Đạt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

Đạt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

Nắm được khái niệm và phân loại quan hệ từ, hệ thống các bài tập theo từng dạng sẽ giúp học sinh dễ dàng đạt điểm cao phần này.

Quan hệ từ là bài học luyện từ và câu quan trọng ở Tiểu học mà con sẽ được gặp lại ở cấp THCS. Hơn nữa, đây còn là kiến thức thực tế và hữu ích, con cần sử dụng trong viết tập làm văn lẫn giao tiếp hằng ngày. Để học sinh hiểu và vận dụng đúng quan hệ từ trong văn nói lẫn văn viết, cô Thu Hoa (hocmai.vn) đã tổng hợp kiến thức và phân dạng bài tập tiêu biểu. Đây sẽ là nội dung rất quan trọng mà học sinh không thể bỏ qua đấy.

1- Định nghĩa về quan hệ từ

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để,…

2- Phân loại quan hệ từ

Thông thường, quan hệ từ được chia làm hai dạng sau: Quan hệ từ (là các quan hệ từ đơn lẻ, xuất hiện duy nhất trong câu với chức năng nối vế); cặp quan hệ từ (là các quan hệ từ đi theo cặp với nhau để biểu thị đầy đủ được mối quan hệ của các đối tượng).

Các kiểu quan hệ từ thường gặp

  • Quan hệ đồng thời: cùng,…
    Ví dụ: Hoa cùng gia đình về thăm quê ngoại.
  • Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc,…
    Ví dụ: Màu đỏ hoặc vàng sẽ làm nổi bật bức tranh hơn.
  • Quan hệ đối lập: nhưng, tuy,…
    Ví dụ: Tuy mưa lớn, cây trong vườn vẫn không bị quật ngã.

Các kiểu cặp quan hệ từ thường gặp ở Tiểu học 

  • Chỉ nguyên nhân – kết quả: vì…nên, …
    Ví dụ: Nam không chịu học bài nên bị điểm kém.
  • Giả thiết – kết quả: nếu…thì, …
    Ví dụ: Nếu ngày mai mưa thì ta sẽ hoãn chuyến đi.
  • Chỉ sự tăng tiến: càng … càng, không những … mà còn
    Ví dụ: Tôi càng nói, cô bé càng sợ hãi chạy đi.
  • Chỉ sự tương phản: tuy… nhưng,…
    Ví dụ: Tuy Nam không đạt giải nhưng mẹ cậu rất hãnh diện vì cậu đã cố gắng hết mình.
Đạt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống
Cô giáo Thu Hoa (Hocmai.vn) hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy kiến thức về quan hệ từ

Tham khảo video bài giảng tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/61798/bai-05-luyen-tap-ve-quan-he-tu.html

3 – Các dạng bài tập về quan hệ từ ở Tiểu học

Dạng 1: Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Bà tập mẫu: Điền quan hệ từ phù hợp để hoàn thành câu: (Tuy … nhưng; của; nhưng; vì … nên; bằng; để).

  • Những cái bút … tôi không còn mới … vẫn tốt. (của/nhưng)
  • Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh … máy bay … kịp cuộc họp ngày mai. (bằng/để)
  • … trời mưa to … nước sông dâng cao. (Vì … nên)

Dạng 2: Tìm quan hệ từ xuất hiện trong câu

Bài tập mẫu: Xác định quan hệ từ trong các câu sau.

  • Trên bãi tập, một tổ tập nhảy sao còn một tổ tập nhảy xa. (còn)
  • Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa. (mà)
  • Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.(nên)

Dạng 3: Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng thuộc quan hệ từ gì

Bài tập mẫu: Xác định và phân loại cặp quan hệ từ trong các câu dưới đây.

  • Bạn Hà chẳng những học giỏi bạn ấy còn ngoan ngoãn.
    (Quan hệ tăng tiến)
  • Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại không chịu khó học bài.
    (Quan hệ nguyên nhân – kết quả).
  • Tuy chúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
    (Quan hệ đối lập)

Dạng 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm

Bài tập mẫu: Điền các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu.

  • Hoa … Hồng là bạn thân. (và)
  • Hôm nay, thầy sẽ giảng … phép chia số thập phân. (về)
  • … mưa bão lớn … việc đi lại gặp khó khăn. (Vì … nên)

Dạng 5 + 6: Đặt câu sử dụng quan hệ từ/cặp quan hệ từ

Bài tập đặt câu với quan hệ từ không quá khó, nhưng để đặt câu hay và phục vụ trong viết tập làm văn, cô Thu Hoa cũng lưu ý học sinh nên vận dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong câu. Câu văn sẽ hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.

  • Câu văn thông thường: Gió thổi mạnh mưa băt đầu kéo đến.
  • Câu văn hay: Từng trận gió rít ầm ầm qua khe cửa cơn mưa ào ào kéo đến.

Dạng 7: Viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng quan hệ từ

Đây là dạng bài phát triển từ bài tập đặt câu, khi đã có kỹ năng đặt câu logic và hấp dẫn thì việc viết đoạn cũng hoàn toàn tương tự. Nhưng học sinh hãy lưu ý, cần căn cứ và yêu cầu đề bài, theo sát sườn nội dung để hình thành đoạn văn để tránh lỗi lan man, sử dụng các quan hệ từ thích hợp chứ đừng nên tùy ý.

Bài học của cô giáo Thu Hoa (Hocmai.vn) đã cung cấp kiến thức về quan hệ từ: khái niệm, phân loại, các ví dụ trong từng dạng bài và cách làm hiệu quả nhất. Cha mẹ hãy lưu ý cho con ôn tập phần kiến thức quan trọng này nhé!

Hè để vui chơi nhưng không thể bỏ bê kiến thức. Cha mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng cho con bươc vào năm học mới mà không hề lo sợ trước kiến thức mới nhé. Chương trình Học Tốt với rất nhiều khóa học và bài học bổ ích đã sẵn sàng trở thành “cánh tay” đồng hành cùng con trên chặng đường mới. Tìm hiểu ngay thôi!

Đạt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

Câu hỏi: Đặt câu ghép có quan hệ từ

Trả lời:

-Vì trời mưa nên tôi không thể đi học.

-Nếutôi là bạn tôi sẽ chăm chỉ học tập.

-Tuy Nam học không giỏi nhưng bạn ấy rất cố gắng.

-Mai những những học giỏi lại chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ.

Các em cùng tìm hiểu thêm về quan hệ từ nhé!

1. Khái niệm

Quan hệ từlà nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ. Các cặpquan hệ từthường gặp là:

- Vì ... nên...; do... nên; nhờ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).

- Nếu... thì...; hề... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả).

- Tuy ... nhưng...; mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản)

- Không những... mà...; không chỉ... mà còn.. (biểu thị quan hệ tăng lên).

2. Đặt câu sử dụng quan hệ từ

Khu vườn nhà em rợp mát bóng câyvàrộn ràng tiếng chim ca hót.

Tuy trời mưavàđường sá lầy lộinhưngem đến lớp rất sớm.

Mùi hương thoang thoảngcủahoa sữa đã làm cho chúng em thích thú.

3. Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ

-Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mìnhvàvới tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sáchcòngiúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi có rất nhiều loại sáchnhư: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử…Hễkhi nào có dịp đi nhà sáchthìtôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ íchvớibản thân. Tôi luôn trân trọngvàgiữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó.

-Mùa hè bắt đầu từ tháng Tư hàng năm, đúng vào thời gian chúng em đang nỗ lực hoàn thành chương trình cuối cùng của một năm học. Ánh mặt trời chói chang, làm cho không khí chuyển dần từ dịu mát của mùa xuân sang oi nồng với hanh khô của mùa hè. Nổi bật giữa sân trường là hàng phượng vĩ đã đâm bông đỏ rực một góc trời. Những trái vú sữa trong vườn căng mọng, lủng lẳng đung đưa theo chiều gió. Và chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, một kì nghỉ hè nữa lại đến. Chúng em lại đắn đo suy nghĩ là nên đi Vũng Tàu hay Nha Trang để nghỉ mát. Để cùng đón chờ đón kỳ nghỉ hè vui vẻ của tuổi học trò.

-Lớp tôi mặc dù không phải là lớp học tập giỏi nhất khối nhưng ai cũng chăm chỉ học cả. Trong mỗi tiết học, chúng tôi đều hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến đều đặn. Không những vậy, chúng tôi còn rất đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập rất nhiều. Vào mỗi kì thi, những bạn học khá giỏi sẽ kèm và hỗ trợ các bạn học yếu hơn. Nhờ vậy mà chúng tôi đạt điểm cao trong các bài thi và cả thi học kì nữa. Chúng tôi rất vui vì được học tập cùng nhau.

-Lớp 7A của chúng tôi là một trong những lớp học sôi nổi nhất khối, không chỉ bởi thành tích học tập luôn đứng đầu mà còn bởi vì sự năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động của trường. Chúng tôi là một tập thể bao gồm 30 bạn học sinh ưu tú, ai cũng có cho mình những đặc điểm, thế mạnh riêng. Có thể chúng tôi không có những cá nhân thật sự xuất sắc về một mặt nào đó, thế nhưng, cứ vào mỗi dịp thi cử, cả lớp lại cùng giúp đỡ nhau ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất. Ngoài thành tích học tập đáng kể, theo tinh thần vừa học vừa chơi, các thành viên đều tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường đề ra như: văn nghệ, lao động, kế hoạch nhỏ, đôi bạn cùng tiến.... Bên cạnh đó, các cá nhân đều bảo ban nhau để tránh vi phạm những khuyết điểm về nề nếp của trường, của lớp. Vào mỗi tiết chào cờ hàng tuần, lớp 7A đều nằm trong danh sách những lớp thi đua đứng đầu và được thưởng cờ luân lưu khiến ai cũng tự hào, và luôn hứa sẽ thực hiện tốt để xứng đáng với sự tin tưởng của thầy cô, nhà trường. Tôi rất yêu quý tập thể lớp 7A, một tập thể luôn có cho mình bản sắc riêng, chúng tôi luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mà không ghen tị, phân biệt lẫn nhau, mỗi người đều không ngừng cố gắng vì mục tiêu chung của cả lớp.