Di chỉ kiến trúc cổ An phong ở đâu

Ngày 23-2, UBND quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp thành phố Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ. Đây là di tích thuộc loại hình di tích khảo cổ duy nhất đến thời điểm này tại Đà Nẵng được xếp hạng di tích cấp thành phố.

Phát biểu tại sự kiện này, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam đề nghị quận Cẩm Lệ, Sở Văn hóa và Thể thao cùng các đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu UBND TP xây dựng Dự án Bảo tàng Điêu khắc Chăm giai đoạn 2 và bảo quản, tu bổ, phục hồi Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ trình UBND TP phê duyệt làm cơ sở cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy bền vững giá trị di sản trong thời gian tới. Tiếp tục nghiên cứu, điền dã khảo cổ để làm sáng tỏ hơn nữa các tầng ý nghĩa của di tích khảo cổ độc đáo này.

 Đây là di tích thuộc loại hình di tích khảo cổ duy nhất đến thời điểm này tại Đà Nẵng được xếp hạng di tích cấp thành phố.

Di tích Chăm Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) được phát lộ và thực hiện khai quật khảo cổ lần đầu trên diện tích 500 m2 theo Quyết định số 1666/QĐ-BVHTTDL ngày 4-5-2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Kết quả khảo cổ cho thấy, tại đây là di tích của ít nhất ba ngôi tháp Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, đến nay có niên đại khoảng 1.000 năm. Đây là di tích tiêu biểu trong các di tích Chăm tại Đà Nẵng có điều kiện khảo sát đầy đủ nhất, đồng thời là di tích duy nhất cho đến nay trong toàn bộ hệ thống đền tháp Chăm có điều kiện để nghiên cứu và giới thiệu về phần nền móng kiến trúc. Trong đó, có một ngôi tháp còn lại phần cấu trúc lòng tháp dưới mặt đất (gọi là hố thiêng) lần đầu tiên được khám phá, nghiên cứu. Ngoài ra, trong khuôn viên khu di tích còn có hạng mục Miếu Bà là di tích thời Tự Đức (1862) có giá trị về di sản kiến trúc và tín ngưỡng dân gian.

Trước yêu cầu về việc bảo tồn di tích, phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục gắn với phát huy giá trị di tích góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đem lại lợi ích cho nhân dân địa phương; gìn giữ một di tích văn hóa có 1.000 năm tuổi, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu UBND TP Đà Nẵng phê duyệt ranh giới bảo vệ với diện tích 2.653 m2 tại Quyết định số 6314/QĐ-UBND ngày 12-9-2013. Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao giao Bảo tàng Điêu khắc Chăm chịu trách nhiệm quản lý di tích. Năm 2017, UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 6236/QĐ-UBND ngày 1-11-2017 về việc phê duyệt Đề án khảo cổ và phát huy giá trị Khu di tích Chăm Phong Lệ.

Di chỉ kiến trúc cổ An phong ở đâu
 Lãnh đạo TP Đà Nẵng tham quan Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ sáng 23-2.

Theo đó, ngoài ranh giới khu vực I bảo vệ di tích với diện tích 2.653 m2 nêu trên, UBND thành phố thống nhất phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất mở rộng quy hoạch định hướng bảo tồn phát huy Khu di tích Chăm Phong Lệ với diện tích 17.087 m2, bao gồm: Khu vực bảo vệ II với diện tích 1.626 m2 và Khu vực phục vụ du lịch - phát huy giá trị di tích với diện tích 15.461 m2.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ Nguyễn Xuân Tiến, việc xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ là cơ hội điều kiện tốt góp phần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, du lịch tại địa phương. Cùng với di tích Nghĩa trũng Hòa Vang (phường Khuê Trung), khu di tích Chăm Phong Lệ trong tương lai sẽ là một phần trong cụm các di tích lịch sử, văn hóa được liên kết để phát triển du lịch.

