Đánh giá tái chứng nhận tiếng anh là gì

Các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu các sản phẩm sử dụng chung (tức không phải là sản phẩm dành riêng cho trẻ em) mà các quy tắc về an toàn sản phẩm tiêu dùng được áp dụng thì phải chứng thực bằng một giấy chứng nhận bằng văn bản rằng sản phẩm của họ tuân thủ các quy tắc này. CPSC đã cung cấp một mẫu Giấy Chứng Nhận Tuân Thủ Tổng Quát để các nhà sản xuất và nhập khẩu sử dụng như một biểu mẫu tiêu biểu.

(Nhà sản xuất và nhà nhập khẩu các sản phẩm dành cho trẻ em xin xem www.cpsc.gov/gettingstarted để có thêm thông tin).

Làm thế nào để tôi nhận ra các quy tắc của liên bang về an toàn cho sản phẩm tiêu dùng được áp dụng cho sản phẩm của tôi?

Nhiều quy tắc của liên bang về an toàn sản phẩm tiêu dùng đòi hỏi phải có xét nghiệm và chứng nhận đã được liệt kê trên trang web của CPSC, trong bảng trình bày của CPSC về các sản phẩm được quản lý.

Cần có loại kiểm nghiệm nào?

Cần kiểm nghiệm từng sản phẩm hoặc có một chương trình kiểm nghiệm hợp lý. Xin xem mục Những câu hỏi thường gặp để biết thêm chi tiết.

(Bất kỳ phòng thí nghiệm nào – phòng thí nghiệm cơ hữu của nhà sản xuất hoặc bên ngoài, bên thứ ba – đều có thể thực hiện việc kiểm nghiệm bắt buộc đối với sản phẩm không dùng cho trẻ em. Sản phẩm dành cho trẻ em thì phải được kiểm nghiệm bởi một phòng thí nghiệm được CPSC chấp nhận. Xin tìm hiểu thêm về các quy định cho việc chứng nhận đối với sản phẩm dành cho trẻ em).

Những trách nhiệm khác của tôi là gì?

Xin vui lòng xem phần tổng quan của chúng tôi về CPSIA để biết những trách nhiệm bổ sung của quý vị, bao gồm cả nghĩa vụ phải báo cáo ngay lập tức những loại thông tin dưới đây cho CPSC:

- một sản phẩm khiếm khuyết có thể tạo ra ra rủi ro nghiêm trọng gây thương tích cho người tiêu dùng hoặc một sản phẩm gây nguy hiểm quá đáng bằng cách nào đó cho người tiêu dùng;

- một sản phẩm không tuân thủ một quy định về an toàn được áp dụng cho sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc bất kỳ một quy định, luật lệ, tiêu chuẩn nào khác, hoặc bị cấm bởi CPSA hoặc các quy chế mà CPSC bắt buộc thi hành.

- một sản phẩm mà một đứa trẻ (không phân biệt độ tuổi) có thể bị mắc nghẹn, chẳng hạn một hòn bi, một quả bóng nhỏ, một quả bóng bay, một bộ phận nhỏ có thể gây tai nạn khiến đứa trẻ bị chết, bị thương tích nghiêm trọng, bị ngừng thở trong bất cứ một quãng thời gian nào hoặc cần được chữa trị bởi một nhân viên y tế chuyên nghiệp;

- một sản phẩm được Ủy Ban liệt kê như là một sản phẩm gây nguy hiểm đáng kể (chẳng hạn như một máy sấy tóc không có bộ phận bảo vệ thích hợp để chống thấm nước); hoặc là

- một số vụ kiện tụng nào đó (chỉ áp dụng cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu tùy thuộc vào khung thời gian được quy định chi tiết trong Mục 37 của CPSA)

Không hoàn thành việc báo cáo kịp thời và đầy đủ những thông tin này có thể bị phạt nặng về dân sự hoặc hình sự.

“Chứng nhận” một sản phẩm tiêu dùng sử dụng chung có nghĩa là gì?

