Cửu huyền thất tổ có nghĩa là gì

“Cửu huyền thất tổ” là cụm từ xuất hiện thường xuyên trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải cụm từ này với rất nhiều nghĩa khác nhau khiến nhiều người còn hoang mang về chúng. Bài viết bên dưới, Vật phẩm Phật giáo sẽ giúp bạn giải thích chi tiết về ý nghĩa của bốn chữ cái này.

Hiện nay, vẫn chưa có lý giải chính xác nào về cụm từ “Cửu huyền thất tổ” nhưng chúng được hiểu nôm na là thờ 9 đời và 7 ông tổ.

  • Cửu huyền có nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ, bao gồm: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chút.
  • Thất tổ có nghĩa là 7 đời tổ: phụ (cha) – tổ (ông nội) – tằng (ông cố, cụ) – cao (ông sơ) – thái – (ông sờ) – huyền (tổ đời thứ 5) – hiền (tổ đời thứ 6).

II. Cụm từ “Cửu huyền thất tổ” có ý nghĩa gì?

Cửu huyền thất tổ mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với bậc tổ tiên và tiền nhân, người đã có công nuôi dưỡng, dạy dỗ con cháu thành người qua nhiều thế hệ. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống mang ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam.

Về mặt phong thủy, tranh Cửu huyền thất tổ là một món vật quý báu mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia đình.

Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức Phật giáo liên quan khác:

  • Lễ Vu Lan là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của mùa Vu Lan báo hiếu
  • Bát chánh đạo là gì? Nội dung tám thành phần chính trong Bát Chánh Đạo

III. Các loại Cửu huyền thất tổ

1. Bài vị Cửu huyền thất tổ

Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam với thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ.

Ưu điểm của bài vị này là gọn, bền và có thể đặt cố định ở những nơi thờ có chân đế. Hơn nữa, vì thiết kế bài vị có kích thước không quá to nên thích hợp với mọi kích cỡ bàn thờ.

2. Tranh thờ Cửu huyền thất tổ

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ đặt trên bàn thờ sẽ tùy theo nhu cầu của gia chủ mà nó sẽ được thiết kế kích thước lớn hoặc nhỏ. Thông thường, loại tranh này cần phải có thêm chân đế để kê thẳng đứng.

Ưu điểm của tranh Cửu huyền thất tổ là có phong cách thiết kế và hoạ tiết rất đa dạng, hơn nữa giá thành lại rẻ.

Cửu huyền thất tổ có nghĩa là gì

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ

3. Liễn thờ Cửu huyền thất tổ

Liễn thờ Cửu huyền thất tổ là loại tranh có giá thành cao hơn so với hai loại kể trên. Nó thường được đặt ở chính giữa bàn thờ. Ưu điểm của loại tranh này có thiết kế đẹp, là điểm nổi bật của không gian thờ cúng.

IV. Thờ cúng Cửu huyền thất tổ như thế nào là đúng cách?

Mỗi gia đình người Việt đều sẽ có mỗi cách thờ cúng Cửu huyền thất tổ khác nhau. Có người cho rằng “âm dương phù trợ”, câu này có nghĩa là nếu hiện tại gia chủ thờ cúng tổ tiên cẩn thận thì con cháu sau này sẽ được hưởng phúc phần và được ông bà tổ tiên phù hộ.

Nhiều người cho rằng việc thờ cúng Cửu huyền thất tổ là nên làm khi cha mẹ còn sống. Tuy nhiên, một số khác thì lại không đồng ý với suy nghĩ này vì Cửu huyền là bao gồm cả việc thờ cha mẹ. Do đó, nếu họ còn sống mà thờ cúng thì cũng giống như đang trù ẻo cho họ chết sớm.

Ngoài ra, cũng có một số gia đình kiêng kỵ không treo tranh Cửu huyền thất tổ, nhưng đây là quan niệm tâm linh hoàn toàn sai lệch. Thờ cúng Cửu huyền thất tổ là cách để con chau bày tỏ lòng biết ơn thành kính với những người đã khuất, đồng thời nhắc nhở họ luôn ghi nhớ công ơn, luôn hiếu thuận với ông bà, cha mẹ.

