Diện f2b mất bao lâu

Cha mẹ là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ có thể bảo lãnh con cái từ Việt Nam sang Mỹ sinh sống. Hồ sơ đi Mỹ diện cha mẹ bảo lãnh con tương tự như hồ sơ các diện bảo lãnh khác.

Quy trình bảo lãnh con sang Mỹ cũng tương tự như các diện bảo lãnh vợ chồng, bảo lãnh anh chị em, bảo lãnh cha mẹ… Hồ sơ đi từng bước từ Sở Di trú xử lý hồ sơ bảo lãnh đến NVC xét tài chính và cuối cùng phỏng vấn tại Lãnh sự quán.

Nội dung của bài viết này bao gồm:

  • Điều kiện bảo lãnh con sang Mỹ
  • Quy trình bảo lãnh con sang Mỹ
  • Các trường hợp chuyển diện đối với cha mẹ có thẻ xanh
  • Các trường hợp chuyển diện khi người con lập gia đình
  • Các trường hợp cần người đồng bảo trợ tài chính
  • Thời gian chờ diện cha mẹ bảo lãnh con bao lâu…

Cha mẹ có thể bảo lãnh con cái từ Việt Nam sang Mỹ sinh sống với điều kiện cha mẹ là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ [thẻ xanh]. Tùy thuộc vào tình trạng quốc tịch mà cha mẹ có thể bảo lãnh con theo các diện khác nhau.

Đối với cha mẹ có quốc tịch Mỹ, bảo lãnh cho con cái theo diện:

  • Diện CR2/IR2: Công dân Mỹ bảo lãnh con chung, con riêng của vợ/chồng độc thân dưới 21 tuổi. Trường hợp con riêng của vợ/chồng thì hai người phải kết hôn trước khi người con này đủ 18 tuổi.
  • Diện F1: Công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi. Con của người này [tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh] cũng được đi cùng.
  • Diện F3: Công dân Mỹ bảo lãnh con đã lập gia đình. Vợ và con của người này [tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh] cũng được đi cùng.

Đối với cha mẹ có thẻ xanh Mỹ, bảo lãnh cho con cái theo diện:

  • Diện F2A: Con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
  • Diện F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân. Con của người này [tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh] cũng được đi cùng. 

Tài chính là một trong những điều kiện quan trọng để bảo lãnh con sang Mỹ. Cha mẹ muốn bảo lãnh con sang Mỹ cần phải có thu nhập trên mức yêu cầu của Sở Di trú. Mức thu nhập đủ điều kiện bảo lãnh diện cha mẹ bảo lãnh con tương tự như bảo lãnh vợ chồng.

Trong trường hợp người bảo lãnh không có mức thu nhập đủ điều kiện bảo lãnh, cha mẹ cần phải tìm người đồng tài trợ. Có thể đó là những người con khác đang ở Mỹ hoặc người quen trong gia đình.

Người bảo lãnh bên Mỹ cần phải nộp hồ sơ lên USCIS kèm theo bằng chứng chứng minh mối quan hệ cha – con hay mẹ – con giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.

Trong quá trình xử lý hồ sơ USCIS có thể yêu cầu người bảo lãnh cung cấp thêm bằng chứng. Khi hồ sơ được Sở Di trú chấp thuận sẽ được chuyển sang NVC để tiến hành xử lý visa. 

Sau khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh và chuyển đến NVC. Đến đây người bảo lãnh phải bổ sung giấy tờ để chứng minh đủ tài chính bảo lãnh. Trong trường hợp người bảo lãnh không đủ tài chính cần thiết phải tìm người đồng tài trợ.

Người được bảo lãnh và các thành viên đi cùng phải cung cấp giấy tờ dân sự như lý lịch tư pháp [trên 16 tuổi], hộ chiếu, khai sinh, hình ảnh… Hồ sơ sau khi được NVC xét duyệt xong sẽ cấp thư mời đi khám sức khỏe và tiến hành phỏng vấn.

