Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

Ngày nay ở Việt Nam, xe tay ga đang ngày càng được nhiều người yêu thích và là lựa chọn hàng đầu khi mua xe máy. Nhưng bất kì máy móc nào, dù bảo dưỡng tốt đền đâu cũng không thể tránh khỏi những bệnh, lỗi phát sinh sau một thời gian sử dụng.

Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

Bộ nồi xe tay ga

Sau đây là cách nhận biết một số “bệnh” và “cách khắc phục” của bộ nồi xe tay ga:

1. Xe bị ì, lên ga cảm giác máy rống mà xe không đi, tống ga mạnh xe mới chạy được, khi đang chạy buông ga, lên lại cảm giác máy rống lớn, hoặc có tình trạng bị hụp, rung đầu xe, giật giật.

Cách khắc phục:

  • Đây là tình trạng xe đã bị tuột nồi sau. Bố ba càng và chuông nồi đã không còn bắt vào nhau chuẩn như ban đầu. Cách giải quyết là phải vệ sinh nồi hoặc phải thay mới.
2. Chạy xe có cảm giác bị rần theo chu kì ngay từ ga đầu 5-10km/h cho đến ga giữa lẫn ga cuối (đặc biệt xe AB 125 và SH 2013 bị bệnh này ở ga 50-60km/h là điều bình thường không phải do lỗi dưới đây).

Cách khắc phục:

  • Đây là tình trạng bố và chuông bắt không đều, cách giải quyết, dùng giấy nhám nhiễn bo vòng chuông 2 – 3 lần, bố ba càng rửa bằng nước ấm dùng bàn chải đánh răng chả nhẹ, tuyệt đối khuyên rằng không được dùng giấy nhám chà bố ba càng, vì chắc chắn sau khi chà xong sẽ bị lỳ nồi sau một cách rõ ràng.
  • Xe chạy cảm giác bị giật rung, phát ra tiếng kêu két két phái sao bên trái bố và chuông bị trượt, cách giải quyết như trên, triệt để thì phải thay một trong hai.
3. Xe chạy bị giật cục, cảm giác bị tưng tưng trong nồi.

Cách khắc phục:

  • Nồi trước bị khuyết, bi nồi bị móp hoặc ắc nồi bị hư hay kẹp trượt bị lỏng cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nên tiến hành kiểm tra bộ nồi trước trong trường hợp này.
4. Xe chạy có cảm giác rung giật không theo chu kì mà theo nhịp, hoặc lốc nồi có cảm giác nghe phạch phạch mỗi khi thốc ga.

Cách khắc phục:

  • Đây là trường hợp mà dây curoa đã bị giãn, mặt tiếp xúc bị tưa. Khắc phục bằng cách thay dây curoa mới. Cách kiểm tra dây curoa là bẻ ngược dây để thấy được kẽ trong mấy cái răng ở mặt trong, nếu bị nứt quá nhiều là nên thay mới. Tuổi thọ dây curoa ở mức chấp nhận được là từ 15.000-20.000km.
5. Xe chạy phát ra tiếng kêu cạch cạch mỗi khi lên ra hay trả ga.

Cách khắc phục: 

  • Đây là tình trạng lỗi vành, do căn bia vành sau đã bị trượt, cần phải đi đóng cọc vành lại.
6. Xe chạy qua ổ gà kêu cụp, lên dốc lúc xe vừa qua khỏi dốc kêu cụp.

Cách khắc phục:

  • Đây là tình trạng láp (hộp số) đã bị lỏng, cần khác phục bằng cách thay mới hay đem đi phục hồi lại bộ láp (chú ý 20% trường hợp phục hồi láp là sẽ bị hú, cái này là hên xui).

Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

Cách nhận biết bệnh và cách khắc phục bố nồi xe tay ga

Vì thế, khi có nhu cầu sửa chữa bộ nồi xe máy, bạn nên cân nhắc kỹ là nên thay mới để xe chạy tốt hơn, bền hơn hay chỉ khắc phục để vận hành tạm thời mà không hiệu quả về mặt kinh tế. Đừng vì tiếc một chút tiền nhỏ để sửa chữa, mà tiêu tốn một số tiền lớn hơn nhiều cho việc hao xăng.

Nguồn:scootervietnam.vn

Địa chỉ: KCN Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai

Điện thoại: (0251) 6278569 – (0251) 6278570

Hotline: (0251) 3671046 – 0937792088

Fax: (0251) 6278671

Website: www.elig.com.vn – www.elig-tw.com

Facebook: https://www.facebook.com/eliggroup.1998/

    • Giới thiệu - Góp ý
    • Nội quy - Thông báo
    • Thủ tục xe máy
    • Kiến thức xe máy
    • Thông tin các giải đua
    • Honda
    • Yamaha
    • Suzuki
    • Piaggio
    • Phân khối lớn
    • Harley-Davidson
    • Kawasaki
    • Triumph
    • Ducati
    • Chuyện trò
    • Phượt
    • Hình ảnh các hội xe
    • Mua bán xe cũ
    • Mua bán xe mới
    • Mua bán Moto PKL
    • Phụ tùng
    • Xe đạp - Xe điện

  1. Ly hợp trên xe ga là loại ly hợp ma sát khô, gồm 2 cụm chi tiết chính liên kết với nhau thông qua dây đai. Cụm chi tiết được nối với trục ra của động cơ được gọi là bộ ly hợp trước và cụm chi tiết được nối với trục vào của bộ láp được gọi là bộ ly hợp sau.
    Do vậy khi hỏng, ngoài các dấu hiệu có thể nhận biết giống với xe số như tốn xăng, xe yếu, giật, tăng tốc kém,… thì ly hợp xe ga lại có những dấu hiệu và dạng hỏng riêng biệt. Lúc này cần phải làm nồi xe tay ga để có thể có được cảm giác lái tốt nhất!

    Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

    Ly hợp xe ga nếu được chăm sóc, bảo dưỡng tốt có thể có tuổi thọ lên tới 8 năm​


    Dấu hiệu hư hỏng

    + Tiếng sôi lớn “gàu gàu” xuất phát từ hư hỏng chi tiết bi văng của ly hợp trước.

    + Tiếng va đập lớn “phành phạch” do dây đai chùng, rão khi quay với vận tốc lớn va đập vào thành hộp truyền động.

    + Rung toàn bộ xe (đặc biệt là hai tay lái) khi mới tăng ga. Nguyên nhân chủ yếu là do lực ép lên guốc ly hợp không đều khiến guốc ly hợp dao động hướng tâm va đập vào bề mặt trong của chuông ly hợp. Theo kinh nghiệm cho thấy một số dòng xe hay gặp trường hợp này là Piaggio, Vespa, AirBlade (đời cũ) và Attila.

    + Có tiếng kêu leng keng do tấm thép chặn guốc ly hợp không được chặt. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra do đây là lỗi trong quá trình lắp ráp của nhà sản xuất.

    Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

    Bụi bẩn bám vào sau má pu-ly làm giảm tính tản nhiệt

    Một số dạng hỏng chủ yếu

    + Rò rỉ dầu ở phớt chặn tại vị trí trục sơ cấp và trục thứ cấp của ly hợp. Dầu sẽ bám dính vào hai mặt bên của đai, guốc ly hợp gây nên hiện tượng trượt khiến xe bị yếu, tăng tốc kém và tốn xăng.

    + Ở cụm ly hợp, sau khi chốt guốc ly hợp bị kẹt khiến bề mặt tấm ma sát trên guốc luôn tì vào bề mặt trong của chuông ly hợp gây mòn nhanh, sinh nhiệt lớn dẫn đến cháy hoặc bong tấm ma sát. Chuông ly hợp bị quá nhiệt dẫn đến cháy đen, biến đổi đặc tính của vật liệu so với ban đầu. Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ khiến dây đai nhanh chóng bị lão hóa, mòn, trùng hoặc thậm chí là bị phá hủy (nát, đứt).

    + Đối với cụm ly hợp trước, một số hư hỏng thường gặp như mòn bi văng khiến xe tăng tốc kém, mòn rãnh bi văng làm bi dễ bị kẹt hoặc mòn không đều gây vênh má puly, phá dây đai. Ngoài ra, ắc ly hợp và giảm giật bị mòn, rơ cũng sẽ gây ra tiếng kêu.

    Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

    Phần tấm ma sát trên guốc ly hợp bị mòn hết


    Chú ý khi sử dụng

    + Định kỳ bảo dưỡng ly hợp để vệ sinh, lau dầu bi văng, chốt guốc và đánh sạch bề mặt ma sát của đai truyền động, má puly.

    + Tăng tốc xe từ tốn, tránh đi qua những đoạn đường ngập nước sâu và cần đưa xe tới trung tâm uy tín để kiểm tra, sửa chữa ngay khi xe có biểu hiện bất thường như xe tốn xăng, yếu, kêu, hú,…

    + Cần thận trọng khi chọn phương án dán lại tấm ma sát trên bề mặt guốc ly hợp để tiết kiệm chi phí sửa chữa do hầu hết chúng có chất lượng kém và phụ thuộc nhiều vào tay nghề người dán.

    + Tuổi thọ của bộ ly hợp phụ thuộc nhiều vào cách vận hành xe và chăm sóc của người sử dụng, nhưng trung bình dao động trong khoảng từ 7 – 8 vạn ki-lô-mét. Ngoài ra một số chi tiết khác như dây đai có tuổi thọ khoảng 2,4 vạn ki-lô-mét (theo khuyến cáo của Honda). Tuổi thọ của guốc ly hợp và bi văng lần lượt là 3,5 - 4 vạn và 3 – 3,5 vạn ki-lô-mét (theo kinh nghiệm).
    Thay thế phụ tùng tại các trung tâm uy tín, có bảo hành.

    Dựa vào kiến thức trên thì việc tự mình chẩn đoán tình trạng hoạt động của bộ ly hợp xe ga là điều không hề khó.


    Bắt bệnh về nồi xe số các bạn xem ở đây: http://www.2banh.vn/threads/bat-benh-ve-noi-cua-xe-so.3339/

    Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

    2banh.vn

    Dấu hiệu xe tay ga bị tuột nồi

    Xem thêm

    Last edited by a moderator: 23 Tháng ba 2016