Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CHUYÊN ĐỀ 2: ĐỘ TAN – NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Một số công thức tính cần nhớ: 0C mct St Công thức tính độ tan: = . 100 chất m dm mct Công thức tính nồng độ %: C% = . 100% m dd mdd = mdm + mct Hoặc mdd = Vdd (ml) . D(g/ml) * Mối liên hệ giữa độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hoà của chất đó ở một nhiệt độ xác định. Cứ 100g dm hoà tan được Sg chất tan để tạo thành (100+S)g dung dịch bão hoà. Vậy: x(g) // y(g) // 100g // 100S 100.C % Công thức liên hệ: C% = Hoặc S = 100  S 100  C % n(mol ) 1000.n(mol ) Công thức tính nồng độ mol/lit: CM = = V (lit ) V (ml ) * Mối liên hệ giữa nồng độ % và nồng độ mol/lit. C M .M 10 D.C % Công thức liên hệ: C% = Hoặc CM = M 10 D Trong đó: - mct là khối lượng chất tan( đơn vị: gam)
  2. - mdm là khối lượng dung môi( đơn vị: gam) - mdd là khối lượng dung dịch( đơn vị: gam) - V là thể tích dung dịch( đơn vị: lit hoặc mililit) - D là khối lượng riêng của dung dịch( đơn vị: gam/mililit) - M là khối lượng mol của chất( đơn vị: gam) - S là độ tan của 1 chất ở một nhiệt độ xác định( đơn vị: gam) - C% là nồng độ % của 1 chất trong dung dịch( đơn vị: %) - CM là nồng độ mol/lit của 1 chất trong dung dịch( đơn vị: mol/lit hay M) DẠNG 1: TOÁN ĐỘ TAN Loại 1: Bài toán liên quan giữa độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hoà của chất đó. Bài 1: ở 400C, độ tan của K2SO4 là 15. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hoà ở nhiệt độ này? Đáp số: C% = 13,04% Bài 2: Tính độ tan của Na2SO4 ở 100C và nồng độ phần trăm của dung dịch bão hoà Na2SO4 ở nhiệt độ này. Biết rằng ở 100C khi hoà tan 7,2g Na2SO4 vào 80g H2O thì được dung dịch bão hoà Na2SO4.
  3. Đáp số: S = 9g và C% = 8,257% Loại 2: Bài toán tính lượng tinh thể ngậm nước cần cho thêm vào dung dịch cho sẵn. Cách làm: Dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính: * Khối lượng dung dịch tạo thành = khối lượng tinh thể + khối lượng dung dịch ban đầu. * Khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành = khối lượng chất tan trong tinh thể + khối lượng chất tan trong dung dịch ban đầu. * Các bài toán loại này thường cho tinh thể cần lấy và dung dịch cho sẵn có chứa cùng loại chất tan. Bài tập áp dụng: Bài 1: Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng để điều chế 500ml dung dịch CuSO4 8%(D = 1,1g/ml). Đáp số: Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần lấy là: 68,75g
  4. Bài 2: Để điều chế 560g dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% và bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O. Hướng dẫn * Cách 1: Trong 560g dung dịch CuSO4 16% có chứa. 560.16 2240 m ct CuSO4(có trong dd CuSO4 16%) = = = 89,6(g) 100 25 Đặt mCuSO4.5H2O = x(g) 1mol(hay 250g) CuSO4.5H2O chứa 160g CuSO4 160 x 16 x Vậy x(g) // chứa = (g) 250 25 m dd CuSO4 8% có trong dung dịch CuSO4 16% là (560 – x) g (560  x).8 (560  x).2 m ct CuSO4(có trong dd CuSO4 8%) là = (g) 100 25 (560  x).2 16 x Ta có phương trình: + = 89,6 25 25 Giải phương trình được: x = 80. Vậy cần lấy 80g tinh thể CuSO4.5H2O và 480g dd CuSO4 8% để pha chế thành 560g dd CuSO4 16%. * Cách 2: Giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn. * Cách 3: Tính toán theo sơ đồ đường chéo.
