Elision of vowels là gì

Phát âm [pronunciation] là một trong bốn tiêu chí được sử dụng để đánh giá bài thi IELTS Speaking. Vậy, có các yếu tố cụ thể nào cần được luyện tập trong phát âm nhằm giúp thí sinh nâng cao band điểm? Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức để người đọc có thể đi sâu hơn vào việc tìm hiểu quy tắc cũng như ứng dụng của một trong những thành tố phát âm đó là nuốt âm [elision].

Mô tả band điểm ở tiêu chí “pronunciation”

Tiêu chí phát âm được mô tả cụ thể thông việc sử dụng các thành tố phát âm [pronunciation features] cũng như độ dễ hiểu của bài nói, cụ thể ở một vài band điểm như sau:

Band 4

  • Uses a limited range of pronunciation features

  • Attempts to control features but lapses are frequent

  • Mispronunciations are frequent and causes some difficulty for the listener

Band 6

  • Uses a range of pronunciation features with mixed control

  • Show some effective use of features but this is not sustained

  • Can generally be understood throughout, though mispronunciation of individual words or sounds reduces clarity at times

Band 8

  • Uses a wide range of pronunciation features

  • Sustains flexible use of features, with only occasional lapses

  • Is easy to understand throughout; L1 accent has minimal effect on intelligibility

Band 9

  • Uses a full range of pronunciation features with precision and subtlety

  • Sustains flexible use of features throughout

  • Is effortless to understand

[IELTS Speaking band descriptors]

Theo bảng mô tả tiêu chí chấm điểm ở trên, thí sinh có thể nhận thấy rõ 3 khía cạnh được đánh giá trong phát âm, gồm có:

  • Phạm vi của các pronunciation features được sử dụng là “limited range” [hạn chế], “wide range” [rộng] hay “full range” [đầy đủ].

  • Khả năng kiểm soát của thí sinh đối với các thành tố này là “attempts” [cố gắng] nhưng “lapses are frequent” [hay gặp lỗi] hay “sustains flexible” [duy trì linh hoạt].

  • Mức độ dễ hiểu của bài nói như “mispronunciations’ [việc phát âm sai] có thường xuyên và gây khó khăn cho người nghe hay không, hoặc bài nói có thể dễ dàng hiểu được – “easy to understand”, “effortless to understand”.

Như vậy, việc sử dụng đa dạng, chính xác và linh hoạt các thành tố phát âm là điều cần thiết để cải thiện band điểm. Vậy “pronunciation features” gồm có những thành tố nào?

Có 5 thành tố chính như sau:

  • Individual sounds [các nguyên âm đơn, đôi và phụ âm]

  • Word stress and sentence stress [nhấn trọng âm từ và trọng âm câu]

  • Weak sounds [âm yếu]

  • Connected speech [nối âm]

  • Intonation [ngữ điệu]

Trong bài viết này, tác giả sẽ đi sâu hơn về 1 trong những quy tắc để nối âm đó là elision [nuốt âm].

Nắm vững kiến thức về quy tắc nuốt âm và đồng hóa âm

Nuốt âm là gì?

Nuốt âm là hiện tượng một hoặc nhiều âm tiết [có thể là nguyên âm hay phụ âm] trong một từ bị lược bỏ khi nói. Đây là cách giúp người bản xứ phát âm nhanh và dễ dàng hơn, đảm bảo việc giao tiếp trở nên dễ dàng, trôi chảy. Điều này cũng một phần giúp giảm nỗ lực trong việc phát âm nhiều từ khi nói trong giao tiếp.

Nuốt âm trên thực tế không phải là quy tắc bắt buộc phải áp dụng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên việc hiểu và nắm được các quy tắc này sẽ giúp người học ngôn ngữ có thể giao tiếp một cách lưu loát, tự nhiên hơn và đồng thời nâng cao khả năng nghe hiểu ngôn ngữ trong các cuộc hội thoại với ngữ cảnh hàng ngày giữa những người bản ngữ, xuất hiện ở đời sống nói chung và bài thi IELTS Speaking & Listening nói riêng.

Quy tắc nuốt âm

Trong các trường hợp cụ thể, một số âm tiết của từ không được phát âm như cách mà chúng phiên âm hay viết chính tả. Khi đó các âm đã bị lược bỏ để giúp người nói phát âm trôi chảy và dễ dàng hơn, các âm bị biến mất có thể là một nguyên âm hay phụ âm với một số các quy tắc như dưới đây.

