Đại học Gia Định bao nhiều 1 tín chỉ

Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các Đại học tự chủ được phép thu tối đa gấp từ 2 - 2,5 lần trường chưa tự chủ. Có điều, dù sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phần lớn các trường đều tăng học phí kịch trần.

Trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều trường đại học tăng từ 30 - 70%. Học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tăng lần lượt gần 60% và hơn 70% so năm 2021. Trừ các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn, học phí hệ đại trà dự kiến 440.000 đồng/tín chỉ, hệ chất lượng cao 1,32 triệu đồng/tín chỉ.

Hai mức này tăng lần lượt gần 60% và hơn 70% so với học phí năm 2021 (276.000 đồng cho hệ đại trà và 771.000 đồng hệ chất lượng cao). Với 143 tín chỉ trong bốn năm học, trung bình mỗi năm sinh viên cần nộp 15,75-47 triệu đồng.

Đại học Gia Định bao nhiều 1 tín chỉ
Học phí đại học ồ ạt tăng, sinh viên “quay xe” khi chọn trường. Ảnh minh họa

Năm học này, Đại học Luật Hà Nội cũng dự kiến mức thu học phí khá cao so với năm học trước. Theo đó, năm học 2022-2023, đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, học phí là 2 triệu đồng/tháng - tăng 2,04 lần so với mức 980.000 đồng của năm học 2021-2022. Học phí chương trình đào tạo chất lượng cao là 5 triệu đồng/tháng - tăng 1,65 lần so với mức 3.025.000 đồng của năm học 2021-2022.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết năm học 2022-2023 sẽ chính thức điều chỉnh học phí. Trao đổi bên lề Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 4/8, PGS. Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay: "Câu chuyện tự chủ của các trường là tính lộ trình tăng học phí một cách phù hợp để xã hội và phụ huynh chấp nhận.

Thực hiện tự chủ từ năm 2020, nhà trường cam kết với người học là mức học phí tăng không quá 8-10% từ năm 2020. Năm 2020 không tăng học phí. Năm 2021 do vấn đề dịch bệnh cũng không tăng. Năm 2022-2023, trường mới bắt đầu tăng. Theo mức tín chỉ, tín chỉ thấp nhất là 350.000 đồng/tín chỉ, mức cao nhất là 1 triệu đồng/tín chỉ, tùy theo nhu cầu người học. Mức học phí đó đã đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh”.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng học phí với sinh viên hệ chính quy lên mức 4,2 triệu đồng/tháng. So với năm học trước, sinh viên năm học sắp tới phải đóng học phí cao hơn 7 triệu đồng. Với các năm học tiếp sau khóa 2022, mỗi năm, học phí của Đại học Kinh tế Hà Nội sẽ tiếp tục tăng 2 triệu đồng so với năm học đầu tiên.

Áp lực dồn lên vai người học

Việc hàng loạt các trường đại học ồ ạt tăng học phí được phụ huynh và các thí sinh hết sức băn khoăn để cân nhắc lựa chọn trường sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến gần 30 cơ sở giáo dục đại học thông báo học phí năm học 2022-2023.

Dù có kết quả khá tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nhưng Nguyễn Đăng Khôi (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn vô cùng băn khoăn khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Mơ ước được vào học tại ngôi trường Đại học Luật Hà Nội, có lẽ không thành hiện thực khi em cân nhắc đến khả năng tài chính của gia đình.

Đăng Khôi chia sẻ: “Theo tìm hiểu của em, với sinh viên học các chương trình đại trà học phí là 2 triệu đồng/tháng (5 tháng/học kỳ, 40 tháng/khóa học), tương đương 572.000 đồng/tín chỉ. Với các chương trình chất lượng cao là 50 triệu đồng/năm học, tương đương 1.605.000 đồng/tín chỉ. Nếu đỗ nguyện vọng 1, mức học phí này vượt quá khả năng của gia đình em”.

Khôi và gia đình đang cân nhắc để lựa chọn lại ngành nghề ở một ngôi trường khác có học phí phù hợp hơn.

Một sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, không chỉ áp lực học phí mà chi phí ăn ở, sinh hoạt ở thành phố trong thời buổi vật giá leo thang cũng khiến sinh viên vô cùng lao đao. Theo tính toán của sinh viên này, tiền giáo trình, dụng cụ học tập của sinh viên là 4 - 5 triệu đồng/năm, tiền ăn ở sinh hoạt 5 triệu đồng/tháng. Cùng với các chi phí phát sinh khác thì trung bình mỗi tháng gia đình phải chu cấp cho em khoảng 10 triệu đồng.

“Quãng đường học y 6 năm thực sự rất dài. Với mức học phí như vậy cũng khá áp lực cho sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tăng học phí là tăng gánh nặng của gia đình em” - sinh viên này nói.

Thí sinh Nguyễn Văn Quốc (ở Mỹ Đức, Hà Nội) thì chia sẻ quan điểm: “Còn rất nhiều lựa chọn khác ngoài con đường đại học, cao đẳng. Vì vậy, em sẽ không cố gắng vào đại học bằng mọi giá nếu như thấy rằng sự lựa chọn đó trở thành áp lực và gánh nặng với gia đình. Tính sơ sơ, với mức học phí tăng như hiện nay, mỗi tháng cả tiền học và sinh hoạt phí sẽ không thấp hơn 5 - 7 triệu đồng tức là bằng một nửa thu nhập của cả gia đình em. Có lẽ, em sẽ chọn học nghề”.

Thực tế, việc tăng học phí giúp nhiều trường tăng doanh thu; giảng viên tăng thu nhập; cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cho sinh viên tốt hơn, kéo theo tăng chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên vai người học.

