Đền củi ở đâu

Đền Chợ Củi

Di tích đền Chợ Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An khoảng 10km về phía Nam. Đền Chợ Củi nằm cách quốc lộ 1A khoảng 200m, tọa lạc giữa khu dân cư đông đúc, quay mặt về hướng Tây Bắc, lưng tựa vào núi, phía trước là dòng sông Lam tạo nên một không gian kiến trúc linh thiêng nhưng rất gần gũi. Căn cứ vào các nguồn tư liệu đang được lưu giữ tại đền cho biết, đền Chợ Củi còn có tên gọi khác là Thánh Mẫu Linh từ hoặc Cô Độc Linh từ, đền được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện. Với lịch sử hàng trăm năm tồn tại, dù đã trải qua một số lần trùng tu, tôn tạo và lần gần nhất là năm 2015 nhưng ngôi đền vẫn giữ được nét linh thiêng cổ kính. Bố cục kiến trúc đền Chợ Củi được cấu tạo nối liền với nhau theo trục thần đạo và toàn bộ không gian nội điện được bố trí thành các cung thờ từ trên xuống dưới gồm cung thờ Thánh Mẫu [thờ Tam phủ], cung thờ Ngũ vị Tôn ông, cung thờ Quan Hoàng Mười, cung Chầu Mười và cung Trần Triều.


 

Tòa thượng điện [hậu cung] là nơi đặt ban thờ Tam tòa Thánh mẫu gồm Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải. Sự tích lưu truyền về các vị Thánh Mẫu kể rằng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh vốn là công chúa Quỳnh Hoa con của Ngọc Hoàng Thượng đế nhưng do phạm lỗi bị giáng xuống trần đầu thai được đặt tên là Giáng Tiên, sau kết duyên với Đào Lang thành vợ chồng và sống với nhau rất hạnh phúc. Năm Giáng Tiên 21 tuổi thì nàng qua đời vì hết hạn ở trần gian phải trở về trời nhưng ở thiên đình nàng sầu não thương nhớ gia đình khôn nguôi và xin Ngọc Hoàng cho trở về hạ giới, được vua cha Ngọc Hoàng đồng ý và lần này giáng trần nàng mang tên Liễu Hạnh. Vì là thần tiên nên Liễu Hạnh chỉ có thể về thăm cha mẹ, chồng con chứ không thể có cuộc sống như xưa, Liễu Hạnh đi mây về gió cứu giúp dân lành và thẳng tay trừng trị những kẻ bất nhân, bất nghĩa. Sự hiển linh của Thánh mẫu Liễu Hạnh được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ tự, được triều đình phong là Mã Hoàng Công chúa và gia tặng là Chế Thắng Hòa diệu Đại vương, dân gian thường gọi là Bà chúa Liễu, cai quản muôn phương, là Mẫu nghi thiên hạ. Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân Thánh Mẫu toàn năng, tương truyền nàng tên là Mỵ Nương Quế Hoa con gái Hùng Định vương, một trong số 18 vị vua Hùng. Nàng có phép thần thông quảng đại dời núi, lấp sông cứu giúp dân lành, mang lại mùa màng tốt tươi cuộc sống ấm no hạnh phúc. Sự linh thiêng của nàng được nhân dân lập đền thờ và tôn là bà chúa Thượng Ngàn cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao. Mẫu Thoải là vị thần sông nước, truyền thuyết nói rằng nàng là con vua Long Vương ở hồ Động Đình được Kinh Dương vương lấy làm vợ, nàng được vua cha giao trông coi cai quản vùng sông nước, ao hồ về sau được suy tôn là Mẫu Thoải. Lại có truyền thuyết khác cho rằng Mẫu Thoải là vợ vua Thủy Tề được Thượng đế phong là Nhữ vương Nam nữ, nam Hải Đại vương trông coi sông biển, làm mưa và chống lũ lụt giúp dân. Ba vị Thánh Mẫu được đặt ở nơi thâm nghiêm và ngự trị ở nơi cao quý nhất của đền thờ, trong đó Mẫu Liễu Hạnh mặc trang phục màu đỏ, Mẫu Thoải mặc trang phục màu xanh và Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu trắng. Tiếp đến là cung thờ Ngũ vị Tôn ông, từ quan Đệ Nhất đến quan Đệ Ngũ. Trong Ngũ vị quan lớn thì quan Đệ Nhất và quan Đệ Nhị xuất thân là nhiên thần, quan Đệ Nhất vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trần gian cứu giúp dân lành khỏi sự quấy phá của tà quan.