Một nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu phải chứng nhận bằng văn bản rằng, sản phẩm tiêu dùng sử dụng chung (nghĩa là không phải dùng riêng cho trẻ em) tuân thủ tất cả các quy tắc về an toàn được áp dụng cho sản phẩm tiêu dùng hoặc những quy tắc tương tự, các lệnh cấm, các tiêu chuẩn hoặc các quy định theo bất kỳ luật nào mà Ủy Ban thực thi đối với sản phẩm đó. Muốn tìm hiểu xem sản phẩm tiêu dùng của quý vị có phải tuân thủ các quy tắc về an toàn đối với sản phẩm tiêu dùng hoặc theo các tiêu chuẩn khác hay không, quý vị hãy làm theo những bước sau đây:

Một nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu phải phát hành một Giấy Chứng Nhận Tuân Thủ Chung (GCC). Giấy GCC này phải dựa trên kết quả kiểm nghiệm từng sản phẩm hoặc kết quả của một chương trình kiểm nghiệm hợp lý, như được miêu tả dưới đây.

Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu một sản phẩm tiêu dùng thuộc loại phải tuân thủ các quy tắc về an toàn sản phẩm tiêu dùng hoặc các tiêu chuẩn khác thì luôn luôn phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc phát hành một GCC, ngay cả khi có một phòng thí nghiệm hoặc một bên thứ ba khác trợ giúp soạn thảo GCC.

Tôi phải căn cứ GCC của tôi trên cái gì?

GCC phải căn cứ trên việc kiểm nghiệm từng sản phẩm hoặc trên một chương trình kiểm nghiệm hợp lý.

CPSC có một GCC mẫu không?

Có. CPSC đã cung cấp một Mẫu Giấy Chứng Nhận Chung Về Tuân Thủ để các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sử dụng làm mẫu.

Quý vị không bị bắt buộc, nhưng quý vị nên sao chép lại cách trình bày và tiêu đề của tài liệu “Giấy Chứng Nhận Tuân Thủ Chung” và bao gồm các chi tiết thích hợp với sản phẩm của quý vị; hoặc nếu muốn, quý vị có thể tạo ra mẫu giấy chứng nhận của riêng mình, miễn là nó thể hiện được tất cả những quy định được liệt kê tại 16 CFR 1110.11 (Mẫu giấy chứng nhận GCC bao hàm tất cả các quy định của mục 16 CFR 1110.11)

Ai phải phát hành GCC?

Theo quy tắc của Ủy Ban (pdf) về giấy chứng nhận tuân thủ, giấy GCC phải được phát hành bởi nhà nhập khẩu cho những sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài. GCC cũng phải được phát hành bởi nhà sản xuất Hoa Kỳ cho những sản phẩm được sản xuất ở trong nước.

Tôi phải cung cấp giấy GCC của mình cho ai?

Giấy GCC phải “đi kèm” với sản phẩm được áp dụng hoặc cùng chuyến hàng mà giấy GCC chứng nhận. Nếu quý vị là một nhà sản xuất hoặc một nhà nhập khẩu, quý vị phải “cung cấp” giấy GCC cho các nhà phân phối và nhà bán lẻ của quý vị. Quy định “đi kèm” và “cung cấp” sẽ được đáp ứng nếu như nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu cung cấp cho các nhà phân phối và nhà bán lẻ của mình một phương tiện hợp lý để tiếp cận giấy chứng nhận này. Quý vị có thể cung cấp một bản in trên giấy (hard copy) của giấy chứng nhận cho các nhà phân phối và nhà bán lẻ của quý vị hoặc cung cấp một giấy GCC điện tử, chẳng hạn như thông qua một trang web dành riêng mà địa chỉ được cung cấp trên hóa đơn của quý vị. (Xin xem câu trả lời liên quan tới vấn đề giấy chứng nhận điện tử dưới đây).

Ngoài ra, luật liên bang đòi hỏi quý vị phải cung cấp một bản sao giấy GCC cho cơ quan CPSC và cho Ủy viên Hải quan theo yêu cầu. Quý vị sẽ thấy hữu ích khi bảo đảm rằng địa chỉ trang web nơi quý vị đăng GCC, nếu quý vị cung cấp giấy này theo lối điện tử, được trình bày rõ ràng trong hồ sơ nhập khẩu hàng hóa của quý vị để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa được thông quan nhanh chóng hơn tại các cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP). Nếu như quý vị không cung cấp giấy GCC theo lối điện tử thì quý vị có thể chọn cách in ra bản in giấy của GCC và đính kèm nó trong tất cả các chuyến hàng nhập khẩu của quý vị để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa được thông quan nhanh hơn tại các cơ quan CBP.

Tôi có thể nộp giấy GCC ở đâu?

Không có quy định phải nộp giấy GCC cho cơ quan chính phủ.

Như đã lưu ý ở trên, giấy chứng nhận GCC phải “đi kèm” với chuyến hàng và phải được “cung cấp” cho các nhà phân phối, nhà bán lẻ, và cho CPSC và Ủy viên Hải quan khi được yêu cầu.

Có thể dùng Giấy chứng nhận điện tử thay cho giấy chứng nhận in trên giấy không?

Được. Ủy Ban đã ban hành một quy tắc (pdf) đặc biệt cho phép việc sử dụng giấy chứng nhận điện tử; bao lâu mà Ủy Ban được tiếp cận một cách hợp lý giấy chứng nhận đó; giấy chứng nhận này có ghi tất cả các thông tin mà Mục 14 của CPSA quy định, và nó cũng tuân thủ các yêu cầu khác của quy định (16 CFR Part 1110).

Nếu tôi đưa giấy GCC lên Internet thì tôi có cần phải thay đổi nó cho từng chuyến hàng, đợt hàng hoặc lô hàng hay không?

Nếu mỗi chuyến hàng không có sự thay đổi về nguyên vật liệu so với chuyến hàng trước đó thì một giấy chứng nhận GCC duy nhất có thể được chấp nhận, nhưng giấy GCC này cần phải miêu tả phạm vi các sản phẩm mà giấy chứng nhận này chứng nhận. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể chứng thực các sản phẩm bằng cách sử dụng thông tin về đợt hàng/lô hàng và các thông tin giúp nhận diện khác.

Nếu tôi bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, không sử dụng nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối thì sao?

Luật đòi hỏi nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu phải phát hành một GCC đi kèm với mỗi sản phẩm hoặc mỗi chuyến hàng; giấy GCC đó phải được cung cấp cho các nhà bán lẻ và nhà cung cấp; và giấy GCC đó phải được trình cho CPSC khi có yêu cầu. Theo đó, quý vị không phải cung cấp giấy chứng nhận GCC cho người tiêu dùng khi bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Có phải mỗi chuyến vận chuyển sản phẩm của tôi đều cần phải có giấy GCC?

Đúng. Luật đòi hỏi mỗi chuyến hàng đều phải “đi kèm” với một giấy chứng nhận theo quy định. Quy định này được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm được sản xuất trong nước. Theo quy định của CPSC, một giấy chứng nhận điện tử sẽ “đi kèm” với chuyến hàng nếu như giấy chứng nhận đó có thể được chứng thực bằng một yếu tố nhận dạng riêng và có thể được tiếp cận thông qua địa chỉ trang chủ trên mạng World Wide Web hoặc các phương tiện điện tử khác, miễn là địa chỉ trang chủ hoặc các phương tiện điện tử khác cũng như yếu tố nhận dạng riêng đó đã được tạo ra trước và có sẵn cùng với chuyến hàng.

Tôi có phải ký tên vào GCC hay không?

Không. Quý vị không phải ký tên vào GCC. Việc phát hành GCC đã đáp ứng được luật mới. Bất kỳ lời khai nào mà quý vị đưa ra cũng đều phải chính xác cho dù quý vị có ký tên hay không.

Có sự trừng phạt nào cho việc không tuân thủ quy định của GCC hay không?

Có. Sẽ là vi phạm quy định của CPSA nếu quý vị không cung cấp giấy GCC, nếu quý vị đưa ra một giấy chứng nhận tuân thủ giả dưới một số điều kiện nào đó, và nếu quý vị không tuân thủ Mục 14 của CPSA theo cách nào đó. Một sự vi phạm CPSA có thể dẫn tới sự trừng phạt về dân sự và có thể cả sự trừng phạt về hình sự và tịch biên tài sản.