NVC sẽ thông báo lịch phỏng vấn cho người được bảo lãnh. Đương đơn đến Lãnh sự quán Mỹ để dự phỏng vấn và nhận kết quả visa. Nếu đậu, visa sẽ được chuyển đến nhà qua đơn vị chuyển phát nhanh.

Bạn có thể xem bài viết theo dõi hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ để nắm rõ trình tự các bước hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ.

Vấn đề mà có lẻ nhiều người quan tâm nhất đối với diện cha mẹ bảo lãnh con cái là thời gian cha mẹ bảo lãnh con mất bao lâu. Thời gian tính từ lúc hồ sơ bảo lãnh nộp USCIS cho đến khi người con ở Việt Nam được phỏng vấn cấp visa tùy thuộc vào trình trạng quốc tịch của người bảo lãnh.

Đối với cha mẹ có quốc tịch Mỹ, bảo lãnh cho con cái:

  • Diện CR2/IR2: Được xử lý ngay. Thời gian từ lúc mở hồ sơ đến lúc có visa khoảng 14 tháng.
  • Diện F1: Chờ theo lịch visa hàng tháng. Thời gian từ lúc mở hồ sơ đến lúc có visa khoảng 6 năm.
  • Diện F3: Chờ theo lịch visa hàng tháng. Thời gian từ lúc mở hồ sơ đến lúc có visa khoảng 12 năm.

Đối với cha mẹ có thẻ xanh, bảo lãnh cho con cái:

  • Diện F2A: Chờ theo lịch visa hàng tháng. Thời gian từ lúc mở hồ sơ đến lúc có visa khoảng 2 năm.
  • Diện F2B: Chờ theo lịch visa hàng tháng. Thời gian từ lúc mở hồ sơ đến lúc có visa khoảng 6 năm.

Thời gian chờ xử lý visa của diện cha mẹ bảo lãnh con cái rất dài. Trong thời gian chờ này người bảo lãnh có thể thay đổi trình trạng cư trú như chuyển từ thẻ xanh sang quốc tịch. Khi trình trạng thay đổi hồ sơ bảo lãnh cũng sẽ thay đổi theo.

Thường trú nhân [thẻ xanh] đang bảo lãnh các diện sẽ chuyển diện thành:

  • Diện F2A [Cha mẹ thẻ xanh bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi] chuyển diện thành CR2/IR2. Diện CR2/IR2 không nằm trong hạn mức cấp visa hàng năm, khi chuyển diện hồ sơ sẽ được xử lý ngay.
  • Diện F2B [Cha mẹ thẻ xanh bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi] chuyển diện thành F1. F1 cũng thuộc trường hợp nằm trong hạn mức cấp visa hàng năm tương tự như F2B. Khi chuyện diện hồ sơ sẽ tiếp tục chờ đợi.

Chuyển diện xảy ra khi nào? Cha mẹ có hồ sơ bảo lãnh con cái đang trong quá trình xử lý ở USCIS, NVC mà thi đậu quốc tịch, khi đó cha mẹ bổ sung bằng quốc tịch để chuyển diện bảo lãnh cho con.

Có được giữ lại ngày ưu tiên? Ngày ưu tiên [Priority date] cho biết khi nào hồ sơ đến hạn được xử lý. Diện F2B thường chạy nhanh hơn diện F1. Thông thường khi diện F2B chuyển sang diện F1 bạn có thể xin giữa lại ngày ưu tiên của diện F2B để hồ sơ được xử lý sớm hơn.

Cha mẹ bảo lãnh cho con nhưng kê khai thu nhập không đủ bảo trợ tài chính. Vì thế cha mẹ cần phải tìm người đồng bảo trợ. Trường hợp này cũng xảy ra khá phổ biến. Diện F1, F2B khi mở hồ sơ bảo lãnh lúc này người con đã hơn 21 tuổi, cha mẹ ít tuổi nhất cũng phải hơn 40.

