Dán mạo là gì

Giả mạo chữ ký phạm tội gì? Hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giả mạo chữ ký ra sao? Mức phạt tội giả mạo chữ ký của người khác?

Thời đi học, việc học sinh giả mạo chữ ký của bố mẹ vào bản kiểm điểm để nói dối thầy cô và bố mẹ hay như lúc đi thực hiện các thủ tục hành chính mà người thân có việc bận nên ký thay hay nhận hộ hàng hóa thì người nhận hộ ký thay luôn hộ người mua hàng vào giấy tờ giao hàng,… Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp mọi người sử dụng chữ ký của người khác hay bị người khác sử dụng chữ ký của mình. Vậy có phải lúc nào thì việc giả mạo chữ ký cũng dẫn đến hành vi phạm tội và nếu có thì hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký này ra sao?

Giả mạo chữ ký trong các trường hợp, tức trong các hoàn cảnh và với động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phát sinh các trách nhiệm pháp lý khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả gây ra thì giả mạo chữ ký có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

  • 1 1. Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký:
  • 2 2. Trách nhiệm hình sự khi làm giả chữ ký người khác:
  • 3 3. Giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo xử lý như thế nào?
  • 4 4. Mức phạt tội giả mạo chữ ký của người khác:

1. Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký:

Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử lý hành chính, bao gồm hình phạt chính là phạt tiền (mức xử phạt tiền phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà người đó giả mạo chữ ký) và các hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Cụ thể một số trường hợp như:

+ Thứ nhất, giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực

Được quy định trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP, hành vi giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực là việc người nào có hành vi giả lại chữ ký của người thực hiện chứng thực. Khi có hành vi vi phạm pháp luật này, người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ các giấy tờ có chữ ký giả đó.

+ Thứ hai, giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm

Trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, người nào mà có hành vi giả mạo chữ ký của người khác để làm đơn yêu cầu đăng ký hoặc các loại văn bản thông báo giao dịch đảm bảo thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đây là mức xử phạt được quy định trong Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

+ Thứ ba, giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, người nào có hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm của do tác giả sáng tác ra thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là mức xử phạt hành chính được quy định trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.

+ Thứ tư, giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

Xem thêm: Giả mạo giấy tờ chiếm đoạt tài sản

Đối với hành vi giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì: người nào thực hiện hành vi giả danh người có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền để ký vào chứng từ kế toán thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Trách nhiệm hình sự khi làm giả chữ ký người khác:

Hành vi giả mạo chữ ký của người khác mà gây nguy hiểm cho xã hội và đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự hiện hành.

+ Thứ nhất, giả mạo chữ ký có thể phạm tội giả mạo trong công tác

Theo quy định trong Bộ luật hình sự về tội này đó là khi cá nhân vì vụ lợi cá nhân hoặc các động cơ cá nhân khác mà giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn để lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người đó thì bị phạt từ 01 năm tù giam đến 05 năm tù giam. Người phạm tội này cần có đủ yếu tố cấu thành nên tội phạm như sau:

– Về chủ thể: đủ điều kiện về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với tội này còn đặc biệt hơn so với các loại tội phạm khác vì chủ thể của tội này là: Người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn ở trong một lĩnh vực nhất định. Và người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để sửa chữa hoặc làm sai lệch đi nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm ra, cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác.

Nếu người có chức vụ, quyền hạn mà không trực tiếp thực hiện hành vi, chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tiếp tay cho người khác để sửa chữa hoặc làm sai lệch đi nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm ra, cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì tùy trường hợp cụ thể mà có thể bị quy kết trách nhiệm hình sự về cả tộilừa đảo chiếm đoạt tài sảnhoặc tội tham ô.

– Về khách thể của tội phạm: 

Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp ra hoặc làm ra.

Xem thêm: Mua chứng chỉ tiếng anh giả có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Khách thể của tội là mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức làm ra/cấp ra những giấy tờ, tài liệu bị xâm hại khiến cho những giấy tờ, tài liệu bị sai lệch, cơ quan, tổ chức đó bị suy yếu, mất uy tín.

– Về mặt khách quan: 

Đó là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền dẫn đến hậu quả cho xã hội. Tuy nhiên, hậu quả không phải là không phải là dấu hiệu bắt buộc vì cứ có hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm.