04:23 17/01/2022

KHU DI TÍCH KHẢO CỔ ÓC EO - BA THÊ

Việt Nam  

Date of Submission: 04/01/2022

Tiêu chí: (ii)(iii)(v)

Danh mục: Văn hóa

Cơ quan đăng ký: Ủy ban UNESCO Việt Nam
Bang, tỉnh, vùng: huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
An Giang province, Thoai Son district

Tọa độ: N100 15 24 E105 08 36

Số tham chiếu: 6572

Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê nằm ở cực tây – nam nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; cách thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang 40km về hướng đông bắc, cách thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang 40km về hướng tây nam. Tài sản này có khoảng 40 di chỉ văn hóa thuộc các loại hình di tích kiến trúc tôn giáo, di tích mộ táng, di chỉ cư trú… đã được phát hiện, thám sát, khai quật từ đầu những năm 40 thế kỷ XX đến nay,

Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê có tổng diện tích bảo vệ là 433,2 ha, chia ra Khu A ở sườn và chân núi Ba Thê là 143,9 ha, Khu B ở cánh đồng Óc Eo 289,3 ha. Một số di tích tiêu biểu đã khai quật, bảo tồn như sau:

        1.1.  KHU A:

1.1.1.  Di tích trong khu vực chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn ở sườn đông núi Ba Thê hiện đang lưu giữ 2 hiện vật độc đáo của nền văn hóa Óc Eo là 2 bia đá cổ và tượng thần Vishnu có niên đại khoảng thế kỷ V sau Công nguyên, chùa đã được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1988. Hai bia đá cổ làm bằng đá phiến đen, phát hiện năm 1879 ngay tại vị trí chùa Linh Sơn, trong đó chỉ còn một bia có chạm khắc chữ Sanskrit (tiếng Phạn). Tượng đá được phát hiện tháng 7 -1912 là tượng thần Vishnu 4 tay bằng đá sa thạch màu xám đen cao khoảng 3,3 mét, mũ hình trụ tròn. Sau khi mang về để giữa 2 bia đá, người dân địa phương đã cải biến thành tượng Phật ngồi để thờ cúng theo phong tục người Việt nên chùa Linh Sơn còn gọi là Chùa Phật Bốn Tay.

Qua nhiều đợt điều tra, thám sát, khảo sát và khai quật khảo cổ của các học giả Pháp và Việt Nam, nhất là cuộc khai quật năm 1998 - 2001 và năm 2017, đã cho thấy trong lòng đất khu vực chùa Linh Sơn chứa đựng nhiều di tích kiến trúc thuộc nhiều giai đoạn, đặc biệt là đã phát hiện hệ thống tường bao có niên đại kéo dài từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ IX, được xây dựng bằng gạch, có xu hướng tiếp tục phát triển vào trung tâm dưới nền chùa Linh Sơn, là minh chứng cho một kiến trúc lớn, kiên cố đã từng tồn tại và hiện đang vùi lấp. Trong khuôn viên chùa còn tìm được nhiều loại hình di vật như bình gốm, vò gốm, các loại ngói trang trí kiến trúc với điểm đặc sắc ở nghệ thuật trang trí diềm của các viên ngói; bàn nghiền, con lăn, những chân tảng cột, tấm đan, bậc thềm, trụ cửa… bằng đá có niên đại tương ứng với kiến trúc. 

1.1.2. Di tích Nam Linh Sơn Tự:

Di tích Nam Linh Sơn Tự cách chùa Linh Sơn về phía Bắc 60m, có mái che bảo vệ toàn bộ diện tích đã khai quật, được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2002.

Năm 1998 - 1999 di tích được khai quật làm xuất lộ toàn bộ kiến trúc có bình đồ trải rộng trên một diện tích hơn 350m2. Kiến trúc chia thành nhiều ngăn với quy mô, diện tích khác nhau; có sân trong và những đường cống thoát nước gồm 1 hoặc 2 tầng, xây bằng gạch hoặc bằng đá. Di tích Nam Linh Sơn Tự có niên đại từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên và tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ thứ IX sau nhiều lần xây dựng, là loại kiến trúc tôn giáo có quan hệ chặt chẽ với di tích khảo cổ ở chùa Linh Sơn, Linh Sơn Bắc, Gò Sáu Thuận. Ðặc biệt, đây là lần đầu tiên phát hiện mộ chum hỏa táng trong một di chỉ văn hóa Óc Eo trên sườn núi, đã được chôn khá lâu trước khi xây dựng kiến trúc Nam Linh Sơn Tự.

