Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt gà

Nội dung Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) thuộc Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng môn Sinh Học Lớp 11. Qua bài học này các bạn có thể nêu được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn thực vật và thức ăn động vật. So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hoá có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Nội dung bài này chỉ đề cập đến đặc điểm tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Riêng động vật ăn tạp, điển hình là người đã được trình bày trong Sinh học 8.

Câu hỏi 1 bài 16 trang 67 SGK sinh học lớp 11: Kể tên vài loài động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp.

Giải:

– Động vật ăn thực vật: dê, thỏ, bò, ngựa,…

– Động vật ăn thịt: hổ, sư tử, chó sói, mèo rừng,…

– Động vật ăn tạp: lợn, khỉ, vượn (ăn thực vật là chủ yếu).

Ống tiêu hoá của thú ăn thịt (hình 16.1) có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng.

Rằng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thịt (hình 16.1A). Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt.

Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt gà
Hình 16.1. Ống tiêu hóa của chó; A. Răng và xương sọ; B. Dạ dày và ruột.

Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học (nhờ pepsin) trong dạ dày giống như ở người.

Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật (ruột chó dài khoảng 6 – 7m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ tương tự như trong ruột người.

Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật (hình 16.2) có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hoá (tế bào thực vật có thành xenlulôzơ).

Rằng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thức ăn thực vật (hình 16.2 A). Thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết ra nhiều nước bọt.

Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,…) có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (hình 16.2C).

Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt gà
Hình 16.2. Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật; A. Răng và xương sọ trâu; B. Dạ dày và ruột thỏ; C. Dạ dày 4 ngăn của trâu.

Quá trình tiêu hoá có trong dạ dày 4 ngăn của trâu có thể tóm tắt như sau:

– Thức ăn (cỏ, rơm,…) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào Ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.

– Khoảng 30 – 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

– Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật quay trở lại thực quản và vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế.

– Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

Ruột non rất dài (ruột trâu bò dài khoảng 50m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ như trong ruột của người. Manh tràng được coi như dạ dày thứ hai. Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hoá. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ qua thành manh tràng vào máu.

Một số loài thú ăn thực vật như thỏ, ngựa,… có dạ dày đơn. Thức ăn thực vật được tiêu hoá và hấp thụ một phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại chuyển vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng. Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.

Câu hỏi 2 bài 16 trang 69 SGK sinh học lớp 11: Điền các đặc điểm (cấu tạo và chức năng) thích nghi với thức ăn của ống tiêu hoá vào các cột tương ứng ở bảng 16.

Bảng 16. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa

STT Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
1 Răng
2 Dạ dày
3 Ruột non
4 Manh tràng

Giải:

STT Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
1 Răng – Răng cửa hình nêm để lấy thịt ra khỏi xương – Răng nanh nhọn và dài dùng để cắm vào con mồi và giữ chặt mồi – Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt.

– Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng.

– Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.
– Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng, để nghiền nát cỏ khi động vật nhai.
2 Dạ dày – Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày dơn.
– Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit).
– Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi). – Dạ dày trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. – Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

– Dạ tổ ong và dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.

3 Ruột non – Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của động vật ăn thực vật.
– Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
– Ruột non có thể dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của động vật ăn thịt.
– Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
4 Manh tràng Manh tràng không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn. Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) thuộc Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng môn Sinh Học Lớp 11. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật.

Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Đánh dấu X vào ô \(\)\(\Box\) cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulôzơ.

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:

\(\Box\) A – không được tiêu hoá nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

\(\Box\) B – được nước bọt thuỷ phân thành các thành phần đơn giản.

\(\Box\) C – được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

\(\Box\) D – được tiêu hoá hoá học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hoá.

Lý thuyết Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) Sách giáo khoa sinh học lớp 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.

a. Bộ răng

– Gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm, răng ăn thịt, răng hàm.

– Chức năng:

+ Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.

+ Răng nanh to khỏe, nhọn dài dùng cắm và giữ chặt con mồi.

+ Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mảnh nhỏ để dễ nuốt.

+ Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

b. Dạ dày

– Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa.

– Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit.

c. Ruột

– Gồm ruột non, ruột già, ruột tịt.

– Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật.

– Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thu trong ruột non giống như ở người.

– Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt gà
Hình 16.1. Ống tiêu hóa của chó; A. Răng và xương sọ; B. Dạ dày và ruột.

a. Bộ răng

– Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.

– Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.

b. Dạ dày

– Dạ dày ở thú ăn thực vật không nhai lại như thỏ, ngựa là dạ dày đơn, không cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ.

– Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.

+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

+ Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật ăn thực vật.

c. Ruột

– Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.

– Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thu giống như trong ruột non người.

– Manh tràng rất phát triển (đặc biệt ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn) và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

Câu 1: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 2: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 3: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?

A. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào.

C. Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 4: Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của

A. dạ dày

B. thực quản

C. ruột non

D. ruột già

Câu 5: Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

A. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà

B. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch

C. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn

D. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa

Câu 6: Vì sao gà thường hay ăn các hạt sạn và sỏi nhỏ

A. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa

B. Chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho gà

C. Giúp tăng nhu động ruột

D. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn trong mề

Câu 7: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.

B. Răng nanh nghiền nát cỏ.

C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 8: Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.

B. Răng nanh giữ và giật cỏ.

C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D. Cả A, B và C

Câu 9: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B. Răng cửa giữ thức ăn.

C. Răng nanh cắn và giữ mồi.

D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 10: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt

A. Răng nanh cắm và giữ mồi

B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

C. Răng hàm nhai nát thịt

D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 11: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò.

B. Trâu.

C. Ngựa.

D. Cừu.

Câu 12: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

C. Ngựa, thỏ, chuột.

D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 13: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A.

B. Trâu

C. Ngựa

D. Cừu

Câu 14: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

B. Ngựa, thỏ, chuột.

C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 15: Dạ dày có 4 túi là của các động vật nào sau đây?

A. Trâu, thỏ, dê.

B. Ngựa, hươu, bò.

C. Trâu, bò, nai.

D. Ngựa, bò, dê.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

A. Có dạ dày tuyến

B. Có dạ dày 4 ngăn

C. Có dạ dày đơn

D. Có dạ dày cơ.

Câu 17: Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A.

B. Thỏ

C. Ngựa

D. Sư tử

Câu 18: Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Chuột

B. Ngựa

C.

D. Thỏ

Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 20: Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

A. 2, 4, 5, 6

B. 2, 3, 4, 5

C. 1, 2, 3, 5

D. 1, 4, 5, 6

Ở trên là nội dung Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) thuộc Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng môn Sinh Học Lớp 11. Trong bài học này các bạn được tìm hiểu về đặc điểm của hệ tiêu hóa của 2 nhóm động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật, qua đó làm rõ sự khác nhau của hệ tiêu hóa giữa 2 nhóm động vật này về các cơ quan như miệng, dạ dày, ruột… Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 11.

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 22: Ôn Tập Chương I
  • Bài 21: Thực Hành: Đo Một Số Chỉ Tiêu Sinh Lí Ở Người
  • Bài 20: Cân Bằng Nội Môi
  • Bài 19: Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo)
  • Bài 18: Tuần Hoàn Máu
  • Bài 17: Hô Hấp Ở Động Vật
  • Bài 15: Tiêu Hóa Ở Động Vật
  • Bài 14: Thực Hành: Phát Hiện Hô Hấp Ở Thực Vật
  • Bài 13: Thực Hành: Phát Hiện Diệp Lục Và Carôtenôit
  • Bài 12: Hô Hấp Ở Thực Vật
  • Bài 11: Quang Hợp Và Năng Suất Cây Trồng
  • Bài 10: Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Ngoại Cảnh Đến Quang Hợp
  • Bài 9: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4 Và Cam
  • Bài 8: Quang Hợp Ở Thực Vật
  • Bài 7: Thực Hành: Thí Nghiệm Thoát Hơi Nước Và Thí Nghiệm Về Vai Trò Của Phân Bón
  • Bài 6: Dinh Dưỡng Nitơ Ở Thực Vật (Tiếp Theo)
  • Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ Ở Thực Vật
  • Bài 4: Vai Trò Của Các Nguyên Tố Khoáng
  • Bài 3: Thoát Hơi Nước
  • Bài 2: Vận Chuyển Các Chất Trong Cây
  • Bài 1: Sự Hấp Thụ Nước Và Muối Khoáng Ở Rễ