– Về mặt chủ quan: 

Người thực hiện hành vi giả mạo với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, mặc dù nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đã thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra nhưng mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Đối với tội này, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký phải nhằm vụ lợi cá nhân hoặc có động cơ cá nhân khác. Chưa có một văn bản hướng dẫn giải thích cụ thể nhưng dựa vào các văn bản dưới luật và với tinh thần điều luật thì “vụ lợi cá nhân” và “động cơ cá nhân khác” được hiểu là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà người phạm tội thu được từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

+ Thứ hai, giả mạo chữ ký có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà người nào thực hiện thủ đoạn đoạn gian dối như hành vi giả mạo chữ ký để lừa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm: Làm giả hồ sơ để hưởng chế độ người có công với cách mạng

Người thực hiện hành vi đủ điều kiện về tuổi (từ đủ 16 tuổi trở lên đối với tội này) và năng lực trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu, tức xâm phạm đến tài sản của người khác.

Ví dụ như: giả mạo chữ ký để thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản, gian dối, giả mạo di chúc hay giả mạo người khác ký xác nhận từ chối di sản để được nhận di sản thừa kế; gian dối trong việc thực hiện hợp đồng mua bán để chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu hoặc người bên thứ ba đang sử dụng ngay tình tài sản đó,… tất cả những hành vi này đều có thể là hành vi vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tội này được thể hiện bằng hành vi “chiếm đoạt”, tức người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Đây là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội hoàn toàn ý thức được về hậu quả, mong muốn thậm chí lên kế hoạch để hậu quả xảy ra. Tùy thuộc vào hậu quả (số tiền chiếm đoạt được và các tình tiết định tội khá), người phạm tội sẽ chịu mức xử phạt tương ứng được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

3. Giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào công ty tư vấn luật. Em có 1 câu hỏi muốn được các luật sư tư vấn giúp em. Nhà em có kinh doanh mặt hàng đồng nát,và có xay nhựa. Trong quá trình xay nhựa có sử dụng nước thải ra, nhưng nhà em đã có giấy về vệ sinh môi trường. Nhưng hiện tại nơi em đang sinh sống người ta đang làm đơn kiện gia đình nhà em.Trong tờ đơn đó các hộ gia đình có kí vào đơn kiện gia đình nhà em,nhưng mà trong tờ đơn đó các chữ kí lại giống nhau và có nhiều chữ kí không phải là của hộ gia đình đó kí,mà là do những người làm đơn tự kí vào. Nên cho em hỏi vậy giả mạo chữ kí của người khác như vậy, sẽ bị xử lý ra sao. Em rất mong được sự tư vấn của văn phòng luật và cho em xin các điều luật về giả mạo chữ kí. Em xin chân thành cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Giả mạo chữ ký là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra thì người giả mạo chữ ký có thể bị chịu trách nhiệm hình sự.

Tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015.

Xem thêm: Giả hồ sơ khách hàng để đảm bảo chỉ tiêu cho vay

 Chủ thể của tội phạm:

– Điều kiện về độ tuổi: người từ đủ 16 tuổi trở lên

Chủ thể của tội này là người có chức vụ, quyền hạn. Những người không có chức vụ, quyền hạn cũng có thể là chủ thể của tội phạm nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội giả mạo trong công tác là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, tính xác thực của các loại giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào làm cho các tài liệu, giấy tờ, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn bị sai lệch, không đúng với thực tế.

Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi khách quan

Xem thêm: Tự ý sửa nội dung hợp đồng để sang tên sổ đỏ thế chấp ngân hàng?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc giả mạo trong công tác; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện một trong các hành vi:

Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn : Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi ký giả hoặc bằng những thủ đoạn khác như: in, photocopy… chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

–  Hậu quả:

Hậu quả của tội giả mạo trong công tác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Tuy nhiên Hậu quả của hành vi giả mạo trong công tác không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm

– Yếu tố lỗi: Tội giả mạo trong công tác được thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp); tức là: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Động cơ phạm tội là cái bên trong thuộc mặt chủ quan của tội phạm và người phạm tội không bao giờ thừa nhận nếu không có căn cứ ; là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, nếu người phạm tội có các hành vi khách quan nêu ở trên nhưng không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì hành vi giả mạo trong công tác chưa cấu thành tội phạm.

Theo thông tin bạn trình bày nhà bạn có kinh doanh mặt hàng đồng nát,và có xay nhựa. Trong quá trình xay nhựa có xả nước thải, tuy nhiên nhà bạn đã có giấy về vệ sinh môi trường. Hiện nay, tại nơi bạn đang sinh sống, có người đang làm đơn kiện gia đình bạn.Trong đơn tố cáo, các hộ gia đình xung quanh có kí vào đơn kiện gia đình bạn, nhưng mà trong đơn tố cáo đó các chữ kí lại giống nhau và có nhiều chữ kí không phải là của hộ gia đình xung quanh kí, mà do những người làm đơn tự kí vào, bạn cho rằng người làm đơn giả mạo chữ ký của các gia đình khác ký vào đơn để kiện nhà bạn. Căn cứ theo các quy định trên thì việc giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên việc xem xét rằng người thực hiện giả mạo chữ ký bị xử phạt vi phạm hành chính hay phải chịu trách nhiệm hình sự cần dựa vào mục đích của người thực hiện hành vi giả mạo. Đối với trường hợp của bạn nếu bạn có căn cứ cho rằng người làm đơn khởi kiện gia đình bạn mà giả chữ ký của những gia đình khác làm đơn khởi kiện gia đình bạn vì động cơ cá nhân và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của gia đình bạn thì bạn có thể làm đơn trình báo và gửi đến Ủy ban nhân dân xã để được xem xét và giải quyết.

