Công an giao thông đánh giá về quốc lộ 6 năm 2024

Một thực trạng trên Quốc lộ 6 là khi xử lý được điểm đen này lại phát sinh những điểm đen khác. Quốc lộ 6 còn tình trạng họp chợ dọc theo nhiều huyện.

TTXVN - Ông Phạm Văn Toản, Trưởng phòng - Khu Quản lý đường bộ I (Cục Đường Bộ Việt Nam) cho biết, Quốc lộ 6 là tuyến đường huyết mạch từ Hà Nội qua Hòa Bình đi các tỉnh Tây Bắc. Trên tuyến, lưu lượng phương tiện lưu thông lớn, địa hình khá hiểm trở, nhiều đoạn có độ dốc cao, cua gấp, một bên là vực, một bên là vách núi cao. Khi lưu thông trong điều kiện thời tiết mưa, sương mù tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao và thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Có một thực trạng trên Quốc lộ 6 là khi xử lý được điểm đen này thì lại phát sinh những điểm đen khác. Có nhiều đường ngang, ngõ tắt bắt ra quốc lộ, đặc biệt là nhiều người điều khiển phương tiện còn rất chủ quan, nhiều trường hợp đổ đèo ở tốc độ cao (70 - 80 km/giờ), khó có thể xử lý khi tình huống phát sinh, dễ gây tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, trên tuyến Quốc lộ 6 còn tình trạng họp chợ như ở các huyện: Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc... Những ngày lễ, Tết, xe đỗ tràn lan ra đường, gây mất an toàn giao thông.

Những năm qua, Cục Đường bộ đã đầu tư xây dựng 7 đường cứu nạn trên tuyến Quốc lộ 6, qua đó hỗ trợ cứu hộ được hàng chục phương tiện mất phanh khi xuống dốc...Thời gian tới, Khu Quản lý đường bộ I phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tập trung rà soát, xử lý các điểm đen mất an toàn giao thông. Lực lượng chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo đường đèo dốc, tăng cường phạt nguội bắn tốc độ, xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Theo Đại tá Nguyễn Thành, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, hiện nay các biển báo tại điểm giao cắt chưa được bố trí đầy đủ. Tại đường tránh Quốc lộ 6, một số điểm đường giao cắt, phương tiện từ đường ngang vượt ra tốc độ cao không thể xử lý được sẽ rất nguy hiểm; Khu vực phố Sấu (Yên Thủy), Yên nghiệp (Lạc Sơn) hay xảy tai nạn vì chưa có biển báo. Công an tỉnh đang chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Tỉnh Hòa Bình đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, mở rộng mặt đường, xóa các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tập trung trên tuyến Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, lắp đặt camera giám sát, bổ sung biển cảnh báo giao thông tại các vị trí xung yếu để cảnh báo và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Đồng thời chỉ đạo các ngành, lực lượng chức năng rà soát, có giải pháp xử lý các bất cập, các điểm đen nguy cơ cao cao gây tai nạn giao thông; tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp xe quá tải, quá khổ, xử lý các hành vi trực tiếp gây tai nạn như lạng lách, đánh võng, uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...

Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hậu cho biết, để góp phần xử lý các điểm đen tai nạn giao thông tại thành phố Hòa Bình, sắp tới đường 6 sẽ được khởi công, xử lý cắt điểm cua ở dốc Cun để hạn chế ùn tắc. Đối với vị trí giao giữa cầu Hòa Bình 3 và Quốc lộ 6 sẽ thực hiện rà soát để có phương án xử lý.

Năm 2022, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tăng cả 3 tiêu chí so với năm 2021. Toàn tỉnh đã xảy ra khoảng 100 vụ tai nạn giao thông, làm chết 71 người và bị thương 96 người. So với với cùng kỳ năm 2021 tăng 7 vụ, 7 người chết và 27 người bị thương. Lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện hơn 15.400 trường hợp vi phạm Luật Giao thông, lập biên bản, phạt tiền gần 10.000 trường hợp với tổng số tiền hơn 28 tỷ đồng. Tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, vi phạm tải trọng phương tiện giao thông còn diễn ra ở một số địa phương, nhiều điểm đen về tai nạn giao thông chưa được giải quyết dứt điểm./.

