Con trai của công chúa gọi là gì

1. Tước hiệu:

*Từ thời Hán mới bắt đầu có các tước hiệu dưới đây. Trước đó chỉ gọi chung là Quốc lão/Quốc mẫu

Bà của vua = Thái hoàng thái hậu

Cha vua (người cha chưa từng làm vua) = Quốc lão

Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) = Thái thượng hoàng

Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) = Quốc mẫu

Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) = Thái hậu

Mẹ kế (phi tử của vua đời trước) = Thái phi

*Theo quy định Hoàng hậu sẽ thành Thái hậu nên trường hợp vua là con phi tần thì mẹ ruột vua chỉ được phong Thái phi

2. Xưng hô khi nói chuyện:

Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta

Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân

*Khi nói chuyện với người dưới cấp thì sẽ gọi thẳng tên hoặc gọi theo tước hiệu…

====================

II. Vua

1. Tước hiệu:

Thời Hạ – Thương – Chu: Vương

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:

  • Vua các nước lớn: Vương (ví dụ: Sở vương, Ngô vương…)
  • Vua các nước nhỏ (chư hầu) : Hầu/Công/Bá (ví dụ: Trần hầu, Tề công….)

Thời Tần trở về sau: Hoàng đế

Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Đại Hãn

2. Tự xưng:

Thời Hạ – Thương – Chu: Vương/Ta

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc: Quả nhân

Thời Tần: Trẫm

Chư hầu thời Tam Quốc: Cô gia

Sau thời Tam Quốc: Trẫm/Quả nhân

Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Ta

3. Xưng hô khi nói chuyện:

Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …

Xưng hô với chư hầu : Hiền hầu hoặc gọi theo tước hiệu

Xưng hô với hậu phi…: Ái hậu/ái phi..

Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc gọi theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…

Xưng hô với các quần thần : Chư khanh/chúng khanh/ái khanh…

====================

III. Hậu phi

1. Tước hiệu: Phân theo cấp bậc theo quy định

Link chi tiết: nhấp vào đây

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …

Tự xưng: Thần thiếp

– Xưng hô với vua: bệ hạ/hoàng thượng/đại vương….

Tự xưng: Thần thiếp…

– Xưng hô với các phi tử khác: tỷ/muội hoặc theo tước hiệu…

– Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn cung

====================

IV. Con vua

1. Tước hiệu: Thường kèm theo thứ tự (ví dụ: đại công chúa…)

– Con trai vua (gọi chung) :

  • Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử
  • Thời nhà Hán đến thời nhà Minh: Hoàng tử
  • Thời nhà Thanh: A ca

– Con gái vua (gọi chung) = Hoàng nữ/công chúa/cách cách (thời nhà Thanh)

– Hoàng tử được chỉ định sẽ lên ngôi = Đông cung thái tử/Thái tử

Vợ Thái tử :

  1. Vợ lớn = Thái tử phi
  2. Vợ bé = Trắc phi/thứ phi

*Thời Tây Hán phân cấp bậc:

  1. Thái tử phi
  2. Lương đệ
  3. Nhụ tử
  4. Phu nhân

*Thời Đường phân cấp bậc:

  1. Thái tử phi
  2. Lương đệ
  3. Lương Viên
  4. Thừa Huy
  5. Chiêu Huấn
  6. Phụng Nghi

– Vợ Hoàng tử/A ca

  1. Vợ lớn = Hoàng tử phi/Hoàng túc/Đích phúc tấn (thời nhà Thanh)
  2. Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn (thời nhà Thanh)

– Chồng Công chúa/Cách cách = Phò mã/Nghạch phò

Lưu ý: Các vị hoàng tử khi đã trưởng thành thường được phong tước Vương kèm theo đất phong.

