Công ty xử lý vải vụn

Môi Trường Á Châu hoạt động từ năm 2009, từ nền tảng của hoạt động thu mua phế liệu – hàng tồn ngành may mặc. Đến nay, Môi Trường Á Châu đã nâng cấp hoạt động này, trở thành nhà tư vấn giải pháp và thực hiện dịch vụ liên quan đến quản lý chất thải cho ngành may mặc.

Xu hướng lựa chọn công nghệ xử lý: ưu tiên theo thứ tự từ giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, đốt thu hồi năng lượng, đốt – xử lý an toàn, chôn lấp có kiểm soát.

Ngoài ra, Chúng tôi tự hào là đơn vị trực tiếp tái sử dụng vải vụn thành giẻ lau công nghiệp, có thị trường bán hàng trên cả nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Môi Trường Á Châu cam kết là đơn vị có trách nhiệm với nguồn tài nguyên “từ chất thải”, với công cuộc bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường cho thế hệ tương lai.

Khối lượng chất thải may mặc trung bình mỗi năm (tính từ năm 2016 đến năm 2019) đã quản lý:

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM DỊCH VỤ
    • Thu mua, xử lý vải vụn
    • Thu mua phế liệu các loại
    • Thu mua phế liệu ngành dệt may
    • Xử lý chất thải
  • LIÊN HỆ

sản phẩm dịch vụ

Công ty xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

thông tin liên hệ

Công ty xử lý vải vụn

Xem thêm các sản phẩm liên quan

Công ty xử lý vải vụn

Lò đốt vải vụn, r...

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Công ty xử lý vải vụn

Thu mua, xử lý vải vụn

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Sáng thức dậy, công việc nhà xong xuôi, chị Võ Thị Mỹ Diễm, ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ lại ngồi vào chiếc bàn máy may để bắt đầu từng đường kim mũi chỉ cho kịp xong hàng, giao khách.

Khách hàng của chị là bà con trong xóm có nhu cầu may quần áo mới. Chị Diễm kể, dịp Tết hay đầu năm học là những lúc có nhiều đơn đặt hàng nhất, có khi làm không kịp. Còn những khoảng thời gian khác trong năm, lai rai cũng có khách đặt nên chị cứ tranh thủ giờ nào làm được là ngồi vào bàn luôn.

Gắn bó với nghề này được nhiều năm, tiếp xúc với nhiều loại vải, hết cắt rồi may nên lượng vải vụn thường được chị gom thành bao. Có khi vải vụn nhiều quá, chị phải gửi sang nhà mẹ ruột để tạm.

"Vải vụn từ trước tới giờ, vải hơi lớn lớn, cũng có mấy bao, dồn vô cho mấy cô may áo gối hoặc áo nệm… Cái nào lớn thì may gối nằm, gối ôm, cái nào nhỏ nhỏ thì kết lại thành cái mền. Có vải vụn vụn nữa thì bỏ lên xe rác. Xe rác người ta đẩy lại bãi rác thì ít gây ô nhiễm môi trường hơn", chị Diễm cho biết.

Công ty xử lý vải vụn
Vải vụn nếu không được xử lý đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách xử lý giống chị Diễm. Vải nỉ, vải bố, polyester, cotton, kaki,.v.v… từ các công ty lớn được nhiều người thu gom về phân loại để tái sử dụng.

Nhưng sau khi đã phân loại, một lượng không nhỏ vải bỏ đi đôi khi lại được xử lý bằng cách đốt bỏ. Hay với các hộ may gia công tại nhà, với lượng hàng hóa không nhiều, vải vụn bỏ đi cũng được giải quyết bằng cách… đốt cho nhanh gọn. Thực tế thường thấy là những cột khói đen kịt cùng mùi hôi nồng nặc. Với thành phần sợi hóa học, khi đốt vải vụn, khí thải phát sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và môi trường.

Chị Trương Thị Hồng Hạnh cho biết: "Ở kế nhà em có bãi đất trống, hổng biết ai đem mấy bao vải vụn lại đổ đống ở đó. Chiều chiều em thấy người ta đốt, khói bay hôi rình. Vậy mà lâu lâu, em thấy người ta hổng biết ở đâu đem mấy bao vải vụn đó lại đổ hoài".

Trong quá trình sản xuất tại các công ty may, đa phần đội ngũ lao động đều thực hiện việc đeo khẩu trang để tránh những ảnh hưởng từ bụi vải đến sức khỏe. Còn trong tự nhiên, việc đốt hoặc xử lý vải vụn không đúng cách lại trở thành hành động “đầu độc” môi trường. 

Câu chuyện xử lý vải vụn không phải là vấn đề của riêng khu vực nào. Đơn cử như tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội, cách đây hơn 1 năm, báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để phản ánh về nỗi bức xúc của người dân trước việc hàng tấn vải vụn bị đốt bỏ ở bãi tập trung tự phát trên địa bàn, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc xử lý để bảo vệ môi trường sống cho những hộ dân xung quanh.

Quay trở lại với khu vực ĐBSCL, hiện nay, tốc độ công nghiệp hóa – đô thị hóa đang đi kèm với việc xuất hiện của nhiều nhà máy về may mặc. Nhiều hộ gia đình quen với nghề may vá có truyền thống lâu đời.

Nhưng làm thế nào để xử lý vải vụn đúng cách? Chắc chắn sẽ không phải là đốt bỏ hoặc vứt bừa bãi ra môi trường.