Thời điểm khai thu nhập để làm bảo trợ tài chính cha mẹ ít cũng phải 46 tuổi trở lên. Nếu cha mẹ qua Mỹ nhờ một người con khác bảo lãnh thì chắc chắn thời gian sống ở Mỹ chưa lâu. Vì thế nên một số trường hợp cha mẹ kê khai thu nhập không đủ điều kiện bảo lãnh con ở Việt Nam. Lúc này cha mẹ cần phải tìm người đồng bảo trợ tài chính.

Người đồng bảo trợ tài chính có thể là một người con khác của cha mẹ, người thân trong gia đình, hoặc một người quen biết. Người này phải chứng minh thu nhập tương tự như người bảo lãnh và theo mức trên 125% chuẩn nghèo của Mỹ.

Cha mẹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi có các diện như F1, F2B. Người con này có thể có con, tức là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Câu hỏi đặt ra là người cháu có được phép đi cùng không?

Theo Luật di trú Mỹ, người cháu trong trường hợp này ăn theo đương đơn chính vẫn được phép đi cùng cha hoặc mẹ. Các diện bảo lãnh con độc thân của công dân Mỹ và thường trú nhân Mỹ F1, F2B thì người cháu được xem ăn theo và được phép đi cùng.

Khái niệm độc thân trong di trú Mỹ được hiểu là có thể có vợ/chồng, có con. Đối với diện F2B con của người bảo lãnh này được xem là con ngoài giá thú, được phép đi cùng nhưng vợ/chồng không hôn thú không được phép đi cùng.

Các diện bảo lãnh Mỹ có thời gian chờ rất lâu mới được xử lý visa. Có diện chờ lên đến 12 năm nên trong thời gian chờ rất nhiều sự việc có thể xảy ra. Ở đây chúng tôi liệt kê 3 trường hợp phổ biến trong lúc đang bảo lãnh.

Con được bảo lãnh diện F1 khi lập gia đình. Người con được bảo lãnh diện F1 khi lập gia đình hồ sơ sẽ chuyển từ diện F1 sang F3. Khi đó chỉ cần bổ sung giấy đăng ký kết hôn cho nơi đang xử lý hồ sơ. Diện F3 thời gian chờ gấp đôi diện F1 bù lại người con sẽ được mang vợ và con của mình [cháu của người bảo lãnh] đi theo.

Con được bảo lãnh diện F2B khi lập gia đình. Người con được bảo lãnh diện F2B khi lập gia đình sẽ mất quyền được bảo lãnh. Khi đó hồ sơ sẽ bị hủy. Muốn bảo lãnh người con này, cha mẹ phải bắt đầu lại tiến trình hồ sơ khi thi đậu quốc tịch.

Con được bảo lãnh diện F3 ly hôn. Người con được bảo lãnh diện F3 khi ly hôn sẽ được chuyển sang diện F1. Khi chuyển diện hồ sơ có lợi về thời gian nhờ diện F1 đi nhanh hơn diện F3. Con của người được bảo lãnh [cháu của người bảo lãnh] cũng được phép đi cùng.

Cha mẹ nên mở hồ sơ bảo lãnh cho con sang Mỹ khi nào? Câu hỏi này cũng được khá nhiều cha mẹ quan tâm khi muốn mở hồ sơ bảo lãnh cho con. Theo chúng tôi, cha mẹ nên mở hồ sơ bảo lãnh cho con càng sớm càng tốt.

Như bạn đã biết, hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ được xử lý rất lâu do số lượng visa có giới hạn. Có diện như F3 cha mẹ bảo lãnh con đã lập gia đình kéo dài đến 12 năm. Vì thế nên cha mẹ nên mở hồ sơ bảo lãnh cho con sớm nhất có thể.

Cha mẹ có thể mở hồ sơ bảo lãnh cho con là ngay sau khi đặt chân đến Mỹ bằng visa định cư. Visa định cư có giá trị 1 năm thay thế thẻ xanh [mẫu I-551] nên có thể mở hồ sơ bảo lãnh ngay khi đến Mỹ.