1.1.3. Di tích Linh Sơn Bắc:

Di tích cách chùa Linh Sơn về phía Nam 190m được phát hiện năm 1944 sau đó được đào thám sát năm 1993, 2003, 2012 và khai quật lớn năm 2018 - 2020, với diện tích 5.700m2.  Kết quả đã làm xuất lộ hệ thống các kiến trúc thuộc nhiều giai đoạn lịch sử tương ứng với các lớp văn hóa có trật tự niên đại ổn định với những di vật đặc trưng. Qua nghiên cứu trên hiện trường đã xác lập được các lớp kiến trúc sớm có niên đại khoảng thế kỷ II - III đến các giai đoạn sau, kéo dài đến khoảng thế kỷ IX. Từ kết quả đó cho thấy di tích Linh Sơn Bắc là một trong loại hình kiến trúc đền tháp Hindu giáo phân bố ở khu vực triền núi Ba Thê, có vị trí quan trọng trong tổng thể các di tích kiến trúc cổ trong khu vực quanh chùa Linh Sơn, có niên đại từ khoảng thế kỷ II đến thế kỷ IX sau Công nguyên.

          1.1.4. Di tích Gò Cây Me (Gò Sáu Thuận):

Di tích Gò Cây Me còn có tên gò Sáu Thuận nối liền với kiến trúc trung tâm ở chùa Linh Sơn về phía Tây.

Năm 2001 khai quật ở địa điểm đặt tên là Gò Cây Me đã làm xuất lộ một tập hợp phức tạp gồm những bức tường xây bằng gạch tái sử dụng, phần lớn được xây trên đường móng đá hoa cương cùng những mảnh cà ràng, bình, nồi gốm và nhiều xương động vật, là một di chỉ cư trú. Đặc biệt đợt khai quật toàn diện năm 2017 - 2020 đã phát hiện các lối đi kè gạch - đá, ở giữa nện đất và nhiều kiến trúc gạch trải rộng xung quanh. Căn cứ vào bình đồ phân bố và hình dạng các nền móng kiến trúc còn lại, nhận định bước đầu đây là kiến trúc ngoại vi có chức năng như một khu cổng và đường dẫn vào kiến trúc trung tâm ở chùa Linh Sơn.

Cùng các di chỉ cư trú đã phát hiện trước đây, di tích Gò Sáu Thuận được ước định có niên đại kéo dài từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X - XII. Trong đó giai đoạn cư trú sớm diễn ra từ thế kỷ II - VI, xây dựng kiến trúc bắt đầu khoảng cuối thế kỷ VI đến thế kỷ XII, qua nhiều lần xây dựng khác nhau.

          1.1.5. Di tích Gò Út Trạnh:

Gò Út Trạnh cách chùa Linh Sơn về hướng Bắc khoảng 300m. Năm 2011 khai quật tổng diện tích 640m2 đã phát hiện một tổng thể kiến trúc được xây bằng gạch - đá gồm ba đền thờ chính theo kiểu âm dương, được xây thẳng hàng và cách đều nhau theo trục Bắc - Nam, cửa quay về hướng Đông, có niên đại vào khoảng thế kỷ VII.

Đây là một tổng thể kiến trúc tôn giáo dạng đền thờ thần của Hindu giáo theo quan điểm “Tam vị nhất thể” gồm: kiến trúc phía Bắc tượng trưng cho thần Brahma (thần Sáng Tạo), kiến trúc Nam là thần Vishnu (thần Bảo Tồn), kiến trúc trung tâm là thần Shiva (thần Hủy Diệt). Nó khác biệt so với các kiến trúc thờ thần (thường chỉ có một ngôi đền và thờ một vị thần duy nhất) khác tại khu vực, cũng là kiến trúc duy nhất dạng này được phát hiện ở Óc Eo - Ba Thê.

1.1.6. Di tích Gò Sáu Thàng:

Gò Sáu Thàng cách chùa Linh Sơn về hướng bắc khoảng 400m là một gò đất hình tứ giác gần hình vuông với qui mô mỗi cạnh khoảng 20m - 22m. Qua cuộc đào thám sát tháng 1- 2016 đã xác định Gò Sáu Thàng là một di tích kiến trúc đền tháp Hindu giáo bằng gạch là chủ yếu, có sàn rộng ở bên ngoài chân tường, niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX sau Công nguyên.

