Đền ông hoàng 7 ở đâu

Đền Ông Hoàng Bảy hay còn gọi là đền Bảo Hà là ngôi đền linh thiêng gắn với truyền thuyết về Ông Hoàng Bảy. Nơi đây đang dần trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm trên con đường đến với Sa Pa, Lào Cai. Nơi đây được rất nhiều người biết đến bởi sự linh thiêng kỳ lạ. Hãy cùng tìm hiểu về ngôi đền này qua kênh du lịch của du lịch Quốc tế Đại Việt nhé!

Đền ông hoàng 7 ở đâu

Đền Ông Hoàng Bảy là một khu di tích thuộc về lịch sử văn hóa thuộc địa bàn xã Bảo Hà - huyện Bảo Yên - Lào Cai, cách thành phố Lào Cai tầm 60km về hướng nam. Đền được dựng ở chân con đồi Cấm, bên cạnh là nơi sông Hồng vào Việt Nam và chỉ cách ga xe lửa Bảo Hà chỉ 800m. Đền dựng lên để thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy - người anh hùng chỉ huy đội quân đánh đuổi giặc phương Bắc, giữ yên quê hương, nước nhà.

Theo người xưa kể lại, lúc đó là cuối đời nhà Lê - hiệu Cảnh Hưng ( từ năm 1740 đến năm 1786), cả khu Quy Hóa có cả Châu Thủy Vĩ cùng vùng Châu Văn Bàn (một phần Lào Cai ngày nay) luôn bị những tên giặc từ phương Bắc sang cướp của giết người, vô cùng tàn bạo. 

Đền ông hoàng 7 ở đâu

Thời thế sinh anh hùng, lúc bấy giờ tướng Nguyễn Hoàng Bẩy là người được triều đình cử đến để dẹp loạn vùng biên ải nơi đây. Đội quân của ông đã đuổi quân địch ra khỏi vùng Châu Văn Bàn, xây dựng căn cứ Bảo Hà vô cùng vững chắc. Tuy nhiên, trong một trận chiến không cân sức với quân giặc, ông đã anh dũng hi sinh. Thi thể ông bị tướng giặc ném xuống sông, cứ vậy mà trôi theo sông Hồng, dạt vào bên bờ Bảo Hà. Nhân dân trong vùng đã an táng thi thể của ông và lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông. 

Nhìn từ xa, ngôi đền vô cùng uy nghi, tĩnh mặc. Nằm giữa chốn thiên nhiên hữu tình trên là bến, dưới có thuyền, bao quanh bởi những tán cây rừng, đền nổi bật như một nét chính, nổi bật nhất. Đền tựa lưng vào núi, hướng mặt ra dòng sông Hồng như một vệ sĩ canh giữ, bảo vệ vùng đất nơi đây, như chính Ông Hoàng Bảy đã làm xưa kia. 

Đền ông hoàng 7 ở đâu

Hội chính của đền được tổ chức đúng vào ngày 17 tháng 7 theo âm lịch hàng năm, cũng chính là ngày giỗ của tướng Hoàng Bảy. Lễ hội có các phần như lễ rước kiệu, lễ tế thần, dâng hương và nhiều hoạt động văn hóa - thể thao thú vị khác. Không chỉ những ngày lễ mà ngay cả ngày thường nơi đây vẫn đón tiếp hàng trăm lượt khách viếng thăm để thắp hương tưởng niệm hay để cầu bình, cầu an, cầu tài lộc.

Đền ông hoàng 7 ở đâu

Đường đi đến đền cũng vô cùng thuận lợi. Bạn có thể đến đây bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy đều được. Hiện nay ngôi đền ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn để trở thành một địa điểm cho khách thập phương đến dâng hương.

Hãy cùng ghé qua đền Ông Hoàng Bảy với những tour du lịch Sa Pa của du lịch Quốc tế Đại Việt nhé!

Hải Minh   -   Thứ hai, 07/03/2022 06:00 (GMT+7)

Ban Quản lý di tích lịch sử đền Bảo Hà (đền Ông Hoàng Bảy) thông báo mở cửa trở lại đền để đón du khách đến dâng hương, chiêm bái bắt đầu từ 0h00 ngày 6.3.

Đền ông hoàng 7 ở đâu

UBND huyện Bảo Yên đưa ra văn bản thông báo về việc tiếp mục mở đón khách tại đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Văn bản nêu rõ, di tích lịch sử văn hóa đền Bảo Hà mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái từ 0h00 ngày 6.3.2022.