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…

Tự xưng: Nhi thần hoặc xưng tên

– Xưng hô với vua: Phụ hoàng/Phụ vương…

Tự xưng: Nhi thần/Hoàng nhi hoặc xưng tên

– Xưng hô với hậu phi:

  • Xưng hô với Hoàng hậu: Mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương….
  • Xưng hô với mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân
  • Xưng hô với phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”

Tự xưng: Nhi thần…

– Xưng hô với các hoàng tử, công chúa khác: Hoàng huynh, Hoàng tỷ, Hoàng muội, Hoàng đệ…

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa, …

====================

V. Vương

**Vương gia/Thân vương: Tước hiệu ban cho anh em hoặc con của vua

1. Tước hiệu:

Tên đất phong + vương/thân vương (ví dụ: Lương vương, Ung thân vương…)

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…

Tự xưng: Thần/Nhi thần (tùy thân phận)

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn vương/Cô gia

3. Tước hiệu trong vương phủ

– Vợ Vương gia/Thân vương:

  1. Vợ lớn = Vương phi/Đích phúc tấn
  2. Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn
  3. Phu nhân (ngang với thiếp)

– Con Vương gia/Thân vương:

  • Con trai = Quận vương/Bối lặc
  • Con trai kế thừa vương vị = Thế tử
  • Con gái = Quận chúa/Cách cách
  • Con dâu = Quân vương phi/Phúc tấn/Phu nhân
  • Con rể = Quận mã/Ngạch phò

Quận vương/Bối lặc: Tước hiệu ban cho con cháu của vua

1. Tước hiệu:

Quận vương hoặc Bối lặc (Thời nhà Thanh, Kỳ chủ Bát kỳ ngang với Bối lặc)

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…

Tự xưng: Thần/Nhi thần (tùy thân phận)

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn quận vương/ta…

3. Tước hiệu trong vương phủ

– Vợ Quận vương /Bối lặc:

  1. Vợ lớn = Quận vương phi/Phúc tấn
  2. Vợ bé = Phu nhân

– Con Quận vương /Bối lặc:

  • Con trai = Công tử/thiếu gia
  • Con gái = Tiểu thư

====================

VI. 1 số tước hiệu và cách xưng hô khác

1. Tước hiệu:

Anh/em trai của vua = Vương…

Chị/em gái của vua = Công chúa/Cách cách hoặc Thái Công chúa…

Con trai Thái tử (được chọn kế vị) = Hoàng thái tôn

Cháu trai Thái tử (được chọn kế vị) = Hoàng thành tôn

Cha Thái hậu/Hoàng hậu = Quốc trượng

Em trai Thái hậu/Hoàng hậu = Quốc cữu

2. Xưng hô

Ông/bà = Hoàng gia gia/Hoàng tổ mẫu…

Bác = Hoàng bá phụ…

Chú = Hoàng thúc phụ/Hoàng thúc…

Cậu = Hoàng cữu phụ

Cô = Hoàng cô cô

Anh = Hoàng huynh

Chị dâu = Hoàng tẩu

Chị = Hoàng tỷ

Em trai = Hoàng đệ

Em gái = Hoàng muội

Còn lại xưng hô theo tước hiệu hoặc gọi giống gia đình thường dân

====================

Bài viết là công sức sưu tầm tư liệu và biên tập trong nhiều tháng nên mong các bạn không mang đi bất cứ đâu. Cảm ơn

Con trai của công chúa gọi là gì
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩHoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tếThái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng
Thái hậu / Thái phiVương thái hậu / Vương đại phiQuốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phuHoàng tử & Hoàng tử phiThái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mãĐại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhânThân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phiQuận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mãCông tước & Công tước phu nhânHầu tước & Hầu tước phu nhânBá tước & Bá tước phu nhânTử tước & Tử tước phu nhânNam tước & Nam tước phu nhânHiệp sĩ & Nữ Tước sĩ
  • xem
  • thảo luận
  • sửa

Quận chúa (chữ Hán: 郡主) là một tước vị thường được phong cho con gái của các vị Vương, tức Vương nữ. Trong chế độ Hoàng quyền, Quận chúa là cháu gọi các Hoàng đế đương thời bằng chú bác.

Trong văn hóa Việt Nam cận và hiện đại, Quận chúa lại hay bị nhầm là em gái ruột của các Hoàng đế, điều này hoàn toàn không đúng. Nguyên nhân sự việc này có lẽ do sách vở Việt Nam giai đoạn cận đại hay lẫn lộn danh xưng hoàng thất - khái niệm rất xa lạ với người Việt khoảng cuối thế kỉ 20.

