Đề bài - bài 70 trang 141 sgk toán 7 tập 1

+ \(BHM\) vuông tại \(H\) có: \(\widehat M = {30^o}\)nên \(\widehat {{B_2}} =90^0-\widehat M\)\(= 90^0-30^0={60^o}\)(trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau)

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Trên tia đối của \(BC\) lấy điểm \(M\), trên tia đối của tia \(CB\) lấy điểm \(N\) sao cho \(BM = CN.\)

a) Chứng minh rằng tam giác \(AMN\) là tam giác cân.

b) Kẻ \(BH AM\) (\(H \in AM\)), kẻ \(CK AN\; (K \in AN).\) Chứng minh rằng \(BH = CK.\)

c) Chứng minh rằng \(AH = AK.\)

d) Gọi \(O\) là giao điểm của \(HB\) và \(KC.\) Tam giác \(OBC\) là tam giác gì? Vì sao?

e) Khi \(\widehat {BAC} = {60^o}\) và \(BM = CN = BC,\) hãy tính số đo các góc của tam giác \(AMN\) và xác định dạng của tam giác \(OBC.\)

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chứng minh một tam giác là tam giác cân bằng cách chứng minh hai góc ở đáy bằng nhau.

- Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau bằng cách chứng minh các tam giác bằng nhau.

- Chứng minh tam giác là đều bằng cách chứng minh tam giác cân có một góc bằng \(60^o\).

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 70 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Đề bài - bài 70 trang 141 sgk toán 7 tập 1

a) \(ABC\) cân tại \(A\), suy ra \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\) (1)

\(\widehat {{B_1}} + \widehat {ABM} = {180^0}\) (hai góc kề bù) (2)

\(\widehat {{C_1}} + \widehat {ACN} = {180^0}\) (hai góc kề bù) (3)

Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {ACN}\)

Xét \(ABM \) và \(ACN \) có:

\(AB = AC\) (\(ABC\) cân tại \(A\))

\(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\) (chứng minh trên)

\(BM = CN\) (giả thiết)

\(\Rightarrow ABM = ACN\) (c.g.c)

\(\Rightarrow \widehat M = \widehat N\) (hai góc tương ứng)

Vậy \(AMN\) là tam giác cân tại \(A.\)

b) Xét hai tam giác vuông \(BHM\) (vuông tại \(H\)) và \(CKN\) (vuông tại \(K\)) có:

\(BM = CN\) (giả thiết)

\(\widehat M = \widehat N\)(chứng minh trên)

\( \Rightarrow BHM = CKN\) (cạnh huyền - góc nhọn)

\(\Rightarrow BH = CK\) (hai cạnh tương ứng)

c) Theo câu a) ta có tam giác \(AMN\) cân ở \(A\) nên \(AM = AN\) (*)

Theo câu b ta có \(BHM = CKN\) nên suy ra \(HM = KN\) (2*).

Từ (*) và (2*) ta có: \(AH = AM HM = AN KN = AK\)

Vậy \(AH = AK.\)

d) \(BHM = CKN\) suy ra \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\) (hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{B_3}}\) (2 góc đối đỉnh); \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{C_3}}\)(2 góc đối đỉnh)

Nên \(\widehat {{B_3}} = \widehat {{C_3}}\).

Vậy \(OBC\) là tam giác cân tại \(O.\)

e) Khi \(\widehat {BAC} = {60^o}\)và \(BM = CN = BC\) hình được vẽ lại như sau:

Đề bài - bài 70 trang 141 sgk toán 7 tập 1

+ Tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(\widehat {BAC} = {60^o}\)nên là tam giác đều hay \(AB = BC = AC\).

Mặt khác: \(BM = CN = BC\) (giả thiết)

Do đó: \(AB = BC = AC = BM = CN\).

Vì\(\Delta ABC\) đều nên \(\widehat {B_1} = \widehat {C_1} = {60^o}\)

Ta có \(\widehat {B_1}\) là góc ngoài tại đỉnh \(B\) của tam giác \(ABM\) nên \(\widehat M + \widehat {BAM}=\widehat {B_1}=60^0\) (***)

Vì \(AB = BM\) (chứng minh trên) nên \(ABM\) cân tại \(B\) suy ra \(\widehat M = \widehat {BAM}\)

Kết hợp với (***) ta có: \(\widehat M = \widehat {BAM}= \dfrac{60^0}{2}= {30^o}\).

Lại có \(\Delta AMN\) cân tại \(A\) (câu a)

Suy ra \(\widehat {ANM} = \widehat {AMN} = {30^o}\).

Theo định lý tổng ba góc trong tam giác \(AMN\) ta có:

\(\widehat {MAN} +{\widehat {AMN} + \widehat {ANM}}= {180^o} \)

\(\Rightarrow \widehat {MAN} = {180^o} - \left( {\widehat {AMN} + \widehat {ANM}} \right)\)

\( = {180^o} - ({30^o+30^0}) = {120^o}\)

Vậy \(AMN\) có \(\widehat M = \widehat N = {30^o};\widehat A = {120^o}.\)

+ \(BHM\) vuông tại \(H\) có: \(\widehat M = {30^o}\)nên \(\widehat {{B_2}} =90^0-\widehat M\)\(= 90^0-30^0={60^o}\)(trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra\(\widehat {{B_3}}=\widehat {{B_2}}= {60^o}\) (2 góc đối đỉnh)

Tam giác \(OBC\) cân (theo câu d) có \(\widehat {{B_3}} = {60^o}\)nên tam giác \(OBC\) là tam giác đều.