  5. Lưu ý: Lượng CuSO4 có thể coi như dd CuSO4 64%(vì cứ 250g 160 CuSO4.5H2O thì có chứa 160g CuSO4). Vậy C%(CuSO4) = .100% = 250 64%. Loại 3: bài toán tính lượng chất tan tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão hoà cho sẵn. Cách làm: - Bước 1: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch bão hoà ở t1(0c) - Bước 2: Đặt a(g) là khối lượng chất tan A cần thêm hay đã tách ra khỏi dung dịch ban đầu, sau khi thay đổi nhiệt độ từ t1(0c) sang t2(0c) với t1(0c) khác t2(0c). - Bước 3: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch bão hoà ở t2(0c). - Bước 4: áp dụng công thức tính độ tan hay nồng độ % dung dịch bão hoà(C% ddbh) để tìm a. Lưu ý: Nếu đề yêu cầu tính lượng tinh thể ngậm nước tách ra hay cần thêm vào do thay đổi nhiệt độ dung dịch bão hoà cho sẵn, ở bước 2 ta phải đặt ẩn số là số mol(n)
  6. Bài 1: ở 120C có 1335g dung dịch CuSO4 bão hoà. Đun nóng dung dịch lên đến 900C. Hỏi phải thêm vào dung dịch bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này. Biết ở 120C, độ tan của CuSO4 là 33,5 và ở 900C là 80. Đáp số: Khối lượng CuSO4 cần thêm vào dung dịch là 465g. Bài 2: ở 850C có 1877g dung dịch bão hoà CuSO4. Làm lạnh dung dịch xuống còn 250C. Hỏi có bao nhiêu gam CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 850C là 87,7 và ở 250C là 40. Đáp số: Lượng CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch là: 961,75g Bài 3: Cho 0,2 mol CuO tan trong H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 100C. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của CuSO4 ở 100C là 17,4g/100g H2O. Đáp số: Lượng CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch là: 30,7g DẠNG 2: TOÁN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Bài 1: Cho 50ml dung dịch HNO3 40% có khối lượng riêng là 1,25g/ml. Hãy:
  7. a/ Tìm khối lượng dung dịch HNO3 40%? b/ Tìm khối lượng HNO3? c/ Tìm nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 40%? Đáp số: a/ mdd = 62,5g b/ mHNO 3 = 25g c/ CM(HNO 3 ) = 7,94M Bài 2: Hãy tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp sau: a/ Hoà tan 20g NaOH vào 250g nước. Cho biết DH 2 O = 1g/ml, coi như thể tích dung dịch không đổi. b/ Hoà tan 26,88 lít khí hiđro clorua HCl (đktc) vào 500ml nước thành dung dịch axit HCl. Coi như thể dung dịch không đổi. c/ Hoà tan 28,6g Na2CO3.10H2O vào một lượng nước vừa đủ để thành 200ml dung dịch Na2CO3. Đáp số: a/ CM( NaOH ) = 2M b/ CM( HCl ) = 2,4M c/ CM(Na2CO3) = 0,5M
  8. Bài 3: Cho 2,3g Na tan hết trong 47,8ml nước thu được dung dịch NaOH và có khí H2 thoát ra . Tính nồng độ % của dung dịch NaOH? Đáp số: C%(NaOH) = 8%