V. Nên thờ cúng tổ tiên đến đời thứ mấy thì dừng lại?

Theo phong tục thờ cúng truyền thống của người Việt, con trai trưởng là người phải thờ cúng ông bà, tổ tiên. Còn đối với những anh em có chung dòng máu, khi đã lập gia đình thì tách riêng thành gia đình cá thể nên việc thờ cũng cũng được giản lược. Họ không bắt buộc phải thờ cúng thêm nhiều thế hệ trước mà chỉ thờ ông bà hoặc cha mẹ.

Đối với những người thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ cúng nhiều thế hệ. Thế hệ con cái thờ cha mẹ được gọi là thờ 1 đời, cháu thờ ông bà gọi là thờ 2 đời, cháu chắt thờ ông bà cố gọi là thờ 3 đời và thế hệ cháu sơ thơ ông bà được gọi là thờ 4 đời.

Theo phong tục cổ xưa, việc thờ cúng ông bà tổ tiên thì chỉ cần thờ đến đời thứ 5 là có thể dừng lại. Tuy nhiên, ngày nay xã hội phát triển, các chuẩn mực của gia đình cũ cũng dần bị thay thế nên việc thờ cúng ông bà tổ tiên cũng chỉ tới đời thứ 3 là dừng lại.

VI. Cách lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ

Lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên, công đoạn này đòi hỏi phải trải qua nhiều bước nên gia chủ cần phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ.

Đầu tiên, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm cần thiết cho việc thờ cúng Cửu huyền thất tổ, bao gồm: bát hương, bình hoa, kỷ nước, đèn dầu, mâm bồng đựng trái cây. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể bố trí thêm một số vật phẩm khác như chân nến, bộ ấm chén trà, nậm rượu, đũa thờ,…

Trước khi đặt những vật phẩm này lên bàn thờ thì gia chủ cần phải tẩy uế sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính. Trong quá trình thực hiện, cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Dùng rượu trắng pha chung với gừng để lau chùi, tẩy uế đồ thờ cúng rồi phơi khô tự nhiên
  • Khi bốc bát hương, gia chủ cần thực hiện theo các bước đã được quy định trong nguyên tắc thờ cúng
  • Sau khi bốc bát hương, gia chủ tiến hành cúng lễ và đọc bài văn khấn, sau cùng là thắp nhang để an vị bàn thờ
  • Đợi đến khi hết tuần nhang thì gia chủ mới có thể hạ hết những đồ cúng xuống và mang chia cho những thành viên trong gia đình. Lưu ý là không được mang cho người ngoài vì như vậy có thể sẽ thất thoát tài lộc.

VII. Một mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ đầy đủ gồm những gì?

Mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà sẽ bao gồm những món ăn khác nhau. Dưới đây là mâm cúng đầy đủ của ba vùng miền Việt Nam:

  • Miền Bắc: mâm cúng sẽ bao gồm những món sau: cơm trắng, xôi vò hoặc xôi gấc, miếng xào lòng gà, chân giò hầm măng, giò chả, nem rán, gà luộc, thịt quay, nộm, rau xào.
  • Miền Trung: gồm các món ăn sau: xôi lạc, thịt luộc hoặc gà luộc, thịt kho tiêu, canh xương hầm rau củ, cá thu kho cơm, rau xào.
  • Miền Nam: gồm các món ăn phổ biến như thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, giò heo hầm măng hoặc đu đủ, món xào.

Việc chuẩn bị một mâm cúng Cửu huyền thất tổ sẽ không chú trọng vào hình thức “mâm cao cỗ đầy” mà cần quan tâm đến nội dung, đó là tấm lòng thành kính của con cháu gửi đến ông bà tổ tiên.

Cửu huyền thất tổ có nghĩa là gì

Mâm cúng Cửu huyền thất tổ

VIII. Bài văn kinh cúng Cửu huyền thất tổ

Gia chủ cần phải ăn mặc chỉnh tề trước khi thắp hương cúng Cửu huyền thất tổ. Sau đó thắp đèn, đốt hương rồi đừng thẳng trước bài vị của ông bà vái lạy 3 cái, đưa tay lên trán và đọc bài văn kinh Cửu huyền thất tổ.