 

Dưới cung Ngũ vị Tôn ông là cung thờ Quan Hoàng Mười, tương truyền từ ông Hoàng Đệ nhất tới ông Hoàng Mười đều có gốc tích là con trai Long thần Bát Hải Đại vương ở hồ Động Đình. Tuy nhiên, theo khuynh hướng lịch sử hóa thì mỗi ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian, những danh tướng có công dẹp giặc, những người khai sáng mở mang cho đất nước, tạo lập cuộc sống ấm no cho muôn dân. Trong tất cả các ông Hoàng thì ông Hoàng Mười được tôn vinh hơn cả, vì vậy sự tích ông Hoàng Mười cũng phong phú hơn và ở đây ông Hoàng Mười được xem là các nhân vật gắn bó với xứ Nghệ. Ông Hoàng Mười trong tâm thức người dân xứ Nghệ là hiện thân của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, vị tướng tài thời nhà Lê, tham gia nghĩa quân Lam Sơn lập được nhiều công lao trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh vào thế kỷ XV. Sau khi chiến thắng khải hoàn, ông được Lê Lợi giao cho trấn giữ vùng đất Hoan Châu, tại đây ông đã có công giữ yên bờ cõi, chăm sóc vỗ về dân chúng làm ăn sinh sống, nên sau khi ông mất nhân dân lập đền thờ và rất linh thiêng. Một truyền thuyết khác về ông Hoàng Mười được dân gian đồng nhất là Uy Minh vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ từng làm Tri châu Nghệ An có nhiều công lao trong việc giữ gìn bờ cõi, vỗ yên dân chúng làm ăn sinh sống đã lưu lại dấu ấn sâu đậm nên được nhân dân tôn thờ ngưỡng vọng. Có thể thấy, dù thánh thần hay nhân vật lịch sử hóa thân nhưng ông Hoàng Mười vẫn rất gần gũi và phù hợp với tâm lý và phong cách của người dân xứ Nghệ. Đó là hình ảnh của một bậc đại trượng phu có khí phách, văn võ kiêm toàn, con người ấy biết bảo vệ, lo nghĩ cho cuộc sống bình yên của dân chúng. Tất cả những đức tính ấy, đặc điểm tâm lý ấy đều hội tụ ở ông Hoàng Mười, ông là thần thánh nhưng không xa rời mà rất gần gũi linh thiêng. Tòa dưới cùng là cung Trần Triều thờ Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một nhân vật lịch sử kiệt xuất sống vào thế kỷ XIII có nhiều đóng góp cho công cuộc chống giặc Nguyên Mông và xây dựng đất nước dưới thời Trần. Ông được người dân tôn xưng là Đức Thánh Trần và ông được đặt riêng một cung thờ ở đền Chợ Củi. Đến với di tích đền Chợ Củi, du khách không chỉ tham quan vãn cảnh, chiêm bái hành lễ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa lễ hội đặc sắc. Lễ hội đền Chợ Củi diễn ra ngay từ đầu năm khi thời khắc năm mới bắt đầu nhưng hàng năm vào dịp ngày mồng 03 tháng 3 âm lịch [ngày giỗ Thánh Mẫu] và ngày 10 tháng 10 âm lịch [ngày giỗ Quan Hoàng Mười] mới là lễ hội được tổ chức lớn và trọng thể nhất trong năm. Các sinh hoạt văn hóa dân gian như hát chầu văn, lễ hầu đồng diễn ra thường xuyên tại đền, những lời ca, tiếng nhạc rộn ràng say đắm tạo nên một không khí lễ hội rất sống động như mời gọi, lưu giữ bước chân du khách muôn phương.    