Page 2

YOMEDIA

Công thức tính nồng độ %: C% = mdd = mdm + mct Hoặc mdd = Vdd (ml) . D(g/ml) * Mối liên hệ giữa độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hoà của chất đó ở một nhiệt độ xác định. Cứ 100g dm hoà tan được Sg chất tan để tạo thành (100+S)g dung dịch bão hoà. Vậy: x(g) // y(g) // 100S 100  S 100g Hoặc S = // 100.C % 100  C %

09-12-2011 1661 112

Download

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Công thức liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần : Để giải một cách chính xác và đầy đủ một bài toán Hóa học, bạn cần áp dụng rất nhiều công thức. Các công thức trong môn Hóa không khó nhưng nhìn chung có rất nhiều nên rất dễ bị nhầm lẫn. Trong đó công thức tính nồng độ mol là một công thức quan trọng được áp dụng để giải nhiều bài toán. Bài viết dưới đây, mobitool sẽ gửi đến các bạn những kiến thức liên quan đến công thức tính nồng độ mol. Cùng theo dõi nhé!

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Tính nồng độ mol là yêu cầu của rất nhiều bài toán môn Hóa học

Trước khi tìm hiểu cách tính số mol, chúng ta cần phải biết được khái niệm mol là gì?

Mol hay mole (ký hiệu: mol), là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129(27)×1023 – được gọi là hằng số Avogadro (ký hiệu NA), như 1 mol sắt – Fe hay 6.1023 nguyên tử Fe.

– Mol là một trong các đơn vị cơ bản của hệ SI cho các hạt vi mô.Trong các phép biến đổi các đại lượng, ta có thể làm tròn: N = 6,023.1023.

– Tùy vào việc lựa chọn hạt đơn vị mà mol được chia thành hai loại, bao gồm mol nguyên tử và mol phân tử.

+ Mol nguyên tử của một nguyên tố chính là lượng nguyên tố đó có chứa NA nguyên tử chất nguyên tố đó, như mol nguyên tử kali sẽ có 6,02×1023 nguyên tử K.

+ Mol phân tử của một chất chính là lượng chất của NA phân tử của chất đó như 1 mol phân tử oxy sẽ có 6,022×1023 phân tử khí oxy.

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm
Mol là một trong các đơn vị cơ bản của hệ SI cho các hạt vi mô

Công thức tính số mol (n):

* Theo khối lượng: n= m/M (m là khối lượng, M là phân tử khối)

* Theo thể tích ( chất khí ở đktc): n= v/22,4 (v là thể tích khí)

* n=PV/RT, trong đó: P là áp suất (atm), V là thể tích khí (lít), R là hằng số= 0,082, T là độ Kenvil =273 + độ C.

* Công thức tính số mol theo nồng độ mol(M): n=CM.V, trong đó: V là thể tích( lít), CM là nồng độ mol (M).

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan.

Nó được kí hiệu là C%

Công thức tính nồng độ phần trăm:

C% = mct/mdd x 100%

Trong đó:

C%: Nồng độ phần trăm

mct: Khối lượng chất tan

mdd: Khối lượng dung dịch

Mặt khác: mdd = mct + mdm ( mdm là khối lượng của dung môi).

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm
Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan

Trong dung dịch có chứa cả chất tan và chất không tan. Lượng chất tan trong một thể tích dung môi cố định càng lớn thì nồng độ càng cao. Nồng độ này sẽ đạt giá trị cực đại khi dung dịch bão hòa tức chất tan gần như không thể hòa tan thêm vào dung dịch được nữa. Nếu vẫn cố thêm chất tan vào, hiện tượng phân tử bị kết tinh sẽ xảy ra, dẫn đến các pha cùng tồn tại hoặc tạo thể vấn (huyền phù)

– Nồng độ mol thể tích (M) (nồng độ phân tử gam) biểu thị số mol của một chất tan cho trước trong 1 lít dung dịch như trong 5 lít dung dịch có chứa 3 mol hạt tan tạo thành dung dịch 0,6 M, còn gọi là 0,6 phân tử gam. Sử dụng mol có nhiều ưu điểm vì nó cho phép đo số tuyệt đối các hạt có trong dung dịch, bất kể khối lượng và thể tích của chúng.

– Nồng độ molan hay nồng độ mol khối lượng (m) biểu thị số mol của một chất cho trước trong 1 kg dung môi như 4 kg dung môi chứa 3 mol hạt tan, tạo thành dung dịch có nồng độ 0,75 mol/kg, còn gọi là “0,75 molal.”

– Nồng độ mol khối lượng bất biến theo nhiệt độ và có liên hệ với khối lượng dung môi hơn là thể tích dung dịch. Do đó, nồng độ mol khối lượng là một hằng số bất định, không phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Còn với nồng độ mol thể tích, nó sẽ tăng khi nhiệt độ giảm.

