Cột hơi là gì

Có 2 kiểu lấy hơi thông thường: lấy hơi bằng bụng và lấy hơi bằng ngực. Lấу hơi bụng/nói giọng bụng thật ѕự rất quan trọng không chỉ ca ѕĩ mới cần mà MC, Diễn giả, Phát thanh ᴠiên… đều cần phải lấу hơi bụng.

1. Tại sao cần nói giọng bụng

Kỹ thuật lấу hơi bằng bụng là kỹ thuật được rất nhiều người, đặc biệt là những MC, ca ѕĩ, những diễn giả, những chính trị gia ѕử dụng để có 1 giọng nói nội lực hơn, không cảm thấy mệt khi nói lâu, nói nhiều và  khiến giọng của mình cuốn hút hơn ᴠới người nghe.

Cách nói này đòi hỏi bạn phải lấу hơi từ bụng, điều hòa hơi thở ᴠà giọng của chính mình.

Nếu có thể luyện tập được kỹ thuật Lấy hơi bằng bụng/nói giọng bụng, bạn sẽ có thể có 1 cột hơi dài và chắc, nhất là đối với những MC mới vào nghề, những người cần dùng giọng nói thường xuyên, thì việc rèn kỹ thuật nói giọng bụng là điều vô cùng cần thiết.

Cột hơi là gì

Cơ hoành Nguồn: www.crossfitsouthbay.com

Cơ thể con người thường lấy hơi theo 3 cách:

1 – Lấy hơi bằng ngực (Clavicular Breathing)

Khi lấy hơi theo cách này, cơ hoành sẽ chuyển động một chút về phía dưới. Lúc này, lực hút không khí vào kéo vào trong trong, các cơ ở xương sườn và khung xương sẽ giãn ra. Bạn sẽ cảm thấy phần ngực, vai của mình căng phồng lên chủ yếu theo chiều ngang. Bạn sẽ cảm thấy hơi “tức” khi bạn lấy hơi quá đầy.

Nguyên nhân do khu vực này là phần phổi và tim của bạn. Khi lấy hơi quá đầy là lúc phổi căng phồng lên, cơ và xương sườn nở rộng ra. Tuy nhiên khả năng nở rộng của xương sườn không đủ đáp ứng khả năng căng phồng của phổi.  Vì vậy, phổi sẽ bị ép lại gây cảm giác đau nhẹ. Nằm giữa phổi là tim. Bộ phận này cũng sẽ bị ép lại gây cảm giác đau khi phổi căng phồng trong quá trình lấy hơi ở ngực.

Đây là cách lấy hơi thường thấy khi chúng ta cần thở vội. Ví dụ những lúc tập những môn thể dục tốc độ như đá banh, cầu lông, tennis…

Cột hơi là gì

Lấy hơi bằng ngực – Nguồn: www.buzzle.com

2 – Lấy hơi ở phần giữa ngực và bụng (Intercostal Breathing)

Khi lấy hơi theo cách này, cơ thể bạn thường ở trạng thái lưng chừng. Cả phần bụng và ngực phồng nhẹ lên một chút. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái bởi đây là cách lấy hơi trong phần lớn thời gian hoạt động của chúng ta. Với cách lấy hơi này, cơ thể sẽ bớt căng hơn. Phần cơ và xương sườn không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi sự phồng lên của phổi nữa. Lúc này, gánh nặng đã được “chia sẻ bớt” một phần đến bụng.

3 – Lấy hơi ở phần bụng (Abdominal Breathing)

Thực tế đây là cách lấy hơi ngược lại so với cách đầu tiên. Phổi của bạn sẽ chủ yếu phồng lên theo chiều dọc thay vì chiều ngang. Nguyên nhân là do bạn sử dụng lực phần lớn từ cơ hoành. Phần cơ hoành này hạ sâu xuống để tạo lực hút mạnh hơn trong quá trình lấy hơi giúp lượng hơi lấy vào sẽ nhiều hơn, mạnh hơn và nhanh hơn.

Do cơ hoành hạ xuống nên những bộ phận bên dưới cơ hoành sẽ bị nén nên phồng về phía trước. Với những bạn lần đầu tiên tập lấy hơi theo cách này sẽ cảm thấy hơi khó chịu một tí vì phần dưới bụng sẽ hơi đau. Tuy nhiên sau một thời gian, bạn sẽ thích nghi dần và không còn cảm giác đau. Vì cơ hoành và cơ bụng sẽ giãn nở ra để thích ứng với cách lấy hơi này.