UBND huyện Bảo Yên đề nghị nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm bái tại di tích lịch sử văn hóa đền Bảo Hà chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, ngày 22.2, Ban quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã ra thông báo về việc tạm dừng đón tiếp khách tại Di tích lịch sử văn hóa đền Bảo Hà để thực hiện phòng chống dịch COVID-19.

Đền ông hoàng 7 ở đâu
Đền Bảo Hà thu hút đông đảo du khách dịp đầu xuân năm mới. Ảnh: An Trịnh.

Đền Bảo Hà là ngôi đền thiêng nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, trong đền thờ ông Nguyễn Hoàng Bảy - một danh tướng miền sơn cước có công lớn trong việc khởi binh chống giặc, bảo vệ biên cương thời vua Lê Cảnh Hưng (1740 -1786).

Lễ chính đền Bảo Hà tổ chức vào ngày 17.7 âm lịch hàng năm và đây cũng là ngày giỗ tướng quân Hoàng Bẩy nên thu hút rất đông du khách cùng người dân địa phương tới tham dự. Những ngày đầu xuân mới và tháng cuối năm, đền Bảo Hà đông đúc người tới chiêm bái, nhất là những người làm ăn, kinh doanh...

Chỉ tính riêng trong mấy ngày đầu Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đền Bảo Hà đã đón 11.580 khách.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Đền ông Hoàng Bảy hay còn gọi là Đền Bảo Hà có địa chỉ thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền thờ cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía nam, cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đây còn là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia cổ kính, hoàng tráng này nằm dưới chân đồi Cấm, ngay cạnh dòng sông Hồng. Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh trên bến, dưới thuyền, núi rừng bao bọc xanh ngắt, thâm u. Đền Bảo Hà được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ.

Đền ông hoàng 7 ở đâu
Đền ông Hoàng Bảy – Đền Bảo Hà Lào Cai
Đền ông hoàng 7 ở đâu
Cổng tam quan đền bảo hà
Đền ông hoàng 7 ở đâu
Sơ đồ đền ông hoàng bảy

Gợi ý sắm lễ vật khi đi đền ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy được thờ chính tại đền Bảo Hà, Lao Cai (đền ông hoàng bảy). Khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy quý vị có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay. Lễ mặn: Mâm xôi, gà (gà trống bày nguyên cả con) Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc, oản), trà, thuốc lá, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím… Nếu những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.

Lễ vật dâng ông Hoàng Bảy, không nhất thiết phải dâng Ông 12 tiên nàng. Lễ dâng ông có thể ít hoặc nhiều nhưng chủ yếu tâm bạn phải sáng mới là điều cần thiết nhất.

Bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về Quan Hoàng Bảy, ông Hoàng thứ 7 trong Tứ Phủ Thánh Hoàng của Đạo Mẫu.

Sự tích ông Hoàng Bảy (Quan Hoàng Bảy)

Có nhiều giai thoại kể về ông Hoàng Bảy trong đó sự tích dưới đây được coi là chính thống.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới.

Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời Cảnh Hưng (từ năm 1740 tới năm 1786), bọn giặc phương Bắc thường hay tràn sang quấy nhiễu, cướp bóc. Xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.

Trước cảnh đau thương tang tóc, lại có nguy cơ bị xâm lược, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).

Quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.

Đền ông hoàng 7 ở đâu
Ông Hoàng Bảy – Quan Hoàng Bảy

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.

Ông Hoàng Bảy chấm đồng

Ông Hoàng Bảy (quan Hoàng Bảy) là vị thần hay chấm lính bắt đồng cũng như ngự về đồng nhất trong hệ thống Thập Vị Ông Hoàng. Khi ngự về đồng, quan Hoàng Bảy mặc áo tím chàm hoặc xanh lam, đầu đội khăn xếp thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc. Lúc ngự đồng, ông về tấu hương, khai hoang và cưỡi ngựa đi chấm đồng, trên tay cầm đôi hèo. Nếu ông chấm ai ông sẽ thảy cây hèo vào người đó. Cùng với ông khi đó đồng là Ngài ngự đồng. Ngài là một trong tứ vị Khâm sai, sẽ ngự tọa phán truyền và ban lộc phát tài cho người dâng lễ. Không sử dụng thuốc phiện để hầu ghế ông mà chỉ cần dâng 3 tuần trà ô long và thuốc lá khi ông giá ngự.

Căn ông Hoàng Bảy là gì?