Công thức tính nồng độ mol:

Nồng độ mol được tính bằng lượng chất tan(mol) chia cho thể tích dung dịch(L)

Công thức: C = n/V

Từ công thức tính nồng độ mol ta có thể suy ra hai công thức khác:

Công thức tính số mol chất tan: n = CM x Vdd

Công thức tính thể tích dung dịch: Vdd = n/CM

Hay theo dõi video sau đây để hiểu hơn về công thức tính nồng độ mol nhé!

VD1 : Tính nồng độ mol của dung dịch khi hòa tan 15,8g KMnO4 trong 7,2 lít nước.

Lời giải:

Số mol của KMnO4 là: nKMnO4 =15,8/158=0,1 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch: Cm=0,1/7,2=0,0139

VD2 : Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.

Lời giải :

Đổi 200ml =0,2 lít

nNaOH = 16/40= 0,4 mol

Áp dụng công thức trên ta có:

CM=n:V=0,4:0,2= 2M

Cần nắm được công thức cơ bản để tính nồng độ mol

Nồng độ mol bằng số mol của một chất tan chia cho thể tích của dung dịch tính bằng lít. Từ đó, ta có công thức sau: Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch

Ví dụ: Tìm nồng độ mol của một dung dịch có chứa 0,75 mol NaCl trong 4,2 lít dung dịch?

Phân tích đề bài

Để tính nồng độ mol, bạn cần có số mol và thể tích dung dịch theo đơn vị lít. Bạn không cần tính hai giá trị này vì đề bài đã cho trước.

Ví dụ:

Số mol = 0,75 mol NaCl

Thể tích = 4,2 L

Chia số mol cho thể tích

Kết quả phép chia số mol cho thể tích chính là số mol trên một lít dung dịch, hay nồng độ mol của dung dịch đó.

Ví dụ: nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch = 0,75 mol / 4,2 L = 0,17857142

Ghi kết quả

Hãy làm tròn tới hai hoặc ba số sau dấu phẩy, tùy thuộc vào yêu cầu của giáo viên hoặc đề bài. Khi bạn ghi lại kết quả, hãy viết tắt “nồng độ mol” bằng “M” và kèm theo đó là kí hiệu hóa học của chất tan.

Ví dụ: 0,179 M NaCl

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Cần nắm công thức cơ bản để tính nồng độ mol

Nồng độ mol thể hiện liên quan hệ giữa số mol của một chất tan và thể tích dung dịch. Công thức tính nồng độ mol như sau: nồng độ mol = nồng độ chất tan / số lít dung dịch

Ví dụ đề bài: Tính số mol của dung dịch khi hòa tan 3,4 g KMnO4 trong 5,2 lít nước.

Phân tích đề bài:

Để tìm nồng độ mol, bạn cần có số mol và thể tích dung dịch theo lít. Nếu các giá trị này không được cho trước, nhưng bạn biết thể tích và khối lượng của dung dịch, bạn có thể xác định số mol chất tan trước khi tính nồng độ mol.

Ví dụ:

Khối lượng = 3,4 g KMnO4

Thể tích = 5,2 L

Tính phân tử khối của chất tan

Để tính số mol chất tan từ khối lượng hoặc số gam chất tan đó, trước hết bạn cần xác định phân tử khối của chất tan. Phân tử khối của chất tan có thể được xác định bằng cách cộng nguyên tử khối của mỗi nguyên tố có trong dung dịch. Để tìm nguyên tử khối của mỗi nguyên tố, hãy sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Ví dụ:

Nguyên tử khối của K = 39,1 g

Nguyên tử khối của Mn = 54,9 g

Nguyên tử khối của O = 16,0 g

Tổng nguyên tử khối = K + Mn + O + O + O + O = 39,1 + 54,9 + 16 + 16 + 16 + 16 = 158,0 g

Đổi gam sang số mol

Sau khi đã có phân tử khối, bạn cần nhân số gam chất tan trong dung dịch với hệ số chuyển đổi tương đương của 1 mol trên phân tử khối của chất tan. Kết quả phép nhân này là số mol của chất tan.