1.2. KHU B:

          1.2.1. Di tích Gò Cây Thị

Di tích Gò Cây Thị cách di tích Gò Óc Eo về phía tây nam khoảng 500m, cách Gò Giồng Cát về phía đông bắc khoảng 500m và cách di tích khảo cổ ở chùa Linh Sơn về phía tây bắc khoảng 2.000m. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2002, có mái che bảo vệ kiên cố toàn bộ diện tích đã khai quật.

Di tích được phát hiện năm 1942 và khai quật năm 1944 (ký hiệu là Kiến trúc A). Năm 1999 tiến hành khai quật lộ thiên, qua đó đã phát hiện có 2 kiến trúc riêng biệt trong cùng khu vực nên các nhà khảo cổ đặt tên là Gò Cây Thị A và B.

- Gò Cây Thị A: Qua khai quật toàn bộ kiến trúc xuất lộ một bình đồ rộng 22m theo hướng bắc nam, dài 24,54m theo hướng đông Di tích quay mặt về hướng đông gồm 36 đường tường móng gạch với nhiều kiến trúc bên trong: tiền điện, chính điện, các ô ngăn lớn, nhỏ…Kiến trúc này có tổng thể diện tích là 488,88m2 là một dạng đền thờ còn mang đậm dấu loại hình kiến trúc Hindu giáo. Tuy nhiên khi Phật giáo phát triển, các tượng Phật bẳng đồng cũng được đưa vào đây thờ cúng. Niên đại của kiến trúc được đoán định vào khoảng thế kỷ V - VI sau Công nguyên.

- Gò Cây Thị B: là một gò đất thấp cách Gò Cây Thị A 22m về phía bắc. Năm 2010 nền kiến trúc Gò Cây Thị B được khai quật toàn diện làm xuất lộ loại hình kiến trúc xây bằng gạch - đá, cấu tạo gồm 2 vòng tường xây bọc quanh một nền hình chữ nhật đắp bằng đất cát. Có nhận định cho đây là một kiến trúc mộ hỏa táng hoặc là hố thờ của cư dân Óc Eo …

Theo các nhà khảo cổ, cả hai kiến trúc Gò Cây Thị A và B đều được xây trên tầng văn hoá cư trú có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thứ VII sau Công nguyên

1.2.2. Di tích Gò Óc Eo:

Di tích Gò Óc Eo cách chân núi Ba Thê về phía Tây bắc khoảng 2500m, cách di tích Gò Cây Thị về hướng Bắc khoảng 500m.

Di tích đã được thám sát vào tháng 4-1944 (đặt ký hiệu Kiến trúc B, C, D) phát hiện nhiều nền móng kiến trúc và các di vật rất phong phú, đa dạng. Năm 1998 - 1999 đào thám sát và khoan thăm dò địa chất cho thấy tầng văn hóa khảo cổ học này tích tụ dầy đặc hơn ở ven bờ Lung Lớn nằm ngay sát Gò Óc Eo về hướng Đông. Năm 2001 - 2002, 2017 - 2020 đào thêm nhiều hố thám sát, ghi nhận được nhiều dấu vết kiến trúc bằng đá, gạch có qui mô nhỏ nằm rải rác trong lòng hố. Hiện vật tìm thấy gồm: rất nhiều hạt chuỗi thủy tinh màu, nhiều mảnh gốm thuộc các loại hình gia dụng cùng một cột gỗ chôn đứng có kích thước lớn và dấu vết nhiều cột gỗ đã phân hủy, than tro và xương răng động vật…

Tổng hợp từ kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ, căn cứ trên địa tầng di tích và di vật phát hiện được, các nhà nghiên cứu nhận định Gò Óc Eo ở giai đoạn sớm (khoảng thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ III) là một di chỉ cư trú – kiến trúc nhà sàn, cư trú trên gò đất đắp và ở giai đoạn sau (khoảng thế kỷ V đến thế kỷ VII) là một xưởng thủ công tập trung có quy mô lớn chuyên biệt chế tác đồ trang sức bằng thủy tinh. Đây cũng là khu vực ghi nhận dấu tích cư ngụ ven biển đầu tiên của cư dân cổ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Niên đại đoán định kéo dài từ khoảng thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Là di tích cư trú nên qua tác động của tự nhiên và con người, hầu hết các kiến trúc ở di tích Gò Óc Eo chỉ còn là dấu vết trong các địa tầng văn hóa.