Sau khi hiển linh, Quan Hoàng Bảy không những nổi tiếng về giỏi kiếm cung mà còn rất phong lưu. Khi an nhàn ông thường ngả bàn đèn, ngồi chơi tổ tôm, xóc đĩa,… Vậy nên rất nhiều người nghĩ ông là vị thánh nghiện thuốc, nghiện cờ bạc,… và lan truyền những thông tin sai lệch làm hạ thấp hình ảnh cao đẹp của ông.

Đền ông hoàng 7 ở đâu
Chầu văn Ông Hoàng Bảy – Xuân Hình hầu Đồng

Lý do để giải thích cho việc này là để thu phục các thổ hào, tù trưởng đoàn kết lại với nhau, ông đã chủ động hòa mình vào cuộc sống của họ như uống rượu, đánh bạc, hút thuốc phiện,… Đây là cách tiếp cận và chiêu dụ họ bằng nhân tâm chứ không phải bằng biện pháp quân sự. Sau này, ông cũng chỉ giá ngự về đánh đàn, chơi tổ tôm vào những lúc an nhàn như một thú vui giải trí chứ không hề nghiện ngập. Ngài vẫn luôn là vị tướng có tài và cũng luôn răn dạy nhân dân phải tu tâm, giữ gìn phúc đức về sau.

Do đó, người ta cũng quan niệm rằng, những người có căn Ông Hoàng Bảy có đặc điểm rất rõ là hào hoa phong nhã. Bên cạnh đó, họ cũng sớm giác ngộ tâm linh, lấy đức độ người, khéo cầm kỳ văn xướng, khéo động lòng trắc ẩn, coi tiền danh phù du, xả thân trượng nghĩa….

Đền thờ ông Hoàng Bảy ở đâu?

Hiện nay đền chính thờ Quan Hoàng Bảy là ở đền Bảo Hà (Lào Cai). Ngoài ra ông Hoàng Bảy còn được thờ ở đền Đá Thiên – Trại Cau (Thái Nguyên).

Đền ông hoàng 7 ở đâu
Đền Bảo Hà thờ Ông Hoàng Bảy

Tiệc ông Hoàng Bảy vào ngày nào?

Lễ hội Đền ông Hoàng Bảy diễn ra vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm. Du khách thập phương đều tới đền ông Bảy Bảo Hà để cầu tài cầu lộc.

Sắm lễ đền ông Hoàng Bảy

Lễ vật dâng lên Quang Hoàng Bảy gồm: Chè, rượu, thuốc, hoa quả, bánh kẹo, nhang đèn. Ngoài ra có thể dâng lễ mặn tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau. Khi dâng lễ ông Hoàng Bảy cần lưu ý: Đồ lễ của ông Bảy mang sắc xanh lam hoặc tím chàm. Đây cũng là màu áo trang phục ông Hoàng Bảy của ông khi ngự về đồng. Điều này sẽ thể hiện tấm lòng thành kính của con hương tới ông Bảy, mọi mong muốn sẽ cầu được ước thấy.

Văn khấn Đền ông Hoàng Bảy

Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt

Bóng ác tà đã gác non tây

Trăng in mặt nước vơi đầy

Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền

Quan Hoàng Bảy trần miền Bắc địa

Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang

Quân cơ mưu lược luận bàn

Doanh trung thường có hai hoàng vào ra

Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị

Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai

Can qua dâu bể biến dời

Anh hùng xưa đã ra người cung tiên

Nhớ công đức lập đền phụng sự

Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa

Thú vui điếu khách bàn trà

Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông

Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp

Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca

Nhắn ai lên đất Bảo Hà

Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên

Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích

Quan Bảo Hà thực đích trung quân

Sinh thời làm tướng trung thần

Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn

Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết

Thử ra tài cho biết oai danh

Bao phen lẫm liệt tung hoành

Định an xã tắc đề binh cõi ngoài

Đất Lào Cai là nơi dụng võ

Quyết ra tay đội ngũ tiến công

Biên cương súng nổ đùng đùng

Sa trường sương núi máu sông chẳng nề

Đem quân về Thất Khê phòng thủ

Đền Bảo Hà lạc thú huê viên

Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên

Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần

Bỗng một trận sầu vân ám kết

Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam

Vui cùng nước biếc trăng ngàn

Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu

Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn

Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh

Từ bi cải dữ làm lành

Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng

Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ

Ai khẩn cầu tế độ thì qua

Hoàng về trắc giáng điện toà

Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.

Bản văn Quan Hoàng Bảy

Mời độc giả xem trong bài viết này:

Bản văn ông Hoàng Bảy đầy đủ