Lịch sử

Phong hiệu ["Quận chúa"] truy theo gốc độ lịch sử mà nói, ngay từ đầu căn bản không có định nghĩa "Con gái của tước Vương" như nhận thức hiện tại. Nguyên lai tước hiệu này có từ thời nhà Tấn. Khi đó, các Công chúa đều lấy quận làm đất phong, nên thường được gọi là Quận công chúa (郡公主), lâu ngày đơn giản dần với tên gọi [Quận chúa].

Từ sau thời nhà Tấn trở đi, tước vị "Quận chúa" trở thành một phong hiệu độc lập, không có nghĩa "Công chúa có đất phong ấp bằng Quận" nữa nên tính phân biệt cũng bắt đầu được chú ý. Để tránh phân biệt người đời không còn gọi ["Quận công chúa"] giản thành "Quận chúa" nữa, mà có phân biệt rõ ràng khi không được liên hệ giữa hai tước hiệu này với nhau. Đến thời nhà Đường, "Quận chúa" trở thành phong hiệu dùng để phong cho con gái của Hoàng thái tử, con gái các Hoàng tử tước Vương khác đều có phong hiệu Huyện chúa[1]. Sau thời nhà Tống, nhà Minh và nhà Thanh, phong hiệu "Quận chúa" từ bắt đầu cho đến chính thức dùng cho các con gái của các vị Thân vương. Và dù rằng con gái Công chúa hoặc công thần cũng có tùy hoàn cảnh được gia phong làm "Quận chúa"[2], nhưng con gái Thân vương bắt đầu đi vào chế độ phong "Quận chúa" một cách cố định, cũng từ đây trở thành một quan niệm cố định 「Quận chúa là con gái tước Vương」 tồn tại đến tận hiện đại.

Ở Triều Tiên, con gái Đích xuất (tức con gái do chính thê sinh ra) của Thế tử được phong Quận chúa, còn con gái Thứ xuất (tức con gái do tì thiếp sinh ra) sẽ phong Huyện chúa.

Tại Việt Nam, triều đình Việt Nam qua các đời phần lớn đều định sẵn phỏng theo Trung Hoa, tuy nhiên các đời nhà Lý và nhà Trần vẫn chưa thấy ghi chép chính thức trên văn bản về danh xưng "Quận chúa", ngược lại rất nhiều con gái tước Vương thường xuyên dễ dàng trở thành "Công chúa", như Lý Ngọc Kiều và Hiến Từ Thái hậu. Vào thời Hậu Lê và nhà Mạc, con gái Thân vương phong [Quận thượng chúa; 郡上主], còn con gái của đời thứ nữa mới phong [Quận chúa]. Sang thời chúa Trịnh, tước hiệu [Quận thượng chúa] dùng để gọi các chị em gái của chúa Trịnh, còn con gái của chúa được phong [Quận chúa]. Lịch sử nhà Nguyễn chỉ xuất hiện danh xưng Công chúa, còn các con gái hoàng tộc đều gọi chung rằng Tôn Nữ.

Một số vị Quận chúa Việt Nam

  • Anh Nguyên quận chúa, con gái của Hưng Đạo đại vương, vợ của Phạm Ngũ Lão. Nhân vật bị cho là truyền thuyết.
  • Ngọc Hoa quận chúa, con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, sau được gả cho Araki Soutaro (荒木宗太郎) của Nhật Bản. Câu chuyện về hai người trở thành một truyền kì nổi tiếng ở Nagasaki.
  • Ngọc Vạn quận chúa, con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
  • Ngọc Khoa quận chúa, con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
  • Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Sau làm vợ Nguyễn Phúc Khoát, sinh ra Nguyễn Phúc Thuần.
  • Ứng Thụy quận chúa.

Xem thêm

  • Công chúa
  • Nữ vương
  • Ông chúa

Tham khảo

  1. ^ 《唐六典.卷二.尚书吏部》:“外命妇之制:皇姑封大长公主,皇姊妹封长公主,皇女封公主,皆视正一品;皇太子之女封郡主,视从一品;王之女封县主,视正二品。
  2. ^ 宋王辟之《渑水燕谈录·官制》:“赵普以元勋诸女封郡主,高怀德二女特封县主。”

  • Hán thư
  • Hậu Hán thư
  • Lịch triều hiến chương loại chí

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quận_chúa&oldid=68109024”