          1.2.3. Di tích Gò Giồng Cát

Di tích Giồng Cát cách chân núi Ba Thê 1500m về phía Tây, cách Gò Cây Thị 500m về phía Tây nam. Năm 1944, L.Malleret đã khai quật làm xuất lộ một kiến trúc bằng gạch, đá, được gọi là Kiến trúc K có quy mô lớn.

Các cuộc khai quật năm 2001 - 2002, 2017 - 2020 đã xác định một dòng kênh cổ với nhiều tàn tích sinh hoạt của cư dân cổ Óc Eo. Dấu vết di chỉ cư trú phát hiện ở phía Nam gò mang nhiều yếu tố sớm với những mảnh gốm thô, hoa văn trang trí mới lạ so với đò gốm văn hóa Óc Eo trong toàn khu vực Nam Bộ. Về phía Đông của gò phát hiện vết tích của một kiến trúc gồm các sàn gạch, tường gạch, móng đá có quy mô lớn và khác lạ so với các kiến trúc đã được khai quật trước đó như Gò Cây Thị, Nam Linh Sơn Tự. Niên đại của di tích Gò Giồng Cát được đoán định vào đầu Công nguyên kéo dài đến khoảng thế kỷ VII…

Từ các di chỉ văn hóa được Louis Malleret của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (EFEO) khai quật khảo cổ năm 1944 với ký hiệu kiến trúc từ A đến S trên cánh đồng Óc Eo, rất nhiều di vật được thu lượm thành các bộ sưu tập lớn gồm nhiều chất liệu như đá, gốm, thủy tinh, kim loại, vàng, đá quý… hiện đang lưu giữ và trưng bày ở nhiều bảo tàng lịch sử trong nước. Kết hợp với bản đồ không ảnh, L. Malleret đã đoán định về đô thị cổ Óc Eo rộng 450ha với hàng chục kênh đào nối Óc Eo với các vùng phụ cận dài hàng trăm km. Dấu vết của các con kênh cổ hiện nay vẫn còn ghi nhận trên bản đồ viễn thám GIS.

2. Chứng minh giá trị nổi bật toàn cầu

Từ những biểu hiện vật chất còn lại của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đã minh chứng sự tồn tại của một nền văn hóa gắn liền với vương quốc Phù Nam - một quốc gia giàu có và hùng mạnh ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ VII. Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là điểm trung chuyển giao thương chủ yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Kra ở miền Nam Thái Lan lúc bấy giờ. Tài sản này đã chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu cho một trong các nền văn minh cổ đã biến mất.      

          Những tiêu chí đáp ứng

(i)

  (ii )

(iii) 

(iv)

(v)

(vi)

(vii)

(viii)

(ix)

(x)

          Căn cứ vào các tiêu chí về giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới, đối với Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, chúng tôi đề cử các tiêu chí dưới đây:

          - Tiêu chí (ii) - thể hiện sự giao thoa quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, hoặc công nghệ, nghệ thuật xây dựng đền tháp, quy hoạch thành phố hay thiết kế cảnh quan.

Những thế kỷ đầu Công nguyên, lần đầu tiên trong lịch sử một hệ thống kinh tế thế giới được thiết lập thông qua một số tuyến thương mại châu Á nối Trung Quốc, Đông Nam Á qua Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải… Trong hệ thống đó, Khu di tích khảo cổ Óc Eo- Ba Thê đã nổi lên thành một khu vực có trình độ sản xuất và thương mại phát triển nhất ở Đông Nam Á gắn kết giao thương giữa phương Tây và phương Đông .