Tóm lại, trên đây là những vấn đề chính đối với trường hợp cha mẹ bảo lãnh con sang Mỹ. Nếu bạn còn thắc mắc hãy đặt câu hỏi để được hỗ trợ. Rất vui đồng hành cùng quý vị mở hồ sơ bảo lãnh, theo dõi hồ sơ và hỗ trợ quý vị hoàn tất hồ sơ xin visa định cư Mỹ.

F2B là diện gì? Lợi ích khi xin visa diện bảo lãnh F2B? Điều kiện để nhận visa diện bảo lãnh F2B này? Hồ sơ diện bảo lãnh đi Mỹ? Trình tự thủ tục diện bảo lãnh F2B? Những chi phí khi bảo lãnh là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhất.

Diện bảo lãnh F2B – Visa bảo lãnh người thân sang Mỹ

F2B là diện gì?

Ngày nay, ngoài việc xin visa diện bảo lãnh F4 thì số lượng hồ sơ đăng ký bảo lãnh gia đình sang Mỹ ngày càng nhiều, không chỉ vì Mỹ là nơi sinh sống mà còn vì nhu cầu đoàn tụ các thành viên trong gia đình tại Mỹ. Vì vậy, đoàn tụ gia đình ở Mỹ luôn là mong muốn, ước mơ của nhiều công dân nước ngoài. Đoàn tụ gia đình là một lĩnh vực nhập cư khá rộng rãi. Người bảo lãnh đoàn tụ gia đình có thể là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân của Hoa Kỳ.

Diện bảo lãnh F2B là một chương trình ưu tiên thứ hai dựa trên cơ sở gia đình. Con chưa lập gia đình trên 21 tuổi của một thường trú nhân Hoa Kỳ được bảo lãnh sang Hoa Kỳ dưới dạng visa F2B.

Lợi ích khi bảo lãnh diện F2B

Nếu cha mẹ bảo lãnh thành công một đứa trẻ trên 21 tuổi chưa lập gia đình, đứa trẻ trên 21 tuổi chưa lập gia đình [người được bảo lãnh] sẽ trở thành thường trú nhân Mỹ. Người được bảo lãnh này có thể theo học các trường công lập của Hoa Kỳ có cùng cấp độ với công dân Hoa Kỳ. Người bảo lãnh xin giấy phép lao động nếu họ muốn làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Ngoài được tranh cử và bỏ phiếu bầu cử, người có thẻ xanh Mỹ được hưởng các quyền như công dân Mỹ. Những quyền lợi mà chúng ta có thể kể tên như: trợ cấp chăm sóc, trợ cấp phúc lợi, tự do đi lại, trở lại các nước xin miễn thị thực Hoa Kỳ và có khả năng xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ.

Điều kiện để nhận visa diện bảo lãnh F2B

[i] Đối với người bảo lãnh

a, Người bảo lãnh là thường trú nhân Mỹ.

b, Người bảo lãnh phải từ 21 tuổi trở lên.

c, Người bảo lãnh phải chứng minh được mình có đủ điều kiện tài chính để đảm bảo tài chính cho người bảo lãnh.

[ii] Đối với người bảo lãnh

a, Người bảo lãnh là con trai của người bảo lãnh.

b, Người được bảo lãnh phải trên 21 tuổi.

c, Người được bảo lãnh phải là người chưa kết hôn.

Hồ sơ diện bảo lãnh F2B đi mỹ

Diện bảo lãnh F2B – Visa bảo lãnh người thân sang Mỹ

Để xin diện bảo lãnh F2B, hồ sơ f2b gồm các giấy tờ sau:

[i] Hộ chiếu còn hạn 6 tháng trước đó.

[ii] Đơn I-864

[iii] Đơn bảo trợ tài chính từ người bảo lãnh

[iv] Đơn DS-260.

[v] 2 ảnh hộ chiếu chuẩn visa Mỹ.