Đền Chợ Củi là một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, nơi khởi đầu của hành trình du lịch văn hóa tâm linh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, là nhịp cầu nối với du khách gần xa đến khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời của vùng đất Nghi Xuân.

Chỉ dẫn:

Từ thành phố Hà Tĩnh, theo quốc lộ 1A về phía Bắc khoảng 40km hoặc từ Vinh xuôi vào Nam khoảng 10km, theo hướng Tây khoảng 200m là đến đền Chợ Củi.
Liên hệ: 0239 3821 662
Điểm du lịch lân cận: Theo quốc lộ 1A về phía Nam 10km là đến Suối Tiên-Thiên Tượng và nhà thờ danh nhân lịch sử Việt Nam thế kỷ XV Bùi Cầm Hổ; hay về làng rèn Trung Lương, ngược ra Bắc 7km thăm di tích lịch sử cây đa Gia Lách, núi Cơm, núi Quyết và hồ thiên tạo quanh năm nước đầy ắp.

Tác giả bài viết: Võ Đình Thi. Ảnh: Tư liệu

Trong số thập vị Quan Hoàng; Ông Hoàng Mười và Ông Hoàng Bảy là hai vị Ông Hoàng thường hay ngự đồng; cũng bởi vì còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng. Về thân thế của Ông Hoàng Mười có nhiều dị bản. 

Xem thêm: Quan hoàng Mười là ai ? 

Khi ngự đồng; Thánh ông Hoàng Mười thường diện long phục; thêu chữ “thọ”; đầu đội khăn xếp; thắt dây vàng; trâm cài tóc màu vàng. Khi ngự đồng; có khi ông lấy quạt làm sách; lấy bút làm trâm; vừa đi vừa ngâm thơ hoặc giả động tác của dân lao động… Người có căn ông Hoàng Mười thường hay hào hoa phong nhã; giỏi thi phú văn chương]

Hiện nay có hai ngôi đền thờ Ông Hoàng Mười đó là Đền Củi tại xã Xuân Hồng; huyện Nghi Xuân; tỉnh Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười tại Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An. Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc. Đứng bên đền bên này; có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia qua lung linh của dòng sông mơ mộng. Chúng ta cùng tìm hiểu về hai ngôi đền này.

Đền Củi 

Đền Củi hay còn gọi là Đền Chợ Củi có tên chữ là Khu Độc Linh Từ được tạo lập vào cuối đời nhà Lê thuộc xã Xuân Hồng; Nghi Xuân; Hà Tĩnh. Đền Củi gắn với Truyền thuyết Tướng Lê Khôi – vị tướng tài; cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh. Vì thế; ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là “Đức thánh minh”; là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam. Nơi nào có điện thờ mẫu là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông Hoàng Mười.

Chuyện kể rằng khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre; gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè; ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mối đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông; người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.

Theo Lê Hồng Thái sưu tầm thì Đền Củi là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu còn mãi sau này sau khi tướng Lê Khôi mất; Ông Hoàng Mười mới được phối thờ vào đền:

“Trên mặt Tiền ở nhà hạ điện dài 9m; rộng 0;6m của ngôi đền có 4 chữ hán to: “Thánh mẫu linh từ”. Nghiên cứu các tài liệu thành văn và khảo sát thực địa; có thể khẳng định vị thần được thờ chính trong đền Củi là thánh mẫu Liễu Hạnh.