Di tích cổ Óc Eo với những xưởng thủ công lớn, có trình độ kỹ thuật cao vừa đa ngành vừa chuyên ngành, đặc biệt là nghề kim hoàn, chế tác thủy tinh, đá quý… Sản phẩm sản xuất tại đây đã được tiêu thụ đến các quốc gia, vùng, lãnh thổ mà ngày nay là Nam Thái Lan, Bắc Malaysia, Java, Trung Việt Nam, Nam Trung Hoa, Triều Tiên... Đây còn là điểm giao thoa, tiếp biến văn hóa, kỹ thuật của nhiều quốc gia có xuất xứ từ Ấn Độ (văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, tôn giáo, chữ viết…) và các quốc gia khác ở vùng Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương… qua các sản phẩm giao thương, quan hệ quốc tế trong thời kỳ hưng thịnh của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ II đến thế kỷ VII.

Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê còn là nơi sáng tạo nhiều sản phẩm mới trên cơ sở kế thừa văn hóa kim khí (giai đoạn muộn) tại chỗ và tiếp thu yếu tố văn hóa nước ngoài như tính mỹ thuật trong các công trình kiến trúc tôn giáo - cung đình bằng gạch- đá- gỗ, mộ chum hỏa táng; các kỹ thuật đào, đắp đường hào, bờ tường khu cư trú, xây dựng hệ thống thủy nông lớn đồng bằng ven biển…

          - Tiêu chí (iii) - chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt về một truyền thống văn hóa hay một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã diệt vong.

Trong không gian tự nhiên và xã hội tương đối riêng biệt, tính bản địa của nền văn hóa Óc Eo đã hình thành trong một quá trình vận động và phát triển lâu dài từ thế kỷ thứ II-I trước Công nguyên cho đến giai đoạn “Óc Eo hậu kỳ”, khoảng thế kỷ VIII, IX sau Công nguyên. Tính bản địa đó đã được thể hiện qua các công cụ chế tác sản phẩm gốm, gỗ, đá; kỹ thuật xây dựng các kiến trúc tôn giáo, các loại hình nhà ở; các dạng thức mai táng hài cốt… Nhiều hiện vật thể hiện trình độ cao về tư tưởng nghệ thuật như các tượng Phật bằng gỗ, các tượng thần bằng sa thạch; các sản phẩm gốm có họa tiết, các phiến đá có chạm khắc hoa văn và minh văn… trong đó, loại tượng Phật đứng bằng gỗ là đặc trưng tiêu biểu của một phong cách nghệ thuật Óc Eo riêng biệt.

Những di tích, di vật ở Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê chứa đựng những giá trị độc đáo của một nền văn minh bản địa kết hợp với văn minh Ấn Độ cổ đại tạo nên văn hóa Óc Eo là nền tảng đồng thời là sự phát triển sớm nhất, tiêu biểu nhất của vương quốc Phù Nam mà nay đã không còn tồn tại.

          - Tiêu chí (v): là một ví dụ nổi bật về hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai hay khai thác biển cả, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hóa, hoặc sự tương tác giữa con người và môi trường đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ tổn thương do ảnh hưởng của những đổi thay không thể đảo ngược.

Sinh sống ở vùng đồng bằng thấp, tiếp xúc gần với biển, ngập nước theo mùa, xâm nhập mặn... cộng đồng cư dân cổ Óc Eo đã biết thích ứng với môi trường, vận dụng đúng quy luật của thiên nhiên để tồn tại trong cả hoạt động đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Với các cọc nhà sàn, đà ngang, lan can… bằng gỗ được thu thập cùng nhiều dấu vết gỗ bị phân hủy trên cánh đồng Óc Eo đã minh chứng rõ nét hình thức cư trú truyền thống của cư dân cổ Óc Eo chủ yếu sống trên nhà sàn bằng gỗ quanh các gò cao, dưới chân núi, Họ đã đào đắp nhiều kênh mương để khai thác đất đai trồng trọt theo mùa vụ. Trên các gò cao, triền núi thường có các kiến trúc tôn giáo, nơi cư trú của giới tăng lữ, quý tộc bằng gạch, đá, gỗ … Họ đi lại bằng thuyền, bè, xuồng độc mộc theo kênh rạch hoặc ra biển lớn, mang theo những vật dụng cần thiết cho đời sống sông nước như cà ràng nấu ăn, chai gốm đựng thức uống, lưới đánh cá…Giao thương quốc tế đã được chứng minh qua các di vật được tìm thấy như mảnh thuyền gỗ, đồng tiền và huy chương vàng La Mã, gương đồng nhà Hán, đèn Ba Tư; các nguyên liệu thủy tinh, kim loại quý du nhập từ Ấn Độ và các nước Địa Trung Hải càng làm rõ năng lực khai thác biển, đưa hàng hóa thông qua con đường thương mại trên biển thành một nền kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển của đô thị cổ Óc Eo.

Cuộc sống người dân Óc Eo gắn liền môi trường sông nước, ven biển rất dễ tổn thương do biến dổi khí hậu như đợt biển tiến trong thế kỷ VII - VIII đã nhấn chìm đất đai canh tác, bồi lắng kênh rạch, phá hủy các khu cư trú, cơ sở sản xuất, kiến trúc đền đài… Tinh thể muối đến nay vẫn còn đọng lại trong nhiều lớp gạch của di tích Gò Cây Thị đã minh chứng cho điều đó. Cùng với sự dịch chuyển con đường hàng hải từ Óc Eo qua Palembang- thủ đô của vương quốc Srivijaya (Sumatra - Malaysia) từ thế kỷ VII khiến đô thị cổ Óc Eo mất vị trí trung chuyển chủ chốt, thì xâm nhập mặn cũng là một trong những nguyên nhân chính lý giải cho sự suy tàn vĩnh viễn nơi đã từng là cảng thị quốc tế, là trung tâm liên thế giới của vương quốc Phù Nam.

3. Tuyên bố về tính toàn vẹn

Đây là khu di tích được phát hiện từ những năm 40 của thế kỷ XX trải qua nhiều biến động bởi những tác động của các cuộc chiến tranh, sự thay đổi môi trường thiên nhiên và sự phát triển của đời sống xã hội, cư dân trong vùng di sản làm cho nhiều công trình kiến trúc, mộ táng, vùng cư trú, sản xuất, các di vật xưa bị chôn vùi, phá hủy. Tuy nhiên, thông qua việc tập trung nghiên cứu khoa học để xác định không gian và giá trị di tích cùng với các chính sách hữu hiệu và ý thức của người dân, về cơ bản xác định được diện mạo Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê và đã khoanh vùng bảo vệ để bảo tồn và phát huy giá trị tài sản này theo “Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê”  đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt bởi Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 23/01/2021.

Các nhà khoa học đã tuân thủ việc khai quật theo chuẩn mực các yêu cầu bảo tồn của các yếu tố gốc của di tích và di vật trong không gian văn hóa tổng thể của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê. Nhìn chung, những tác động chủ quan đến di sản như khai quật, quy hoạch bảo vệ đều được hoạch định một cách nghiêm túc; các giải pháp, quy trình đều hướng đến mục tiêu vừa nghiên cứu xác định giá trị vừa bảo tồn tính nguyên gốc của giá trị di sản. Những di tích kiến trúc đã phát lộ được nhà nước Việt Nam quan tâm tu bổ, tôn tạo, làm mái che, tường bao trên toàn bộ diện tích khai quật. Hàng ngàn cổ vật được sưu tầm đưa về các Bảo tàng trưng bày, bảo quản, trong đó có những bộ sưu tập quý giá. Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2016 tại thị trấn Óc Eo là nơi sưu tầm, lưu giữ, bảo quản hàng trăm hiện vật gốc với nhiều bộ sưu tập có giá trị tiêu biểu.

4. Tuyên bố về tính xác thực

Từ sau những công bố khoa học của L.Malleret (1959 - 1962) về nền văn hóa Óc Eo, đã có hàng trăm công trình khoa học trong và ngoài nước về nền văn hóa này và Khu di tích Óc Eo - Ba Thê đã được công bố; nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu được tổ chức (1984, 2004, 2009); hàng trăm lượt các nhà khoa học, khảo cổ quốc tế (Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Úc, Thái Lan…) đã đến Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê tham quan, nghiên cứu…

Năm 1997 - 2002 Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) đã hợp tác với các nhà khảo cổ Việt Nam thực hiện các đợt điền dã, khảo sát, khai quật khảo cổ học trên diện rộng từ triền núi Ba Thê đến cánh đồng Óc Eo. Thực hiện Đề án nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo) của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, từ năm 2017 đến 2020 có hơn 10 di chỉ khảo cổ được khai quật tiếp tục trên quy mô lớn.