[vi] Giấy khai sinh / Giấy chứng nhận con nuôi dưới tuổi vị thành niên của người bảo lãnh.

[vii] Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh.

[viii] Giấy tờ tùy thân của người được bảo lãnh.

Trình tự thủ tục bảo lãnh visa diện F2B

Bước 1: Nộp hồ sơ đến Sở Di trú Mỹ

Thường trú nhân hoàn thành Đơn I-130 cho Người nước ngoài với các tài liệu chứng minh mối quan hệ cha mẹ – con cái và nộp cho USCIS.

Trong trường hợp cả cha và mẹ đều là thường trú nhân, người mẹ đăng ký bảo lãnh con thì thủ tục trở nên đơn giản hơn.

Hai đến bốn tuần sau khi nộp đơn, USCIS sẽ gửi biên nhận I-797C đến địa chỉ của người khởi kiện.

Đơn bảo lãnh thân nhân Người nước ngoài I-130: $535

USCIS bắt đầu xử lý đơn yêu cầu. Thời gian xử lý phụ thuộc vào trung tâm xử lý của USCIS. Trong đó, thời gian xử lý hiện tại của Sở Di trú là từ 55.5 – 72 tháng.

Bước 2: Thời gian chờ đợi

Sau khi USCIS chấp thuận đơn đăng ký, hồ sơ được gửi đến NVC để tạo số hồ sơ NVC [trên mẫu HCMxxx] và số nhận dạng hóa đơn [IVSCAxxx]. Ở đây hồ sơ vẫn được chờ đợi cho đến khi hết thời hạn visa. NVC sẽ gửi yêu cầu thanh toán phí và biên lai khi đến hạn.

Vậy cần phải làm gì trong thời gian chờ đợi? Chỉ cần làm theo lịch visa hàng tháng, bạn không phải làm bất cứ điều gì khác. Nếu yêu cầu đã hết hạn, hãy tiếp tục với các bước bổ sung như trong bước 3 dưới đây.

Bước 3: Nộp đơn xin visa

Khi lịch visa bulletin vượt quá ngày ưu tiên, hồ sơ sẽ nhận được thông báo yêu cầu bổ sung giấy tờ trong vòng 1 năm. Người bảo lãnh và người được bảo trợ phải thực hiện các bước sau:

Đóng phí chính phủ

Giá của bộ hoàn chỉnh là 120 USD. Đơn xin visa DS-260 một người, ví dụ F2B cho 3 người, lệ phí là $ 325 x 3 = $ 975.

Điền đơn bảo trợ tài chính

Người bảo lãnh nộp một số mẫu đơn tài trợ, bao gồm:

[i] Mẫu đơn bảo trợ tài chính [I864]

[ii] Tờ khai thuế liên bang [hoặc Mẫu 1040 và W2 / 1099]

[iii] Bằng chứng về nơi cư trú tại Hoa Kỳ

[iv] Bằng chứng về Thẻ cư trú của Hoa Kỳ

[v] Bằng chứng về việc làm hiện tại

[vi] Người bảo trợ phải có thu nhập cao hơn 125% tiêu chuẩn thu nhập liên bang HHS. Nếu thu nhập không đủ, bạn cần tìm đối tác tài trợ.

Điền đơn xin visa định cư

Người bảo lãnh cần hoàn thành bộ giấy tờ Dân sự DS-260. Chúng tôi chỉ liệt kê những tài liệu quan trọng ở đây, thỉnh thoảng có những tài liệu không được liệt kê ở đây.

[i] Giấy tờ tùy thân có ảnh 5 x 5 cm

[ii] Hộ chiếu

[iii] Giấy khai sinh

[iv] Lý lịch tư pháp số 2 hoặc police check ở tất cả các nước từ năm 16 tuổi sống trên 6 tháng

Nộp xong NVC phê duyệt, khi nào bạn nhận được tin nhắn với nội dung “Documentarily qualified” xem như đã sẵn sàng đợi thư phỏng vấn.