Lý giải về việc tăng học phí đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng cần nhìn nhận thực chất của vấn đề. Hiện nay, tổng số kinh phí đầu tư tính cho một sinh viên còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT, cần nâng cao mức đầu tư cho sinh viên, thông qua việc đầu tư vào cơ sở vật chất, thu hút đội ngũ giảng viên giỏi.

Chiều 15/9, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Gia Định (GDU) công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 đối với 17 ngành chương trình đại trà và 5 ngành chương trình tài năng.

Năm 2022, GDU áp dụng 3 phương thức xét tuyển đại học là xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, xét kết quả học bạ THPT và kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2022 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Trường cũng vừa mở thêm chương trình tài năng với 5 ngành học: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing và Ngôn ngữ Anh.

Điểm chuẩn sau lọc ảo của GDU

Sau khi có kết quả lọc ảo, GDU công bố mức điểm trúng tuyển các ngành học theo hệ đại trà và chương trình tài năng. Đối với chương trình đại trà, ở phương thức xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT 2022, GDU đưa ra mức điểm chuẩn là 15,5 điểm với ngành Công nghệ thông tin. Tất cả các ngành học còn lại là 15 điểm.

Đại học Gia Định bao nhiều 1 tín chỉ

Điểm chuẩn trúng tuyển sau lọc ảo của ĐH Gia Định. Ảnh: GDU

phương thức xét kết quả học bạ THPT, ngành Quản trị kinh doanh có điểm chuẩn cao nhất là 17,0 điểm, tất cả các ngành còn lại là 16,5 điểm.

Ở phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2022 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, GDU lấy 600 điểm cho tất cả 17 ngành học.

Đối với chương trình tài năng, cả phương thức xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT 2022 và xét kết quả học bạ THPT, 5 ngành Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Ngôn ngữ Anh đều có mức điểm chuẩn là 18,0 điểm

Riêng phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2022 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, GDU lấy 700 điểm cho cả 5 chương trình tài năng.

Cam kết "sốc" về học phí

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ThS LS Trịnh Hữu Chung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định cho biết, trường có mức học phí từ 7,5 đến 12,5 triệu/học kỳ đối với 17 ngành chương trình đại trà và 25 triệu/học kỳ đối với 5 ngành chương trình tài năng. Nhà trường cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình học. Đặc biệt, thời gian đào tạo các ngành học chỉ gói gọn trong 3 năm (8 học kỳ).

Đại học Gia Định bao nhiều 1 tín chỉ

GDU cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình học. Ảnh: GDU

Bên cạnh đó, để hỗ trợ một cách tốt nhất cho sinh viên, nhà trường có chính sách học bổng "khủng". Trường hiện có quỹ học bổng lên đến 9 tỷ đồng với 300 suất học bổng chương trình đại trà (10% học phí học kỳ 1), 25 suất học bổng chương trình tài năng (100% học phí học kỳ 1 - trị giá 25 triệu/suất) và nhiều suất học bổng khác của doanh nghiệp.

Trong năm học 2022 - 2023, ngoài việc duy trì mức học phí phù hợp, Trường ĐH Gia Định còn có chính sách đóng học phí một lần cho nguyên năm, nhiều năm đối với sinh viên đại học chính quy.

"Khi đóng học phí toàn khóa (3 năm, 8 học kỳ), tân sinh viên được giảm 20% học phí toàn khóa. Nghĩa là học phí 8 học kỳ của sinh viên năm học 2022 - 2023 là 100 triệu (đối với các ngành học có học phí 12,5 triệu/kỳ), khi đóng học phí toàn khóa học, sinh viên được giảm 20 triệu - hơn học phí của 1 kỳ học, chỉ còn đóng 80 triệu/toàn khóa học. Khi tân sinh viên đóng học phí 1 năm được giảm 10% học phí 1 năm, khi đóng học phí 2 năm được giảm 12% học phí 2 năm", ThS LS Trịnh Hữu Chung nói.

Đại học Gia Định bao nhiều 1 tín chỉ

Sinh viên GDU có thể được giảm tới 20 triệu đồng học phí nếu đóng toàn khóa. Ảnh: GDU

Được biết, chính sách này áp dụng đối với tân sinh viên năm học 2022 - 2023 khi đóng học phí trước ngày 31/10/2022.

Cũng theo ông Chung, ưu đãi học phí trên không áp dụng đồng thời các chương trình ưu đãi khác gồm chương trình học bổng tuyển sinh, chương trình hỗ trợ lãi suất 0%. Sinh viên không phải đóng thêm phần chênh lệch học phí môn học theo tín chỉ đăng ký học phần.

Nếu sinh viên chuyển sang ngành có học phí thấp hơn sẽ không được hoàn tiền chênh lệch, khi chuyển đến ngành có học phí cao hơn thì sẽ đóng bổ sung phần chênh lệch ở các học kỳ còn lại. 

Theo Hội đồng tuyển sinh nhà trường, căn cứ vào kết quả nhập học thực tế, GDU sẽ thông báo xét tuyển bổ sung nếu còn chỉ tiêu vào ngày 30/9.

Công tác chuẩn bị đón tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại GDU:

Thời gian làm thủ tục nhập học: Từ 19/9 đến 23/9 tại Trường Đại học Gia Định, cơ sở Hoàng Văn Thụ (185-187 Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Nhà trường tạo mọi điều kiện cho thí sinh ở xa, bố trí cán bộ trực ngoài giờ hành chính để giúp các em làm thủ tục nhập học thuận lợi, an toàn. Về ký túc xá, nhà trọ, GDU đã liên hệ với hơn 1.200 địa chỉ nhà trọ, khu dân cư để đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà trọ cho các bạn sinh viên ở tỉnh xa.