“Hôm nay là ngày… tháng… năm…

(Chúng) con tên là…, …. tuổi, ngụ tại địa chỉ…

Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu huyền thất tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an, mạnh khỏe, bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi, may mắn.

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh!”

Sau khi đã đọc xong bài văn kinh, gia chủ tiếp tục vái lạy thêm 3 cái rồi mới cắm nhang vào bát hương và thay bát nước lạnh bằng nước trà.

Những thành viên khác trong nhà cũng sẽ cùng quỳ xuống lạy 4 lạy, sau đó đứng dậy vái 3 cái. Như vậy, lễ an vị đã hoàn thành.

IX. Một số điểm cần lưu ý khi đặt bài vị Cửu huyền thất tổ

Bài vị Cửu huyền thất tổ giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong Cửu huyền thất tổ tâm linh. Do đó, khi đặt bài vị, để hạn chế mặc phải những điều tối kỵ thì gia chủ cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

  • Không nên đặt tranh Cửu huyền thất tổ trong hộp kín hoặc lồng kính hay đè nén bài vị bằng vật gì đó
  • Không nên đặt bài vị ở dưới chân Phật, thay vào đó hãy đặt lệch sang một bên hoặc ở phía dưới
  • Nếu gia chủ có đặt bàn thờ gia tiên và Phật thì nên đặt bài vị Cửu huyền thất tổ ở nơi có vị trí thấp hơn so với Phật
  • Khi lập bàn thờ, gia chủ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, phải thường xuyên lau chùi để thể hiện sự tôn trọng và tôn nghiêm của không gian thờ cúng
  • Khi đặt đồ cúng lên bàn thờ, gia chủ phải cẩn trọng lựa chọn những vật phẩm tươi ngon như hoa tươi, trái cây tươi,… và phải thường xuyên thay rượu, nước

Cửu huyền thất tổ có nghĩa là gì

Bài vị Cửu huyền thất tổ

Bài viết trên đây, Vật phẩm Phật giáo đã chia sẻ chi tiết về những thông tin liên quan đến cửu huyền thất tổ là gì? Hy vọng với những chia sẻ hữu ích ở trên, quý gia chủ sẽ có thể thờ cúng một cách đúng đắng để thể hiện lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên.

Tại sao thờ Cửu Huyền Thất Tổ?

Cửu huyền thất tổ trong nền văn hóa Việt Nam Là vật thờ chỉ được thờ ở một số gia đình, cửu huyền thất tổ mang giá trị như một tấm bảng lưu giữ, tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, bậc tiền nhân qua nhiều đời kiếp. Đó là một nét đẹp trong truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc.

Cửu Huyền Thất Tổ gồm có những ai?

“Cửu huyền là: tử (con), tôn (cháu), tằng (chắt), huyền (chút), lai (chít), côn (cháu đời thứ năm), nhưng (cháu đời thứ sáu), vân (cháu đời thứ bảy), nhĩ (cháu đời thứ tám). Thất tổ là: phụ (cha), tổ (ông [nội]), tằng (ông cố; cụ), cao (ông sơ), thái (ông sờ), huyền (tổ đời thứ năm), hiển (tổ đời thứ sáu)”.

Cửu Huyền Thất Tổ có bao nhiêu người?

Cửu Huyền có nghĩa là 9 đời (bao gồm cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít) Thất Tổ là 7 đời (bao gồm phụ/ cha – tổ/ ông nội – tằng/ ông cố – cao/ ông sơ/ – huyền/ tổ đời thứ 5 – hiển/ tổ đời thứ 6).

Cúng cửu huyền thất tổ bao nhiêu chén cơm?

Kế đến là thờ ông bà tổ tiên, nếu gia chủ là người giữ việc cúng giỗ ông bà thì thường sẽ cúng Cửu Huyền Thất Tổ với ý nghĩa nội-ngoại 2 bên và số chén phải là 4 chén để tượng trưng 2 ông 2 bà. Ngoài ra, còn thiết cúng một bàn khác, gọi là cúng cô bác (có nơi còn gọi là cúng hội) thì cúng 6 chén.