Công chúa huyền trân là ai

Huyền Trân công chúa và cuộc hôn nhân với vua Chế Mân

[VOH] – Trong lịch sử, Việt và Chăm từng có mối quan hệ giao hảo khắn khít, khi ấy công chúa nước Nam Huyền Trân được gả cho vua Champa Chế Mân.

Huyền Trân công chúa [1287 – 1340] là công chúa nhà Trần, con gái vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân được xem là vị công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Nam, góp công không nhỏ trong sự nghiệp mở rộng bờ cõi.

Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân [Jaya Simhavarman III] mời sang du ngoạn, Thái thượng hoàng nhận lời và đến ở trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Tại đây vua Chế Mân tiếp đãi Thái thượng hoàng vô cùng chu đáo, Trần Nhân Tông lấy làm cảm mến và sẵn vốn đã khâm phục sự lỗi lạc của vua Champa từ lâu nên hứa gả con gái cho.

Chế Mân là một bậc anh tài, khi còn là thế tử vua từng theo cha là vua Indravarman V chống quân xâm lược Mông Cổ. Sau khi lên ngôi Chế Mân xây dựng nhiều đền đài nguy nga và gây dựng cuộc sống ấm no, hưng thịnh cho người dân Champa. Vua Chế Mân trị vì Champa được 19 năm, tiếng tăm lẫy lừng khắp vùng Đông Nam Á.

Sau khi Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông về nước, vua Chế Mân nhiều lần cử sứ sang cầu hôn, các quan viên nhà Trần lên tiếng phản đối duy chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung tán thành chuyện hoà thân này.

Năm Bính Ngọ, Hưng Long năm thứ 14 [1306], tháng 6, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân công chúa khi ấy 18 tuổi cho Chúa Chiêm Thành, đổi lấy Chế Mân sẽ dâng hai châu Ô, Rý [còn gọi là Lý] làm sính lễ. Vua Trần Anh Tông đặt tên Ô Châu là Thuận Châu [nay là một phần Quảng Trị], Lý Châu là Hóa Châu [nay là Thừa Thiên]. Huyền Trân công chúa trở thành Vương hậu thứ 2 của Chiêm Thành với phong hiệu là Paramecvari.

Để cưới Huyền Trân công chúa vua Chế Mân dâng sính lễ là hai châu Ô, Rý [còn gọi là Lý]

Năm Đinh Mùi [1307], tháng 5, vua Chiêm Thành Chế Mân băng hà chỉ sau một năm Huyền Trân công chúa được phong Vương hậu. Theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa thiêu để tuẫn táng cùng. Lo lắng cho an nguy của em gái, vua Trần Anh Tông cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang mà tìm cách đưa công chúa về nước. May mắn thay cuộc tẩu thoát đã thành công, Trần Khắc Chung đưa được công chúa xuống thuyền, bằng đường biển trở về nước Nam, cuộc hành trình này kéo dài 1 năm.

Tượng thờ Huyền Trân công chúa tại Huế

Công chúa về đến kinh thành Thăng Long thì xuất gia ở núi Trâu Sơn [nay thuộc Bắc Ninh], lấy pháp danh là Hương Tràng.

Năm Tân Hợi [1311] Hương Tràng cùng một thị nữ đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản [nay thuộc Nam Định], lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau này nơi đó trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự.

Năm Canh Thìn [1340], mồng 9, tháng Giêng, Huyền Trân công chúa qua đời, dân chúng tiếc thương lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn, tôn bà là Thánh Mẫu. Ngày giỗ hằng năm của bà trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Huyền Trân công chúa gọi tắt là Huyền Trân  là một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành [Champa] là Chế Mân [tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III] để đổi lấy hai châu Ô,  [từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay].

Sử sách

Bà sinh vào năm 1287[1] Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi [tức là hoàng đế Trần Anh Tông]. Vua Trần Nhân Tông trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java[Nam Dương ngày nay]. Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý [còn gọi là Lý] làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari [2]. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang[3]. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.

Tháng 8 năm Mậu Thân [1308], Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn [nay thuộc Bắc Ninh] vào năm [1309], dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng [4]

Cuối năm Tân Hợi [1311], Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản [nay thuộc Nam Định], lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự [5]

Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn [1340][6]. Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" [7].

Nhận định[sửa]

Tuy nhiên, một số người đời sau cho rằng câu chuyện này có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ do sách Việt sau này viết thêm. Theo tiến sĩ Po Dharma, công chúa Huyền Trân không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình [2][8]. Trong kinh điển theo đạo Bà La Môn đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. Cho dù có tục lệ đó đi nữa, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn, đến khi tin đưa về Đại Việt và dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó [9]. Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân có thể là vì bị gièm pha, đồn thổi vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn và Trần Khắc Chung được tiếng đạo đức, trên tàu còn rất nhiều người khác cùng đi, như là An Phủ Sứ Đặng Vân [Đặng Thiệu], không dễ dàng hành động [10][11].

  • Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chê trách chuyện này:
Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đếthì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu [12]
  • Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn trong Việt sử toàn thư :
Duy việc Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, dù muốn sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Thì phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng.Còn người Việt đã thắng một canh bạc không lương thiện lắm lại còn ra bộ não nùng xót xa … [13].Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề của Quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ.Huyền TrânThông tin chungPhu quânHậu duệTước hiệuTriều đạiThân phụThân mẫuSinhMất
công chúa nhà Trần

Tượng Huyền Trân công chúa
Jaya Sinhavarman III
Huyền Trân công chúa
Hoàng hậu Paramecvari
nhà Trần
Trần Nhân Tông
Bảo Thánh hoàng hậu Trần thị
1287
Việt Nam
Mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn [1340]
Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề