Danh từ động từ tính từ nghĩa là gì

Tiếng Việt có khá nhiều các từ loại cơ bản. Trong đó, đáng chú ý nhất là danh từ, động từ, tính từ và đại từ. Khi mới tiếp xúc với các từ này, bé sẽ không tránh khỏi lúng túng, không thể phân biệt. Dưới đây là cách phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt cho trẻ tiểu học.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Danh từ và tính từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ sự vật. Bao gồm cả con người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị đếm, đo… Danh từ được chia làm 2 loại là danh từ riêng và danh từ chung.

– Danh từ riêng: dùng để gọi tên riêng của một sự vật hoặc con người, địa danh. Ví dụ [tên] Phương, Hiền, [tỉnh] Khánh Hòa, Nghệ An…

– Danh từ chung: dùng để gọi tên chung của sự vật, hiện tượng. Trong đó, danh từ chung lại được chia làm 2 loại là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng. Danh từ cụ thể là những sự vật, hiện tượng con người có thể cảm nhận bằng giác quan. Ví dụ như quạt, sách, bút… Danh từ trừu tượng là những khái niệm chúng ta không thể chạm vào/cảm nhận. Ví dụ như hạnh phúc, vui vẻ, thành công…

Tính từ là những từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của một sự vật, hiện tượng. Tính từ được chia làm 2 loại là tính từ chỉ tính chất chung và tính từ chỉ tính chất có mức độ [đi kèm phụ từ].

Cách phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt

Có rất nhiều trường hợp khó xác định một từ nào đó là danh từ hay tính từ. Khi đó, chúng ta phải căn cứ vào sự kết hợp của chúng với các phụ từ. Cụ thể như sau:

Danh từ:

– Đi kèm với những từ chỉ số lượng ở trước nó. Ví dụ như: một tình yêu, những lời giải thích, những cơn giận…

– Đi kèm với những từ mang tính chỉ định ở phía sau nó. Ví dụ như: ngày hôm ấy, cảm xúc này, quan điểm kia…

– Kết hợp với từ “nào” ở phía sau để tạo thành một câu hỏi nghi vấn. Ví dụ như: nơi nào, lúc nào, cảm giác nào…

– Có thể tạo thành một danh từ mới [cụm danh từ] nhờ kết hợp với động từ hoặc tính từ khác đi kèm. Ví dụ như: niềm hạnh phúc, cảm giác vui, sự đấu tranh…

– Có thể biến đổi thể loại từ vựng tùy văn cảnh. Ví dụ như: Nhàm chán sẽ khiến bạn khó hòa nhập [“nhàm chán” là tính từ đã biến thành danh từ].

Tính từ:

– Đi kèm với những từ chỉ mức độ: rất, vô cùng, hơi, quá, lắm, cực kỳ… Ví dụ như: xấu lắm, khó lắm, tốt cực kỳ…

Có thể bạn quan tâm:  Tổng hợp những công thức Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, các động từ chỉ cảm xúc cũng có thể đi với các từ chỉ mức độ. Ví dụ yêu lắm, nhớ quá… Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ văn cảnh trước khi kết luận loại từ của bất cứ từ nào.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt không hề dễ nhưng cũng không phải quá khó. Trẻ tiểu học lần đầu tiếp xúc với ngữ pháp sẽ có những lúng túng nhất định. Càng đọc nhiều, trẻ sẽ càng dễ phân biệt và có kinh nghiệm hơn. Chúc mẹ và bé luôn có những giờ học ngữ pháp thật vui và hiệu quả với các mẹo trên.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Admin

Danh từ, động từ và tính từ là những loại từ quan trọng trong Tiếng Anh. Chúng đóng vai trò trong việc hình thành câu và tạo nên những câu văn/đoạn văn có ý nghĩa. Hôm nay chúng mình hãy cùng Ms Hoa tìm hiểu chung về vị trí của danh từ, tính từ và động từ trong câu nhé ^^

I. Danh từ [nouns]:

Danh thường được đặt ở những vị trí sau:

1. Chủ ngữ của câu [thường đứng đầu câu, sau trạng ngữ chỉ thời gian]

  • Ví dụ 1: Maths is the subject I like best.

Trong đó, Maths là danh từ làm chủ ngữ của câu

  • Ví dụ 2: Yesterday Lan went home at midnight.

Trong đó, Yesterday là trạng từ chỉ thời gian, và Lan là danh từ làm chủ ngữ câu

2. Sau tính từ: my, your, our, their, his, her, its, good, beautiful….

  • Ví dụ 3: She is a good teacher.

Trong đó, good là tính từ, và danh từ sẽ là teacher

  • Ví dụ 4: His father works in hospital.

Trong đó, his là tính từ sở hữu, và danh từ là father

3. Làm tân ngữ, sau động từ

Trong đó, động từ like và danh từ là Englih

4. Sau các mạo từ a, an, the hoặc các từ this, that, these, those, each, every, both, no, some, any, few, a few, little, a little,…..[Lưu ý cấu trúc a/an/the adj noun]

  • Ví dụ 6: This book is an interesting book.

5. Sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at...

  • Ví dụ 7: Nam is good at Chemistry.

II. Tính từ [adjectives]

Tính từ thường đứng ở các vị trí sau:

1. Trước danh từ: Adj + N

  • Ví dụ 8: Ho Ngoc Ha is a famous singer.

2. Sau động từ liên kết: to be/ seem/ appear/ feel/ taste/ look/ keep/ get + adj

  • Ví dụ 9: She is beautiful
  • Ví dụ 10: She makes me happy
  • Ví dụ 11: He is tall enough to play volleyball.

3. Trong cấu trúc so…that: tobe/seem/look/feel….. so adj that

  • Ví dụ 12: The weather was so bad that we decided to stay at home

4. Tính từ còn được dùng dưới các dạng so sánh [lưu ý tính từ dài hay đứng sau more, the most, less, as….as]

  • Ví dụ 13: Meat is more expensive than fish.
  • Ví dụ 14: Bao Thy is the most intelligent student in my class

5. Tính từ trong câu cảm thán: How adj S V và What [a/an] adj N

  • Ví dụ 15: How beautiful she is!

III. Động từ [verbs]

Vị trí của động từ trong câu rất dễ nhận biết vì nó thường đứng sau chủ ngữ.

  • Ví dụ 16: My family has five people.
  • Ví dụ 17: I believe her because she always tells the truth.

Trên đây là những kiến thức có liên quan đến vị trí của Động từ, Danh từ, Tính từ. Các con lưu về và đừng quên vị trí của những loại từ này trong Tiếng Anh nhé ^.^

Câu 1

 1. Lý thuyết

- DT kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ ,đó,… ở phía sau [ hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,… ]

- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau [ lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?…]

- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới [ sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…]

- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

V.DSạch sẽ là mẹ sức khoẻ. [ sạch sẽ [TT] đã trở thành DT ]

* Động từ :

- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,… ở phía trước [ hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,…]

- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu [TT không có khả năng này ] [đến bao giờ? chờ bao lâu?…]

*Tính từ :

- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… [rất tốt, đẹp lắm,…]

* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc [ trạng thái ] như : yêu, ghét, xúc động,… cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,…. Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,…Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.

Câu 2

2. Bài tập thực hành 

Bài 1 :

Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.

a]xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT

b]Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật,  DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.

* Đáp án :

a]

- DT :….

- Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn.

b]

- …..

- DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa.

- DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống.

- DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện. 

Bài 2 :

Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng :

a]     Bạn Vân đang nấu cơm nước.

b]    Bác nông dân đang cày ruộng.

c]     Mẹ cháu vừa đi chợ búa.

d]    Em có một người bạn bè rất thân.

*Đáp án : Các từ cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.

Cách sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ [ nước, nương, búa, bè ]

Bài 3 :

Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu [ với mỗi từ ] sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.

*Đáp án : V.DCánh đồng rộng mênh mông / Em rất yêu cánh đồng quê em.

Bài 4 :

Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :

-         Anh ấy đang suy nghĩ.

-         Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

-         Anh ấy sẽ kết luận sau.

-          Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

-         Anh ấy ước mơ nhiều điều.

-         Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

*Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.

Bài 5 :

Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây  bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó :

a]     Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.

b]    Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.

*Đáp án :

vẫn : bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

- đã : bổ sung ý nghĩa thời gian [ quá khứ ]

đang : bổ sung ý nghĩa thời gian [ hiện tại ]

sắp : bổ sung ý nghĩa thời gian 9 tương lai ].

Bài 6 :

Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :

-         Đi ngược về xuôi.

-         Nhìn xa trông rộng.

-         nước chảy bèo trôi.

*Đáp án :

- DT: nước, bèo.

- ĐT : đi , về, nhìn, trông.

- TT : ngược, xuôi, xa, rộng.

Bài 7 :

Xác định DT, ĐT, TT của các  câu sau :

-         Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

-         Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.

-         Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.

-         Nước chảy đá mòn.

*Đáp án :

- DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá.

-ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi.

- TT : riêng, đầy, cao.

Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 7 khác từ ngược , xuôi trong bài 6.]

Bài 8:

Xác định từ loại của những từ sau :

Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.

*Đáp án :

-DT: niềm vui, tình thương.

- ĐT : vui chơi, yêu thương.

- TT : vui tươi, đáng yêu.

Bài 9 :

Xác định từ loại của những từ sau :

Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.

*Đáp án :

- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.

- TT : thân thương, trìu mến.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề