Đau mắt có kiêng thịt chó không

Bị đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không và cần kiêng khem những gì?

Chủ Nhật ngày 19/08/2018

  • Đau mắt đỏ là gì? Khám đau mắt đỏ ở đâu tốt?
  • Kiêng khi đau mắt đỏ thế nào để bệnh nhanh khỏi?
  • Biểu hiện đau mắt đỏ và cách điều trị

Đau mắt đỏ là căn bệnh có thể xảy đến với bất cứ ai, đặc biệt bệnh còn lây rất nhanh và dễ phát thành dịch. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng khem nhiều thứ. Vậy trong đó đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không?

Bị đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không?

Đau mắt đỏ cần kiêng những gì?

Theo như Đông y thì đau mắt đỏ là chứng bệnh do can phong nhiệt. Thế nên bệnh nhân cần kiêng các loại gia vị cay, nóng như là: hạt tiêu, ớt, hành tây… bởi chúng có thể gây nên cảm giác nóng cho mắt, hoặc khiến mắt đỏ nhiều hơn.

Dân gian cho rằng việc ăn các loại đồ tanh như là cá, mực, tôm… cũng có thể ảnh hưởng, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì thế mà trong lúc mang bệnh chúng ta cần kiêng ăn các loại đồ ăn tanh. Ngoài ra thì mỡ động vật cũng có chứa nhiều chất béo no, chúng vừa không tốt cho mắt khi đang bị đau mắt đỏ, mà còn ảnh hưởng đến tim mạch, máu, não và quá trình chuyển hóa các chất nữa. Thế nên dù có mắc bệnh hay không thì bạn cũng nên hạn chế bớt mỡ động vật.

Cuối cùng, khi mắc đau mắt đỏ chúng ta cũng cần tránh hút thuốc và uống bia, rượu. Bởi chúng có chứa chất kích thích độc hại với cơ thể. Nhất là nicotin trong thuốc lá có tác động đến hệ thần tinh, khiến khả năng điều tiết của mắt suy giảm. Còn rượu bia thì khiến mắt giảm tầm nhìn, giảm khả năng nhạy bén, thậm chí là khiến biểu hiện đau mắt đỏ nghiêm trọng hơn.

Bị đau mắt đỏ cần kiêng ăn đồ tanh.

Bệnh nhân đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không?

Dựa vào các thông tin ở trên thì bệnh nhân đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không? Câu trả lời là không. Bởi thịt gà không nằm trong nhóm các thực phẩm cần kiêng ăn khi mắc đau mắt đỏ. Thế nên chúng ta không cần phải lo lắng khi bị đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không nữa. Bởi quan niệm này là sai. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng, bởi việc ăn quá nhiều lượng mỡ thừa có trong thịt gà cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến bạn.

Ăn nhiều lượng mỡ thừa có trong thịt gà có thể gây ảnh hưởng không tốt cho bạn.

Để hồi phục bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng và hiệu quả thì chúng ta cần lưu ý cân đối dinh dưỡng hằng ngày. Nhất là việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin tổng hợp như là A, B12, C, D… và các loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như là khoai lang, cà rốt, rau bina… giúp cho mắt sáng và khỏe mạnh, bởi khi các loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Đặc biệt bổ sung vitamin C khi đang mắc bệnh là vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, và chống lại bệnh tật.

Hi vọng bệnh nhân có chế độ ăn uống và dinh dưỡng đầy đủ. Bởi nó không chỉ giúp hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh đau mắt đỏ, mà còn có tác dụng lâu dài đến sức khỏe bệnh nhân. Trừ những thực phẩm cần kiêng ở trên thì bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ các chất, không nên kiêng khem quá nhiều do đọc nhiều thông tin chưa kiểm chứng, và khiến cơ thể thiếu chất khó phục hồi bệnh hơn. Mong rằng các bạn đã rút ra được chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh, đồng thời biết được đau mắt đỏ có kiêng thịt gà không.

Thụy Anh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • đau mắt đỏ

Viêm kết mạc hay còn được biết đến với cái tên đau mắt đỏ. Bệnh thường không gây nguy hiểm, nếu chăm sóc tốt và kiêng cữ đúng cách có thể khỏi sau 5 - 7 ngày. Vậy bị viêm kết mạc kiêng ăn gì để mau khỏi. Cùng MEDLATEC tìm câu trả lời qua bài viết sau.

1. Viêm kết mạc là bệnh lý gì?

Viêm kết mạc là hiện tượng các mạch máu ở màng mắt bị xung huyết làm cho kết mạc bị viêm và phù đỏ lên, đó cũng là lý do viêm kết mạc còn có tên gọi khác là “đau mắt đỏ”.

Dị ứng bụi, phấn hoa, tác động vật lý,... đều là các tác nhân gây đau mắt đỏ. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn và virus gây ra. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm, nhất là thời điểm giao mùa. Đây là khoảng thời gian thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển, bệnh có thể bùng thành dịch.

Hiện tượng các mạch máu ở màng mắt bị xung huyết làm cho kết mạc bị viêm và phù đỏ lên gọi là viêm kết mạc

2. Triệu chứng khi bị viêm kết mạc

Một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm kết mạc có thể nhận thấy rõ như: ngứa mắt; mí bị sưng và đỏ; chảy rỉ ghèn nhiều nhất là buổi sáng ghèn dính chặt vào lông mi khiến khó mở mắt; có cảm giác mặt bị cộm, phải thường xuyên dụi mắt.

Ở một số trường hợp, trước tai có thể sẽ nổi hạch gây sưng và đau, nghèn có màu trắng trong và kéo dài thành sợi nếu bị đau mắt đỏ do virus; hoặc ghèn có màu vàng đặc như mủ nếu bị viêm kết mạc do vi trùng gây nên. Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi,... với đối tượng là trẻ nhỏ.

Nếu được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trường hợp biến chứng của bệnh sẽ có biểu hiện chói mắt khi ra sáng, tầm nhìn bị mờ đi,... Lúc này, bạn nên đến ngay các cơ sở uy tín để tìm phương án chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến thị lực sau này.

Một số triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc

3. Bị viêm kết mạc kiêng ăn gì cho mau khỏi?

Viêm kết mạc sẽ rất nhanh khỏi nếu bạn điều trị đúng cách. Việc thực hiện vệ sinh cũng như chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần khiến bệnh nhanh khỏi. Vậy bị viêm kết mạc mắt kiêng ăn gì?

Hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng

Bạn cần nắm rõ những thực phẩm bạn bị dị ứng, dù là bị kích ứng rất nhẹ. Khi bị bệnh, cơ thể thường rất nhạy cảm, những kích thích rất nhẹ cũng khiến bệnh tình nặng thêm. Ngoài ra, khi bị viêm kết mạc, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu protein và có lượng đạm cao như tôm, của, sò, ốc, thịt bò, cá biển,... Cơ thể phản ứng sẽ tiết nhiều Histamin - một chất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa khi ăn những loại thực phẩm này, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Bị viêm kết mạc nên kiêng ăn đồ cay, nóng

Những thực phẩm cay nóng dễ gây chảy nước mắt,... khiến mắt khó chịu. Lúc này phản ứng thông thường sẽ lấy tay dụi mặt, tuy nhiên khi bị đau mắt đỏ, hành động này tuyệt đối bị cấm vì sẽ gây hại đến kết mạc hơn. Vì vậy nên tạm thời ngừng ăn các thực phẩm cay như ớt, tiêu, hành,... khi bị viêm kết mạc. Chỉ nên ăn những đồ thanh mát, giàu vitamin như cà rốt, đu đủ, súp sơ, cải xanh, cam, bưởi,...

Thực phẩm cay nóng dễ gây chảy nước mắt,... khiến mắt khó chịu

Bị viêm kết mạc kiêng ăn gì? - thực phẩm gây kích thích và nhiều dầu mỡ

Tình trạng viêm kết mạc của bạn có thể bị nặng thêm nếu sử dụng quá nhiều đồ ngọt cũng như các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, các loại nước có ga,... Thêm vào đó những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt cũng nên kiêng cữ để bệnh nhanh khỏi hơn.

4. Một số lưu ý khi bị viêm kết mạc

Khi bị viêm kết mạc, bạn cần lưu ý những điều sau:

Đối với người bệnh

  • Tuyệt đối không lấy tay để dụi mắt.

  • Để lau ghèn hay nước mắt chảy ra, bạn nên sử dụng khăn giấy và vứt đó đúng nơi quy định sau khi dùng xong.

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và không tiếp xúc gần với người khác khi bị đau mắt đỏ.

  • Nên đeo kính để hạn chế bụi bặm, ánh sáng gây chói mắt,... gây kích ứng cho mắt khiến bệnh nặng thêm.

  • Không đi bơi khi bị viêm kết mạc để hạn chế lây bệnh cho mọi người, cũng như tránh tình trạng viêm nặng thêm vì nước bể bơi không sạch.

  • Vào mỗi buổi sáng, bạn sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt.

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin c như bưởi, cam,... để tăng cường sức đề kháng.

  • Không nên xông mắt bằng thuốc lá.

  • Chườm mắt bằng nước ấm bằng khăn sạch để mắt dễ chịu hơn.

Đối với người thân trong gia đình

  • Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ có thể lây lan qua người với người bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ghèn mắt của người bệnh, hay qua những vật dụng trung gian như khăn mắt, ly chén, chăn gối tay nắm cửa,... Vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ và nên vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng của người bệnh.

  • Sau khi chăm sóc người bệnh, nên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để phòng ngừa bị lây đau mắt đỏ.

  • Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người đang bị viêm kết mạc.

Nếu tình trạng viêm kết mạc kéo dài, sử dụng thuốc mà vẫn không khỏi, hay viêm kết mạc kèm theo triệu chứng như có mủ, loét biểu mô hay xuất huyết kết mạc,... Bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để có phương pháp điều trị khác, tránh để lâu gây nguy hiểm cho thị giác của bạn.

Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý về mắt dễ điều trị và nhanh khỏi. Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quan mà thực hiện sơ sài các bước điều trị, phòng ngừa bệnh. Bạn nên trang bị cho bản thân những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để tránh hoang mang khi bị viêm kết mạc [đau mắt đỏ].

Khám và chữa bệnh viêm kết mạc tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Qua bài viết, hy vọng đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi viêm kết mạc kiêng ăn gì, cũng như những lưu ý trong quá trình chữa trị. Ngoài việc sử dụng thuốc, quá trình chữa sẽ có hiệu quả nhanh hơn khi bạn hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp kỹ hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được các chuyên gia y tế tư vấn, hỗ trợ thêm.

Video liên quan

Chủ Đề