Chương trình kiểm nghiệm hợp lý

Chương trình kiểm nghiệm hợp lý là gì?

Hiện nay, Ủy Ban vẫn chưa đưa ra một quy định về những yêu cầu/thủ tục chung có tính cách bắt buộc của một “chương trình kiểm nghiệm hợp lý” cho tất cả các sản phẩm tiêu dùng chung (không phải sản phẩm dùng cho trẻ em). Sự hướng dẫn được cung cấp dưới đây - có miêu tả một chương trình kiểm nghiệm hợp lý - đề nghị những cách thực hành tốt nhất cho một chương trình kiểm nghiệm hợp lý, nhưng sự hướng dẫn này không có tính cách bắt buộc.

Danh sách những tiêu chuẩn có tính cách bắt buộc dưới đây bao gồm những quy định của CPSC có ghi những đòi hỏi cho một chương trình kiểm nghiệm hợp lý theo tiêu chuẩn riêng:

16 CFR part 1610, Tiêu chuẩn về tính dễ cháy của vải may quần áo

16 CFR part 1203, Tiêu chuẩn an toàn cho nón bảo hiểm xe đạp

16 CFR part 1204, Tiêu chuẩn an toàn cho ăng-ten trạm phát sóng đa hướng

16 CFR part 1205, Tiêu chuẩn an toàn cho máy cắt cỏ loại đẩy

16 CFR part 1209, Tiêu chuẩn an toàn cho sợi cách nhiệt

16 CFR part 1210, Tiêu chuẩn an toàn cho bật lửa

16 CFR part 1211, Tiêu chuẩn an toàn cho máy đóng - mở cửa gara dân dụng

16 CFR part 1212, Tiêu chuẩn an toàn cho bật lửa đa dụng

Nếu sản phẩm của quý vị không được liệt kê trong danh sách ở trên và phải tuân theo một quy tắc về an toàn cho sản phẩm tiêu dùng khác, hoặc một tiêu chuẩn khác (xem bảng liệt kê các sản phẩm được quản lý), quý vị có thể xem xét sự hướng dẫn dưới đây khi thiết lập chương trình kiểm nghiệm hợp lý cho công ty của quý vị.

Một chương trình kiểm nghiệm hợp lý phải cung cấp cho nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu một mức độ bảo đảm cao rằng sản phẩm tiêu dùng của nhà sản xuất đó tuân thủ quy tắc hoặc tiêu chuẩn an toàn sản phẩm được áp dụng.

Một chương trình kiểm nghiệm hợp lý cần được thể hiện bằng văn bản và phải được phê duyệt bởi ban quản lý cấp cao của nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu). Ngoài ra, quý vị có thể muốn tính đến việc duy trì các hồ sơ lưu trữ của quý vị theo cách thức tương tự như các quy định về lưu trữ hồ sơ áp dụng cho sản phẩm dành cho trẻ em.

Một chương trình kiểm nghiệm hợp lý phải được đặt trên cơ sở của sự đánh giá và lập luận đã được cân nhắc của nhà sản xuất (hay nhà nhập khẩu) liên quan tới số lượng, tần suất và phương pháp kiểm nghiệm sẽ được thực hiện đối với sản phẩm. Những lập luận này phải là những giả định hợp lý về ngành công nghiệp trong đó nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu) hoạt động, bao gồm những yếu tố như tính chất và độ dài của mối quan hệ giữa nhà sản xuất với các nhà bán hàng và cung ứng, và về loại vật liệu và quy trình được sử dụng trong sản xuất, kể cả tiềm năng về tính hay biến đổi trong các vật liệu và các quy trình đó. Nói cách khác, một sản phẩm có ít bộ phận hợp thành hơn, có độ rủi ro thấp hơn về sự hay biến đổi của những bộ phận hợp thành đó (ví dụ, một áo thun t-shirt nhuộm màu) thì có phần chăc sẽ cần một chương trình kiểm nghiệm rất khác so với một sản phẩm có nhiều bộ phận hợp thành hơn và các bộ phận đó có độ rủi ro về biến đổi cao hơn (chẳng hạn như những sản phẩm hóa chất liên quan tới việc pha trộn các chất nguy hiểm, có tiềm năng gây nguy hiểm hoặc dễ bay hơi).

Xin xem tuyên bố chối từ trách nhiệm dưới đây để có thêm thông tin

Tôi có phải kiểm nghiệm sản phẩm dùng chung của mình tại một phòng thí nghiệm thuộc bên thứ ba được CPSC chấp nhận hay không?

Không. Không có quy định nào bắt buộc một nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm dùng chung (không phải sản phẩm dành cho trẻ em) phải sử dụng một phòng thí nghiệm bên thứ ba được CPSC chấp nhận để thực hiện việc kiểm nghiệm sản phẩm của mình.

Một nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có thể dùng một phòng thí nghiệm của bên thứ ba được CPSC chấp nhận để kiểm nghiệm sản phẩm tiêu dùng của mình theo các quy tắc và tiêu chuẩn thích hợp. CPSC đã chấp nhận hàng trăm phòng thí nghiệm trên khắp thế giới và đã công bố danh sách các phòng thí nghiệm bên thứ ba được CPSC chấp nhận này. (xin xem thông tin về kiểm nghiệm của bên thứ ba cho sản phẩm dành cho trẻ em).

Một khi tôi đã kiểm nghiệm và chứng nhận rằng sản phẩm tiêu dùng của tôi tuân thủ những quy định thích hợp, thì tôi phải tái kiểm nghiệm và tái chứng nhận thường xuyên như thế nào?

Không có quy định nào bắt buộc một nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng chung (không phải sản phẩm dùng cho trẻ em) phải tái kiểm nghiệm và tái chứng nhận sản phẩm của mình theo định kỳ.

Tuy nhiên, nói chung, việc tái kiểm nghiệm sản phẩm tiêu dùng của quý vị mỗi khi có sự thay đổi về nguyên vật liệu của sản phẩm đó được coi là một cách làm tốt. Với những sản phẩm dùng chung thì CPSC cũng khuyến khích, nhưng không bắt buộc, quý vị tái kiểm nghiệm sản phẩm của quý vị theo định kỳ sau khi đã có chứng nhận ban đầu về sản phẩm đó. Việc “Kiểm nghiệm định kỳ” được giải thích chi tiết hơn ở dưới đây.

Mọi sự thay đổi về vật liệu, chẳng hạn như thay đổi sơn, kim loại, vải sợi, hoặc những vật liệu khác được dùng để sản xuất một sản phẩm tiêu dùng hoặc thay đổi thiết kế, thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm, đều có thể làm cho sản phẩm trở nên không còn tuân thủ các quy tắc nữa. Trong tình huống đó, quý vị nên tái kiểm nghiệm tính chất tuân thủ của sản phẩm đối với các quy tắc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nguyên vật liệu. Quý vị cũng cần cập nhật giấy chứng nhận GCC của mình.

Quý vị phải bảo đảm rằng sản phẩm tiêu dùng của quý vị lúc nào cũng tuân thủ đúng các quy định quản lý.

Tôi có phải kiểm nghiệm từng đợt (hoặc từng chuyến hàng) sản phẩm sử dụng chung của tôi hay không?

Không. Tuy nhiên, như đã lưu ý ở trên, nhân viên của CPSC đề nghị “nhưng không bắt buộc” quý vị nên xem xét việc triển khai một kế hoạch kiểm nghiệm hợp lý nhằm cung cấp cho quý vị một độ bảo đảm cao rằng sản phẩm của quý vị có tuân thủ các quy tắc về an toàn sản phẩm tiêu dùng được áp dụng.