Thư phỏng vấn sẽ được gửi trước buổi phỏng vấn 1 tháng để đương đơn chuẩn bị.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục trước khi phỏng vấn

Tất cả các đương đơn phải trải qua quá trình phỏng vấn trước.

Khám sức khỏe

Việc khám sức khỏe có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phỏng vấn. Để được cấp visa mà không cần bổ sung giấy tờ, cần phải khám sức khỏe trước khi phỏng vấn.

Kiểm tra sức khỏe và chích ngừa được thực hiện tại các đơn vị do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định, xin lưu ý rằng khi khám sức khoẻ phải có lịch phỏng vấn.

Kết quả của bài kiểm tra sức khỏe sẽ được gửi cho bạn tại nhà hoặc đến tận nơi của người kiểm tra. Bao gồm một X-quang Hộp CD, được niêm phong [không mở ngay cả khi đến Hoa Kỳ] và thẻ tiêm chủng màu trắng.

Trong trường hợp chụp X-quang phổi có vấn đề, người nộp đơn phải xét nghiệm đờm, kết quả sẽ được thông báo sau 8-10 tuần.Trong trường hợp điều trị bệnh lao, thuốc phải được dùng trong vòng 6 tháng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Đăng ký địa chỉ nhận visa

Công việc chuẩn bị tiếp theo sau khi khám sức khỏe là đăng ký địa chỉ nhận visa. Đương đơn sẽ phải tạo tài khoản trên trang web ustraveldocs.com để đăng ký thông tin và địa chỉ xin visa diện bảo lãnh F2B.

Nếu bạn không đăng ký địa chỉ trước khi phỏng vấn, lãnh sự quán không biết nơi gửi visa, bạn sẽ phải làm thêm các thủ tục khác rất mất thời gian.

Bước 4: Phỏng vấn, nhận visa

Tham dự phỏng vấn

Phỏng vấn là bước cuối cùng quyết định người nộp đơn xin bảo lãnh diện F2B có nhận được thẻ xanh hay không. Luôn có rất nhiều áp lực đối với người phỏng vấn.

Kết quả phỏng vấn sẽ được quyết định tại buổi phỏng vấn, nếu được chấp thuận, đương đơn sẽ về nhà chờ lấy visa.

Thanh toán lệ phí thẻ xanh

Người nộp đơn và những người đi cùng sẽ nhận được visa, được đóng dấu và dán vào hộ chiếu của họ và gửi về nhà. Người bảo lãnh sử dụng visa này để nhập cảnh Hoa Kỳ. Khoảng 5 ngày sau khi visa được cấp, phí thẻ xanh [phí nhập cư USCIS] sẽ được thanh toán.

Phí Nhập cư USCIS hay còn gọi là Phí Thẻ Xanh: $ 220 mỗi người

Đến đây tất cả các công đoạn đã hoàn tất, cả gia đình chuẩn bị hành lý và hoàn thành các công việc cuối cùng trước khi rời Việt Nam. Khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đương đơn hoàn thành thủ tục giấy tờ, xuất trình hộ chiếu và về nhà chờ thẻ xanh.

Những chi phí khi bảo lãnh visa diện F2B

Diện bảo lãnh F2B – Visa bảo lãnh người thân sang Mỹ

Phí nộp hồ sơ

[i] Đơn I-130: $535 [Đô la Mỹ].

[ii] Đơn I-864: $120 [Đô la Mỹ].
DS-260: $325.

[iii] Phí khám sức khỏe: $240 [Đô la Mỹ].

[iv] Phí cấp thẻ xanh: $220 [đô la Mỹ].

Các khoản phí phát sinh

Ngoài các khoản phí trên, có một số khoản phí phát sinh liên quan đến việc làm hồ sơ như: Phí trích xuất tài liệu, Phí dịch thuật, Phí luật sư [trong trường hợp người nộp đơn phê duyệt pháp lý],…

Video liên quan

Chủ Đề