Hiện nay chưa tìm được niên đại ra đời của đền Củi. Khi Lê Khôi đến trấn thủ ở Nghệ An đã thấy có ngôi đền này nhưng quy mô còn rất nhỏ và lợp tranh. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo đền mới được lợp ngói. Diện mạo ngôi đền Củi ngày nay; có phong cách kiến trúc đậm đà dấu ấn thời Nguyễn. Để nhớ công ơn ông Lê Khôi; người đưa lại cuộc sống ấm no cho mình nên sau khi ông mất [1446]; nhân dân lập bài vị ông đưa vào phối thờ ở đền. Trong đền Củi còn thờ cả Hưng Đạo đại Vương; nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần”.

Dân gian quanh vùng còn kể rằng năm 1986. Do mưa lũ do đền bên Mỏ Hạc bị hư hại nặng nên đã gửi đồ tế tự của Ông Mưòi sang đền Củi.

Như vậy; theo Lê Hồng Thái thực chất đền Củi là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu; còn Ông Hoàng Mười chỉ là phối thờ. Có lẽ như vậy; chúng ta có thể thấy tại Đền Củi; cung cấm là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu; còn cung Ông Hoàng Mười được đặt ở ngoài. Tuy vậy; Đền Củi vẫn đông đảo con nhang; đệ tử đến để lễ Ông Mười; bởi có lẽ đền Củi đã tồn tại đã lâu trong tiềm thức của người Việt nam hơn đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới được tôn tạo lại từ dấu tích hoang tàn trong thời gian  gần đây.

Đền Ông Hoàng Mười tại Hưng Nguyên – Nghệ An

Đền Ông Hoàng Mười có tên chữ là Mỏ Hạc Linh Từ nằm trên địa bản xã Hưng Thịnh; Huyện Hưng Nguyên; Tỉnh Nghệ An thờ Quan Hoàng Mười.

Đền Ông Hoàng Mười tại Hưng Nguyên; Nghệ An cách đền củi 2km theo đường chim bay và khoảng 6km theo QL1A.  Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc. Đứng bên đền bên này; có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia qua lung linh của dòng sông mơ mộng.

Đền cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2km theo đường chim bay và được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha. Nhưng sau này trải qua thời gian và chiến tranh; ngôi đền đã trở thành phế tích và hầu như không còn gì. Mãi đến năm 1995 mới được tôn tạo lại. Hiện nay; ngôi đền vẫn đang kêu gọi các nhà hảo tâm cung tiến để xây dựng giai đoạn 2.

Nơi đây còn có Lăng Mộ của Quan Hoàng Mười.

Lăng Mộ Ông Hoàng Mười tại khu đền Quan Hoàng Mười – Hưng Nguyên

Theo tác giả tuphuthanhmau.blogspot.com thì điều rất quan trọng và đáng suy ngẫm là đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới là đền lưu giữ đến 21 đạo sắc phong về Quan Hoàng Mười. Điều đó có thể minh chứng Đền Quan Hoàng Mười Hưng Nguyên mới được coi là đền thờ chính của Quan Hoàng Mười – Quan Trấn thủ Nghệ An”.

Vì vậy; ý kiến người viết bài Lê Hồng Thái về đi lễ Ông Hoàng Mười như sau: 

Thật là có lỗi nếu chúng ta đã đến Đền Củi lễ Quan Hoàng Mười mà không qua đền chính của Ông Mười tại Đền Hưng Nguyên. Có lẽ hợp lý nhất là chúng ta nên đến lễ Thánh Mẫu và Ông Hoàng Mười tại Đền Củi sau đó sang Đền Quan Hoàng Mười Hưng Nguyên để lễ Ông và thăm Lăng Mộ của Ông.

Lễ hội Chính tại hai đền là:

  • Lễ hội rước sắc vào dịp 14/3 ÂL
  • Lễ giỗ ông Hoàng Mười vào dịp 10/10 AAL.

Nguồn: 

Video liên quan

Chủ Đề