Ví dụ: số gam chất tan * (1 / phân tử khối của chất tan) = 3,4 g * (1 mol / 158 g) = 0,0215 mol

Chia số mol cho số lít

Bạn đã tính được số mol, bây giờ hãy chia số mol đó cho thể tích dung dịch theo đơn vị lít, bạn sẽ có nồng đô mol của dung dịch đó.

Ví dụ: nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch = 0,0215 mol / 5,2 L = 0,004134615

Ghi lại kết quả

Bạn cần làm tròn kết quả theo yêu cầu của giáo viên, thường là hai đến ba số sau dấu phẩy. Ngoài ra, khi viết kết quả, hãy viết tắt “nồng độ mol” là “M” và kèm theo đó kí hiệu hóa học của chất tan.

Ví dụ: 0,004 M KMnO4

Cần nắm công thức tính nồng độ mol

Để tính nồng độ mol. Bạn cần tính số mol của chất tan trong một lít dung dịch chứ không phải mililít dung dịch. Công thức chung để tính nồng độ mol là: nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch

Ví dụ: Tính nồng độ mol của một dung dịch chứa 1,2 mol CaCl2 trong 2905 mililít nước.

Phân tích đề bài

Để tính nồng độ mol, bạn cần có số mol chất tan và thể tích dung dịch tính theo lít. Nếu thể tích dung dịch nêu trong đề bài được tính theo mililít, bạn cần chuyển sang thể tích tương đương theo lít trước khi tính toán.

Ví dụ:

Số mol = 1,2 mol CaCl2

Thể tích = 2905 ml

Đổi mililít sang lít

Để đổi dung dịch từ đơn vị là mililít sang lít, bạn chia số mililít cho 1000, vì mỗi lít tương đương với 1000 mililít. Bạn cũng có thể chuyển đổi từ mililít sang lít bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thập phân sang trái 3 chữ số.

Ví dụ : 2905 ml * (1 L / 1000 ml) = 2,905 L

Chia số mol cho số lít

Sau khi có số lít, bạn có thể tính được nồng độ mol bằng cách lấy số mol chia cho số lít dung dịch.

Ví dụ: nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch = 1,2 mol CaCl2 / 2,905 L =0,413080895a

Chia số mol cho số lít

Sau khi có số lít, bạn có thể tính được nồng độ mol bằng cách lấy số mol chia cho số lít dung dịch.

Ví dụ: nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch = 1,2 mol CaCl2 / 2,905 L =0,413080895a

Xem thêm: Bảng nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học và bài tập vận dụng có đáp án

Xem thêm: Cẩm nang từ A đến Z về Phương trình hóa học

Tính nồng độ mol của một dung dịch khi hòa tan 5,2 g NaCl vào 800 ml nước. Xác định các giá trị mà đề bài đưa ra: khối lượng tính bằng gam và thể tích tính bằng mililít.

Khối lượng = 5,2 g NaCl

Thể tích = 800 ml nước

Tìm phân tử khối của NaCl bằng cách cộng nguyên tử khối của nguyên tố Na, và nguyên tử khối của Cl.

Nguyên tử khối của Na = 22,99 g

Nguyên tử khối của Cl = 35,45 g

Phân tử khối của NaCl = 22,99 + 35,45 = 58,44 g

Nhân khối lượng của chất tan với hệ số chuyển đổi sang mol. Trong ví dụ này, khối lượng phân tử của NaCl là 58,44 g, do đó hệ số chuyển đổi là “1 mol / 58,44 g”.

Số mole NaCl = 5,2 g NaCl * (1 mol / 58,44 g) = 0,8898 mol = 0,09 mol

Chia 800 ml nước cho 1000, bạn sẽ có được thể tích nước tính theo lít.

Bạn cũng có thể lấy 800 ml nhân với hệ số chuyển đổi từ mililít sang lít là 1 L / 1000 ml.

Để rút gọn quy trình nhân chia như trên, bạn có thể lùi dấu phẩy thập phân sang trái 3 chữ số.