Một công ty có thể xác lập các biện pháp kiểm soát đối với nguyên vật liệu được đưa tới nhà máy cùa mình, kiểm soát quy trình tại cơ sở sản xuất, kiểm soát quản lý để giảm thiểu những biến đổi và độ rủi ro cũng như những kỹ thuật khác để có được sự bảo đảm cao độ về tính chất tuân thủ liên tục của hàng hóa của mình. Mỗi công ty cũng cần phân tích những trình tự thủ tục của mình để quyết định tần suất kiểm nghiệm thích hợp trong kế hoạch kiểm nghiệm hợp lý của mình.

Quý vị phải tái kiểm nghiệm các đợt sản xuất của quý vị bất cứ lúc nào có sự thay đổi về nguyên vật liệu có thể tác động đến sự tuân thủ của sản phẩm đối với các quy tắc về an toàn sản phẩm tiêu dùng chung, hoặc đối với các quy tắc tương tự, các lệnh cấm, các tiêu chuẩn hoặc các quy định theo bất kỳ luật lệ nào được Ủy Ban thực thi cho sản phẩm đó. Ngoài ra, nếu quý vị cảm thấy không chắc chắn liệu đã có sự thay đổi nguyên vật liệu hay chưa thì điều nên làm là quý vị cần kiểm nghiệm từng đợt hàng, từng chuyến hàng để chứng nhận sản phẩm của quý vị một cách đúng đắn. Đây là một quyết định quý vị cần đưa ra với sự cẩn trọng, theo những gì quý vị đã biết về độ tin cậy của dây chuyền cung ứng cho quý vị và của quy trình sản xuất sản phẩm.

Thay đổi nguyên vật liệu

Thay đổi nguyên vật liệu là gì?

Thay đổi nguyên vật liệu là một sự thay đổi - mà nhà sản xuất thực hiện trong thiết kế của sản phẩm, trong quy trình sản xuất hoặc trong nguồn gốc các bộ phận hợp thành sản phẩm, mà một nhà sản xuất, với sự cẩn trọng cần thiết, đã biết hoặc cần phải biết - có thể ảnh hưởng tới khả năng của sản phẩm trong việc tuân thủ các quy tắc về an toàn sản phẩm tiêu dùng hoặc các tiêu chuẩn khác được áp dụng.

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ rằng tôi đã thực hiện một sự thay đổi nguyên vật liệu đối với sản phẩm sử dụng chung (không phải dành cho trẻ em) của tôi?

Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị đã thực hiện một sự thay đổi nguyên vật liệu đối với sản phẩm dùng chung của quý vị thì quý vị nên tái kiểm nghiệm sản phẩm đó sao cho phù hợp với các quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng chung hoặc các tiêu chuẩn khác được áp dụng. Sau khi tái kiểm nghiệm, quý vị cần phát hành Giấy chứng nhận GCC mới, dựa trên kết quả kiểm nghiệm.

Tôi có nên tái kiểm nghiệm toàn bộ sản phẩn nếu như sự thay đổi nguyên vật liệu chỉ xảy ra với một bộ phận hợp thành sản phẩm?

Không nhất thiết phải tái kiểm nghiệm toàn bộ sản phẩm. Việc kiểm nghiệm bộ phận hợp thành có thể cũng đủ khi sự thay đổi nguyên vật liệu chỉ xảy ra ở một bộ phận của sản phẩm. Khi có sự thay đổi nguyên vật liệu ở một bộ phận hợp thành một sản phẩm mà không tác động tới các bộ phận hợp thành khác và không ảnh hưởng tới khả năng của sản phẩm hoàn chỉnh trong việc tuân thủ các quy tắc về an toàn sản phẩm tiêu dùng được áp dụng thì nhà sản xuất có thể phát hành một Giấy chứng nhận GCC mới dựa trên các cuộc kiểm nghiệm trước đó, cùng với kết quả của cuộc kiểm nghiệm mới đối với sự thay đổi nguyên vật liệu của bộ phận hợp thành liên hệ. Tuy nhiên, nếu như một bộ phận bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng của sản phẩm hoàn chỉnh trong việc tuân thủ thì toàn bộ sản phẩm cần được tái kiểm nghiệm.

Xin xem bên dưới để có thêm thông tin về việc kiểm nghiệm bộ phận hợp thành.