4. Mức phạt tội giả mạo chữ ký của người khác:

Tóm tắt câu hỏi:

Cách đây 10 năm mẹ tôi có cho một người cháu họ mượn sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Lúc đó mẹ tôi có kí bảo lãnh cho chị đấy vay 80 triệu đồng. Chị ấy kinh doanh cửa hàng điện thoại nên dễ vay ngân hàng. Khi vay được số tiền đó, chị có cho mẹ tôi vay một nửa là 40 triệu đồng với tư cách cá nhân.

Sau một thời gian ngắn, chị đã tự ý trả số tiền đó vào ngân hàng rồi vay lại món mới với số tiền là 120 triệu đồng không cho gia đình tôi biết. Cán bộ tín dụng cũng không hỏi qua mẹ tôi ( tức là trong hợp đồng vay sau này, chị đấy đã kí khống thay mẹ tôi phần bên người bảo lãnh).

Đến nay đã 10 năm, chị vỡ nợ chạy vào miền Nam và không trả số tiền cho ngân hàng để nhà tôi lấy sổ đỏ về. Mẹ tôi năm lần bẩy lượt xuống nhà mẹ ruột của chị thì mẹ ruột chị có viết cho một tờ giấy bảo lãnh nhận vay thay con nhưng viết rồi để đấy, vẫn không trả tiền ngân hàng.

Vậy tôi muốn hỏi luật sư, gia đình tôi muốn khởi kiện thì chị mắc tội gì? Cô cán bộ tín dụng cũng cho vay khi không hỏi ý kiến nhà tôi mắc tội gì? Tôi phải làm gì để lấy được sổ đỏ về. Vì biết đâu, mẹ tôi già cả không còn, chúng tôi là con phải biết làm sao. Trong khi ngân hàng xuống nhà dọa lấy nhà tôi. Tôi rất mong được luật sư tư vấn càng nhanh càng tốt để gia đình tôi có hướng giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo thông tin bạn cung cấp, người cháu họ có hành vi tự ý ký khống chữ ký của mẹ bạn trong bên bảo lãnh để vay tiền, sau đó lại bỏ trốn không trả tiền ngân hàng, không lấy sổ đỏ ra cho mẹ bạn. Hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định trên.

Đối với hành vi của người cán bộ ngân hàng; nếu cán bộ ngân hàng biết rõ hành vi của người cháu họ của bạn nhưng vẫn giúp, tạo điều kiện cho người cháu họ thực hiện hành vi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.

Căn cứ theo Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chấm dứt bảo lãnh.

Theo thông tin bạn cung cấp, lần đầu khi chị họ bạn vay tiền cách đây 10 năm, mẹ bạn có đứng ra bảo lãnh để vay 80 triệu đồng; sau đó, người chị họ đã trả đủ số nợ 80 triệu đồng cho ngân hàng như vậy nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng vay thứ nhất đã chấm dứt.

Đối với số nợ 120 triệu đồng về sau; chị họ bạn tự ý giả mạo chữ ký, ký thay mẹ bạn do đó hợp đồng vay tiền sẽ vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015.

Khi hợp đồng vô hiệu, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận; không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên; do đó ngân hàng không có quyền giữ sổ đỏ của mẹ bạn vì mẹ bạn không ký kết hợp đồng vay tiền lần sau. Mẹ bạn có quyền yêu cầu ngân hàng trả lại sổ đỏ; nếu ngân hàng không trả; mẹ bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ngân hàng có trụ sở hoạt động để yêu cầu “Tuyên bố hợp đồng vô hiệu” và giải quyết vấn đề.

Mão là từ gì?

- Mạo từ là từ đứng trước danh từ và cho biết danh từ ấy nhắc đến một đối tượng xác định hay không xác định. - Chúng ta sử dụng 'The' khi danh từ chỉ đối tượng/sự vật được cả người nói và người nghe biết rõ đối tượng nào đó.

Giả mạo có nghĩa là gì?

Tạo ra một cái không thực để dánh lừa.

Giả mạo ai đó tiếng Anh?

falsify. Alison Gopnik: Uhm, vậy giả thuyết đầu tiên của cậu bé đã bị giả mạo. Alison Gopnik: Okay, so his first hypothesis has just been falsified.