Về yêu cầu bảo vệ và quản lý, năm 2012 Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; tháng 01 năm 2021 đã có Quyết định Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho toàn bộ 433,2 ha trong phạm vi di tích quốc gia đặc biệt. Ban Quản lý Di tích Óc Eo tỉnh An Giang được thành lập vào tháng 5-2013 để thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trong vùng đệm bảo vệ, các nhà cao tầng không được xây dựng. Song song đó địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các Luật và Nghị định của Chính phủ như: Luật Di sản văn hóa Việt Nam, Luật Du lịch, Luật Bảo vệ môi trường… để người dân cùng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trong khu vực và thế giới.

5. So sánh với các di sản tương tự khác

Với những tiêu chí lựa chọn địa điểm so sánh được UNESCO quy định, có thể so sánh Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê với những di sản thế giới sau đây:

1- Khu di tích Mỹ Sơn - Quảng Nam (Việt Nam) - so sánh tiêu chí (ii) và (iii): Thánh địa Mỹ Sơn là một ví dụ điển hình về sự giao thoa văn hóa, với một xã hội bản địa thích ứng với những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc Hindu của tiểu lục địa Ấn Độ. Vương quốc Chămpa là một hiện tượng quan trọng trong lịch sử chính trị và văn hóa Đông Nam Á, được minh họa một cách sinh động bằng di tích Mỹ Sơn

2- Khu đô thị cổ Hội An - Quảng Nam (Việt Nam) - so sánh tiêu chí (ii) và(v):  Hội An là bằng chứng duy nhất về sự quần cư của người Việt, người Hoa, người Nhật tạo nên những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo trong quá trình giao thương từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Hội An là một điển hình đặc biệt được bảo tồn tốt về thương cảng truyền thống của châu Á trước những thách thức của môi trường tự nhiên.

3- Angkor (Campuchia) - so sánh tiêu chí (ii), (iii): Đế chế Khmer trong thế kỷ IX đến thế kỷ XIV bao gồm phần lớn Đông Nam Á. Ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer khi được phát triển ở Angkor là một ảnh hưởng sâu sắc và đóng vai trò định hình trong sự phát triển chính trị và văn hóa của khu vực. Tất cả những gì còn lại của nền văn minh đó là di sản phong phú của các công trình kiến ​​trúc đồ sộ bằng gạch và đá.

4- Khu di tích lịch sử Baekje (Hàn Quốc) - so sánh tiêu chí (ii), (iii): Baekje là một vương quốc cổ đại ở phía nam bán đảo Triều Tiên, tồn tại từ năm 18 trước Công nguyên đến năm 660 sau Công nguyên. Các địa điểm khảo cổ và kiến trúc có niên đại từ thế kỷ V đến thế kỷ VII thể hiện sự giao thoa giữa các vương quốc Đông Á cổ đại ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản trong sự phát triển của kỹ thuật xây dựng các thành phố, đền thờ, lăng mộ, pháo đài…và sự truyền bá Phật giáo góp phần hình thành bằng chứng đặc biệt cho nền văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật độc đáo của vương quốc Baekje.

5- Khu khảo cổ Biên giới phức hợp của Hedeby và Danevirke (Đức) - so sánh tiêu chí (iii): Khu biên giới phức hợp này với 22 địa điểm khảo cổ có niên đại từ thế kỷ VI đến thế kỷ XII bao gồm các công trình kiến trúc, khu định cư, nghĩa trang, bến cảng ở bán đảo Juland, tạo ra sự liên kết giữa vùng Scandinavia, lục địa châu Âu, Biển Bắc và biển Baltic. Nằm giữa đế quốc Frank ở phía Nam và vương quốc Đan Mạch ở phía Bắc. Khu khảo cổ này là trung tâm giao thương chủ yếu giữa Tây và Bắc Âu, đặc biệt nổi bật việc trao đổi và buôn bán giữa những tộc người thuộc các truyền thống văn hóa khác nhau ở châu Âu từ thế VIII đến thế kỷ XI nên nó trở thành dịa điểm khoa học quan trọng giải thích nhiều sự phát triển kinh tế, xã hội và lịch sử ở châu Âu trong thời đại Viking.