Kiểm nghiệm định kỳ

Kiểm nghiệm định kỳ là gì?

Kiểm nghiệm định kỳ là kiểm nghiệm được thực hiện trên những sản phẩm vẫn đang được tiếp tục sản xuất, sau khi đã có chứng nhận ban đầu về một sản phẩm tiêu dùng.

Kiểm nghiệm định kỳ có tính cách bắt buộc đối với sản phẩm dành cho trẻ em. Kiểm nghiệm định kỳ không phải là một đòi hỏi đối với sản phẩm dùng chung (không phải sản phẩm dành cho trẻ em) nhưng nhà sản xuất có thể tự nguyện chọn tham gia vào việc kiểm nghiệm định kỳ. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về kiểm nghiệm định kỳ vì nó liên quan tới sản phẩm dành cho trẻ em và tính xem quý vị có thể áp dụng những nguyên tắc đó vào sản phẩm dùng chung (không phải sản phẩm dành cho trẻ em) của quý vị như thế nào.

Kiểm nghiệm bộ phận hợp thành

Nếu nhà cung cấp bộ phận của tôi đã kiểm nghiệm một phần của sản phẩm của tôi hoặc đã đưa một phần của sản phẩm của tôi vào một chương trình kiểm nghiệm hợp lý thì tôi có thể căn cứ vào việc kiểm nghiệm đó hoặc chương trình kiểm nghiệm hợp lý đó để phát hành một giấy chứng nhận GCC cho sản phẩm của tôi hay không?

Được. Quý vị có thể căn cứ vào kiểm nghiệm bộ phận để đáp ứng quy định phải kiểm nghiệm sản phẩm dùng chung (không phải dùng cho trẻ em) của quý vị hoặc đưa sản phẩm đó vào một chương trình kiểm nghiệm hợp lý.

Ủy Ban đã ban hành một quy định về việc sử dụng kiểm nghiệm bộ phận. Mặc dù việc kiểm nghiệm bộ phận có tính tự nguyện, những nhà sản xuất nào dựa vào kết quả kiểm nghiệm bộ phận cần phải tuân theo quy định về kiểm nghiệm bộ phận, kể cả việc hành xử thận trọng đúng mức cần thiết. Xin tìm hiểu thêm về việc kiểm nghiệm bộ phận.

Để dựa vào kết quả kiểm nghiệm bộ phận do một nhà cung cấp thực hiện, thì tối thiểu nhà cung cấp đó phải cung cấp cho quý vị bản sao các kết quả kiểm nghiệm của họ hoặc chương trình kiểm nghiệm hợp lý của họ, cùng với một bản sao bằng văn bản chương trình kiểm nghiệm hợp lý của họ để quý vị giữ làm hồ sơ.

Ngoài ra, thông tin mà nhà cung cấp của quý vị cung cấp cho quý vị phải có độ bảo đảm cao rằng bộ phận được cung cấp cho quý vị có tuân thủ các quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng được áp dụng, và rằng, đến lượt mình, quý vị có thể phát hành một giấy chứng nhận GCC.

Liệu có trường hợp nào mà tôi không thể căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm do nhà cung cấp bộ phận cho tôi thực hiện hay không?

Việc kiểm nghiệm một bộ phận hoặc một chương trình kiểm nghiệm hợp lý cho một bộ phận phải đủ để chứng thực sự tuân thủ (trong giấy GCC) của sản phẩm đó đối với các quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng được áp dụng hoặc các tiêu chuẩn khác.

Trong một số tình huống nào đó, việc kiểm nghiệm một bộ phận sẽ không đủ cho một sản phẩm tiêu dùng mà việc kiểm nghiệm nó trong trạng thái thành phẩm là một phần của quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như trong trường hợp kiểm nghiệm tính dễ cháy của thảm được thực hiện đối với tấm thảm đã hoàn chỉnh. Trách nhiệm của quý vị, với tư cách nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, là phải bảo đảm rằng tất cả mọi kiểm nghiệm để chứng nhận theo quy định đều đã được hoàn tất trước khi phát hành một giấy chứng nhận GCC.