày.

Nghiên cứu thời tiết nơi đến để chọn mang quần áo phù hợp và thoải mái cho trẻ nhỏ [1-2 bộ mỗi ngày là đủ]. Dù trời có đẹp đến mấy thì việc lúc nào cũng kè theo cây dù sẽ không bao giờ thừa, vừa che được nắng vừa che được mưa. Trẻ con ở nhà bị bệnh đã khổ, bạn chắc chắn sẽ không muốn chúng bị bệnh trên đường đi.

Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng việc có đem theo xe đẩy hay không. Mặc dù các hãng máy bay đều cho đẩy xe đến tận cửa lên máy bay và xe đẩy có vẻ nhẹ nhàng nhưng đôi khi đó là vật cồng kềnh nhất trong hành lý của bạn và khiến cho trẻ con không có cảm giác an toàn bằng việc được đeo trước ngực.

Hơi thở, độ ấm và mùi hương của bạn sẽ khiến cho con cảm thấy yên tâm trước tất cả mọi hoàn cảnh tình huống. Chưa kể đồ địu con giúp tay bạn trống để làm được nhiều thứ khác. Một túi địu con tốt phải làm cho cả người đeo và người được đeo thoải mái. Trước khi đi vài ngày nên đeo địu con đi lại trong nhà để trẻ làm quen và cũng để xem có vấn đề gì không.

Thay vì tiếc tiền cân đo có nên mua loại tã siêu thấm tốt nhất hay không, hãy nghĩ đến sự thoải mái của trẻ. Con thoải mái vui vẻ là mẹ nhẹ gánh rất nhiều. Không phải nước nào cũng được như nước Mỹ, phòng vệ sinh ở bất kỳ chỗ nào nhà ga, sân bay, trạm xăng, siêu thị, nhà hàng,.. đều có bàn chuyên dụng thay tã cho bé với đai an toàn để bé không lăn xuống đất. [Không hiểu sao điều này cũng cần thiết như phòng vệ sinh cho người tật nguyền mà lại không thấy phổ biến ở các nước khác.] Chính vì thế, bạn có thể đem theo một tấm lót thay tã, vài túi nilon để đựng tã dơ giúp cho việc thay tã thuận lợi.

Một số vật dụng khác có thể hữu ích như: vài cái khăn/chăn mỏng [để đặt bé lên, che cho bé, che nắng, che khi cho bú…], lọ gel rửa tay khô, băng cá nhân và một số đồ dùng sơ cấp cứu, thông tin bác sĩ bệnh viện, hũ đồ ăn hay nước trái cây nhỏ nếu bé đã ăn dặm, khăn giấy ướt, khăn giấy khô.

Bú mẹ dọc đường cũng vẫn rất thiêng liêng

Mình cho con bú mẹ hoàn toàn nên bản thân mình là bình sữa di động rồi, có thể cắt giảm các khoản bịch bột - hũ bình - nước nóng nước lạnh, nên hành lý cũng gọn nhẹ hơn. Tâm lý chung của nhiều mẹ vẫn là ngại cho con bú giữa chốn công cộng vì xã hội mình vẫn còn xem đó là chuyện “dị”. Mình chỉ nghĩ rằng trẻ con bú mẹ cũng có quyền có “bữa ăn” đàng hoàng công khai như những người lớn khác.

Để tế nhị, trong giỏ mình luôn có “áo cho bú”. Nhìn bề ngoài không khác gì một chiếc áo kiểu cánh dơi hoa văn xinh xắn. Phủ gọn trong lớp áo, con yên tâm bú, mẹ vừa ăn vừa đi hay làm gì cũng được. [Nếu không có áo cho bú, bạn có thể dùng một chiếc khăn]. Để tăng sự thoải mái hoàn toàn, mình sử dụng loại áo ngực chuyên dùng cho bú giúp kéo áo nhanh chóng dễ dàng, cùng với băng lót ngực để thấm sữa không chảy lôi thôi. Loại túi địu con dạng “fling” – dạng túi địu mà con nằm ngang trước ngực cũng khá tiện dụng trong những lúc mẹ vừa đi vừa chạy vừa phải cho con bú.

Đi mệt, mồ hôi ra nhiều sẽ làm giảm lượng sữa. Để ngăn chặn điều này, luôn luôn có một chai nước với bạn. Uống nước liên tục không những giữ cho bạn khỏe mạnh mà còn duy trì lượng sữa mẹ cần thiết cho bé. Đừng đợi đến lúc con đói mới cho bú vì khi ấy trẻ sẽ quấy khóc to gây sự chú ý và phiền nhiễu những người xung quanh.

Không đếm xuể hết những nơi công cộng mà mình từng cho con bú: nhà ga, bảo tàng, công viên, đường lên núi, ven sông, quán ăn, khu mua sắm, siêu thị, thang máy…Nhưng mình không bao giờ cho bú trong nhà vệ sinh vì theo mình đó là điều thiêng liêng, không có gì xấu xa mà phải chui vào phòng vệ sinh lén lút che giấu.

Đôi lúc đeo con cho bú giữa đường như thế mình gặp những người lạ đáng yêu. Đó là chị nhân viên ở trạm tàu điện ngầm vội vàng chạy lại dẫn mình vào phòng làm việc vì “ở đây yên tĩnh có ghế có máy lạnh thoải mái nè”, hay một bác lớn tuổi nằng nặc đòi cầm dù che cho mình khi thấy mình cho con bú giữa trời mưa. Và nhiều lắm, những người lạ đẩy hộ cửa, kéo giùm ghế, xách đồ cho một đoạn, cài giúp dây túi đeo con, và trông hộ con để mình dùng bữa ăn trên máy bay – những người qua đường mà mình có khi chưa kịp cảm ơn.

Và dặn dò cuối cùng có vẻ hơi thừa: đừng quên máy ảnh vào phút chót. Có những khoảnh khắc trên chặng đường đi với con không bao giờ lặp lại lần nữa mà chắc chắn bạn muốn ghi giữ chúng suốt đời.

[Theo MASK Online]

Video liên quan

Chủ Đề