Công an giao thông đánh giá về quốc lộ 6 năm 2024
Mặt đường QL6 đoạn qua Hà Đông xuống cấp.

(PLVN) - Sau lễ khởi công rầm rộ vào cuối năm ngoái, hiện dự án mở rộng quốc lộ (QL) 6 đoạn Ba La - Xuân Mai (Hà Nội) khá im ắng. Đây là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông cao, đường đang ngày càng xuống cấp, rất cần thực hiện dứt điểm dự án này.

Khối lượng công việc lớn

Mới đây, tại Lễ khởi công Dự án đường giao thông liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La trị giá hơn 4.000 tỷ, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tình trạng một số dự án sau khi khởi công rầm rộ, hoành tráng lại chuyển máy móc, con người đi nơi khác; điều này cần phải tránh.

Tại Lễ khởi công dự án mở rộng QL6, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá, dự án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối với QL21A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Khi dự án hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ nói riêng và TP Hà Nội nói chung. Ngoài ra, tuyến đường còn có chức năng tăng cường liên kết, giao thương giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và nước bạn Lào.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho rằng tuyến đường chỉ kéo dài 20km, cần tìm các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, không thể chậm trễ. Để sớm đưa dự án về đích, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng quy định; tuân thủ chặt chẽ trình tự, quy trình, quy phạm kỹ thuật để triển khai thi công công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Được biết, khối lượng công việc của dự án này là rất lớn. Cụ thể, giải phóng mặt bằng khoảng 115ha (quận Hà Đông 30ha; huyện Chương Mỹ 85ha); tái định cư hơn 990 hộ (quận Hà Đông 330 hộ, huyện Chương Mỹ 660 hộ); di chuyển nhiều đường dây điện lực, thông tin, hệ thống ống cấp, thoát nước và nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật.

Cần tăng tốc dự án

Theo quan sát, hiện đoạn đường Ba La - Xuân Mai đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường nhiều đoạn lồi lõm. Là đường cửa ngõ Thủ đô kết nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, nhưng mặt đường khá nhỏ, trong khi lưu lượng xe cộ đông đúc nên đoạn đường này thường xuyên xảy ra ách tắc, là nỗi ám ảnh của nhiều tài xế mỗi khi đi qua đây, nhất là giờ cao điểm. Đây cũng là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô duy nhất kết nối với các tỉnh và vùng miền khác không phải đường cao tốc.

Đặc biệt, theo quan sát, khu vực vỉa hè đoạn qua quận Hà Đông, nhiều nơi không được lát đá, bê tông mà toàn bụi đất. Không chỉ tài xế khổ sở mỗi khi đi qua đoạn này mà người dân sinh sống hai bên đường cũng rất bất tiện, vừa phải chịu bụi bẩn, vừa không thể kinh doanh. “Chúng tôi mong sao dự án sớm được triển khai để gia đình có kế hoạch kinh doanh, buôn bán, ổn định đời sống” - một người dân ở ven đường đoạn qua địa phận Hà Đông bày tỏ.

Quan sát tại một khu tái định cư của dự án ngay gần QL6 thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, chỉ có một chiếc máy xúc và vài công nhân đang làm việc. Người dân ven đường QL6 đoạn này cho biết, họ chưa nhận được phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. “Mới chỉ thấy có vài người đến đo đạc rồi đi về, người dân chưa biết bảng giá thu hồi đất, cũng chưa biết khi nào đường mới làm…” - một người dân phản ánh và cho biết, họ mong ngóng dự án này từ lâu, chỉ mong sao dự án sớm hoàn thành để họ ổn định lại cuộc sống.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, tiến độ dự án phụ thuộc lớn vào tiến độ giải phóng mặt bằng do quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ thực hiện. Theo ông Cường, hiện dự án mới triển khai một ít ở đoạn gần Khu công nghiệp Phú Nghĩa, còn đoạn khu vực Hà Đông nhiều khả năng “còn lâu mới được thực hiện”.

Được biết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội thời gian tới còn rất nhiều dự án trọng điểm khác phải làm như dự án Vành đai 4 Thủ đô, dự án cầu Cát Thượng và hàng chục dự án giao thông quan trọng khác. Bởi vậy, nếu các đơn vị liên quan không sớm triển khai dự án mở rộng QL6 thì nguy cơ dự án chậm tiến độ là hiện hữu.