Thể tích = 800 ml * (1 L / 1000 ml) = 800 ml / 1000 ml = 0,8 L

Chia số mol chất tan cho thể tích dung dịch tính theo lít. Để tính nồng độ mol, bạn cần chia 0,09 mol chất tan (trong trường hợp này là NaCl) cho thể tích dung dịch tính theo lít.

Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch = 0,09 mol / 0,8 L = 0,1125 mol/L

Ghi kết quả cuối cùng. Làm tròn kết quả tới hai hoặc ba số sau dấu phẩy và viết tắt “nồng độ mol” bằng “M” cùng với kí hiệu hóa học của chất tan.

Kết quả: 0,11 M NaCl

Các dạng bài tập tính nồng độ phần trăm trong hóa học rất đa dạng, nhưng chúng đều phải thực hiện giải theo các bước sau đây:

Bước 1: Khi đọc đề bài chúng ta cần phải xác định được số chất có trong dung dịch, nhất là các số dư của chất tham gia phản ứng.

Bước 2: Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phảm ứng theo phương pháp bảo toàn khối lượng (tổng khối lượng chất tham gia phản ứng = tổng khối lượng sản phẩm).

Bước 3: Tính mct

Bước 4: Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm để giải quyết bài toán.

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Bài 1: Bạn hãy tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%

Lời giải:

Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có:

C% = (mNaOH/200).100 = 15 (%)

=> mNaOH = (15.200)/100 = 30 (g)

Trong đó:

(.) ký hiệu dấu nhân

(/) ký hiệu dấu chia

Kết luận: Vậy trong 200g dung dịch NaOH 15% có 30 gam NaOH

Bài 2: Tiến hành hòa tan 20 gam muối vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%

a, Hãy tính khối lượng của dung dịch A thu được

b, Hãy ính khối lượng nước cần thiết cho sự pha chế

Lời giải:

a, Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có:

mdd=(mmuối.100)/ C% = (20.100)/10 = 200 gam

Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 200 gam

b, Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có mnước=mdd – mmuối = 200 – 20 = 180 gam

Kết luận: Vậy để có thể hoàn tan 20 gam muối thì chúng ta phải cần 180 gam nước để tạo ra 200 gam dung dịch

Bài 3: Tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước chúng ta thu được dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?

Lời giải:

Ta có phương trình phản ứng hóa học sau

2K + 2H2O —-> 2KOH + H2

Số mol của K = 3,9/ 39 = 0,1 => mol KOH = 0,1 => mol H2O = 0,05

Theo cân bằng phương trình ta tính được:

mdd = mk + mH2O – mH2 = 3,9 + 36,2 – (0,05.2) = 40 gam

=> Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có C% = [(0,1.56)/40].100% = 14%

Kết luận: Khi tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước ra sẽ thu được dung dịch có nồng độ 14%.

– Phải đọc đề kĩ để biết được chính xác các thành phần đã cho, xác định được cần tính toán những thành phần nào.

– Áp dụng đúng công thức tính để tránh những sai lầm không cần thiết.

– Tính các dữ liệu phải cẩn thận, tránh các sai sót không đáng có.

Công thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm

Nồng độ mol của dung dịch cho chúng ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch là bao nhiêu.

Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan.

CM = 10 x d x C% x M

Trong đó:

M: khối lượng phân tử chất tan.

CM: nồng độ mol của dung dịch.

d: khối lượng riêng của dung dịch.

C%: nồng độ phần trăm của dung dịch.

Giữa nồng độ phần trăm và nồng độ đương lượng

CN = 10 x d x C% x D

Trong đó:

D: đương lượng gam

d : khối lượng riêng của dung dịch.

CN: nồng độ tương đương của dung dịch

C%: nồng độ phần trăm của dung dịch.

Bài viết trên đã gửi đến bạn những kiến thức liên quan đến công thức tính nồng độ mol. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn. Tính nồng độ mol là yêu cầu xuất hiện rất nhiều trong các đề thi nên các bạn hãy lưu ý những kiến thức trên nhé!