Điều này khó xảy ra với cách lấy hơi bằng ngực. Do khung xương sườn và các nhóm cơ giữ xương sườn khó có thể giãn nở được nhiều và nhanh như vậy. Vì khả năng lấy hơi sâu hơn, nên đây là cách lấy hơi được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực liên quan đến hơi thở và sức khỏe như thiền, khí công, Yoga…

Trong thanh nhạc, người ta sử dụng cách lấy hơi bằng bụng để có được hơi thở sâu. Và lợi dụng lực đẩy của cơ hoành trong quá trình đẩy hơi ra khi hát giúp hơi thở ổn định chắc chắn.

Để dễ hình dung hơn cách lấy hơi này. Các bạn có thể tưởng tượng cơ thể chúng ta như một cái ống chích. Khi lấy hơi vào phần cao su tượng trưng cho cơ hoành sẽ hạ xuống tạo lực hút, hút không khí vào trong. Khi đẩy hơi ra, phần cao su sẽ đẩy mạnh về phía trước. Tạo lực đẩy mạnh hơn giúp không khí được đẩy ra ngoài ổn định và chắc chắn hơn.

Cột hơi là gì

Ngoài ra có một điều ít bạn để ý. Đây chính là cách lấy hơi mà bất kì ai trong chúng ta đều đã từng trải qua khi còn bé. Hãy nhìn một đứa trẻ khi mới sinh và trong vài tháng đầu trước khi biết đi. Khi nằm, các bé đều lấy hơi bằng bụng (có thể nhận thấy bụng của các bé nhấp nhô lên xuống). Và thực tế, tất cả chúng ta – những người trưởng thành – khi nằm ngủ đều lấy hơi bằng bụng.

Hãy thử nằm xuống, ở trạng thái thư giãn nhất. Đặt một cuốn sách nhẹ trên bụng. Bạn sẽ nhận thấy mình cũng đang lấy hơi bằng cơ hoành.

Cột hơi là gì

Nguồn: www.organiccapacity.com

Nếu dành thời gian tập luyện tốt, cách lấy hơi này sẽ giúp một lần lấy hơi sâu của bạn có thể chứa đầy dung tích phổi, điều này không chỉ tốt cho giọng hát mà còn tốt cho cả sức khỏe của bạn (do phổi sẽ lấy oxy từ không khí, cung cấp cho các tế bào máu đưa đến não và các bộ phận khác giúp chúng hấp thu oxy và hoạt động tốt hơn). Như vậy cách lấy hơi bằng bụng không chỉ tốt cho giọng hát mà còn tốt cho cả sức khỏe của bạn.

II. Tập Luyện Cách Lấy Hơi

Phương pháp tập luyện hơi thở cùng Thầy Đoàn Nhược Quý

Nếu chưa quen khi lần đầu tập lấy hơi theo cách này, bạn có thể dành vài phút mỗi ngày để nằm hít thở trong trạng thái đơn giản như hình trên.

Khi đã quen, bạn có thể đứng tập và tưởng tượng như mình đang ăn no mỗi khi hít vào. Bạn có thể tưởng tượng mình có bụng bia hay bụng Ông Địa nếu bạn thấy dễ dàng hơn.

Bạn hít vào trong thời gian 5 giây, giữ lại khoảng 1 giây rồi thở ra trong 10 giây. Cố gắng giữ hơi thở đều đặn. Sau đó bạn tăng dần thời gian các bài tập. Bạn nên nhớ, hơi thở càng sâu càng tốt. Do đó đừng cảm thấy mất thời gian khi tập bài tập đơn giản này nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tập với các phần mềm, ứng dụng tập hơi thở có sẵn trên Apple Store hoặc Google Play, Windows Store với từ khóa breathing, diaphragmatic breathing hay breathing lesson.

Cột hơi là gì

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm về hai khóa học nổi bật của Adam Muzic ngay dưới đây nhé!

Nguồn: www.saagara.com[/caption]

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết về hụt hơi khi hát – nguyên nhân và cách khắc phục tại đây nha.

Các bạn có thể tham khảo qua dụng cụ tập hơi tại đây nhé: https://adammuzic.vn/adam-store/dung-cu-tap-hoi/

Hy vọng qua bài viết này, ADAM Muzic đã giúp bạn có cái nhìn tổng thể về các cách lấy hơi, cách lấy hơi khi hát, các lợi ích và cách tập luyện. Hãy dành thời gian chăm chút cho hơi thở mình và hướng dẫn những người bạn của mình cùng tập luyện nhé.