Nuốt nguyên âm yếu

Một từ có thể có 1 hoặc nhiều âm tiết [syllables]. Đối với các từ có 2 âm tiết trở lên, một âm tiết trong số đó sẽ được nhấn. Các âm còn lại không nhấn sẽ được chuyển qua dạng thức âm yếu, hay còn được gọi là âm “schwa”- /ə/. Những âm “schwa” này thông thường sẽ bị mất đi khi nói, điển hình trong một số trường hợp sau

  • Khi âm yếu đứng đầu một từ

Theo quy tắc của nối âm [connected speech], nguyên âm không nhấn “schwa” đứng đầu 1 từ hoặc “schwa” được đặt giữa 2 âm nhấn sẽ bị lược bỏ. Ví dụ:

go away -> /ɡəʊ/ /əˈweɪ/ -> /ˈgəʊ ˈweɪ/

about -> / ə’baʊt/ -> /baʊt/

  • Khi âm yếu được đặt sau các âm vô thanh [voiceless consonants], đặc biệt là /p/, /t/, /k/, ví dụ:

potato -> /pəˈteɪ.t̬oʊ/ -> /pˈteɪ.t̬oʊ/

today -> /təˈdeɪ/ -> /tˈdeɪ/

perhaps -> /pəˈhæps/ -> /pˈhæps/

  • Khi âm yếu được theo sau bởi một âm tiết nhấn bắt đầu bằng /n/, /l/, /r/, ví dụ:

tonight -> /təˈnaɪt/ -> /tˈnaɪt/

police -> /pəˈliːs/ -> /pˈliːs/

correct -> /kəˈrekt -> /kˈrekt/

Đọc thêm: Master your pronunciation – [Phần 1] Đọc Hiểu phát âm và phiên âm của 1 từ

Nuốt phụ âm

  • âm /t/ và /d/

/t/ và /d/ là hai phụ âm thường được lược bỏ khi nói, đặc biệt khi chúng xuất hiện trong 1 cụm phụ âm [consonant cluster] – là một nhóm gồm hai hoặc nhiều phụ âm đứng trước, sau hoặc ở giữa các nguyên âm. Lúc này tổ hợp phụ âm sẽ được giản lược bằng việc lược bỏ đi phụ âm /t/ hoặc /d/ nằm giữa 2 phụ âm khác. Ví dụ:

acts -> /ækts/ -> /æks/

scripts -> /skrɪpts/ -> /skrɪps/

desktop -> /ˈdɛskˌtɒp/ -> /ˈdɛsˌtɒp/

Tương tự trong câu, và giữa các từ, phụ âm /t/ và /d/ cũng bị lược bỏ khi đứng ở vị trí cuối của 1 từ, đứng sau phụ âm khác và đồng thời đứng trước 1 phụ âm bắt đầu từ kế tiếp, ví dụ:

Next day -> /nekst/ /deɪ/ -> /neɪks deɪ/

The last picture -> /ðə/ /lɑːst/ /ˈpɪk.tʃɚ/ -> /ðə lɑːs ˈpɪk.tʃɚ/

Must be -> /mʌst/ /bɪ/ -> /mʌs bɪ/

  • Phụ âm /v/ trong từ “of”

Phụ âm /v/ đứng ở cuối trong phiên âm từ of [/əv/] sẽ bị lược bỏ khi đứng trước 1 phụ âm khác, ví dụ:

lots of them -> /lɒts/ /əv/ /ðəm / -> /lɒts ə ðəm /

waste of money -> /weɪst/ /əv/ /ˈmʌn.i/ -> /weɪst ə ˈmʌn.i/

  • Phụ âm /h/

Phụ âm /h/ sẽ biến mất khi từ có chứa âm /h/ không được nhấn trong câu, lúc này dạng thức âm yếu của từ được sử dụng và do vậy âm /h/ bị lược bỏ. Việc này dễ dàng được nhìn thấy nhất khi xét các đại từ có chứa âm /h/, vì những từ này không mang ý nghĩa truyền đạt thông tin nên khi nói sẽ có thể được chuyển thành weak form như dưới đây:

Ví dụ trường hợp nuốt âm /h/

  • Tell him /tel ɪm/

  • Nam passed his exam/ˈpaːst ɪz ɪgˈzæm/

Tổng kết

Như vậy, ở bài viết này đưa ra cho người đọc thông tin về các tiêu chí chấm điểm trong IELTS Speaking đồng thời giới thiệu về quy tắc nuốt âm, giúp người đọc nắm được các quy tắc nuốt âm trong văn nói.

Trần Thị Ngọc Huyền

  • Nuốt âm là sự lược bỏ đi một hoặc nhiều âm [có thể là nguyên âm, phụ âm hoặc cả âm tiết] trong một từ hoặc một cụm từ khiến cho người nói phát âm dễ dàng hơn.
  • Hành động nuốt âm thường xảy ra tự nhiên không chủ định nhưng cũng có thể có sự cân nhắc.

secondary /ˈsekəndəri/ –> /ˈsekəndri/

deafening /ˈdefənɪŋ/ –> /ˈdefnɪŋ/

comfortable / 'kʌmfətəbl / –> / 'kʌmftəbl /

family /ˈfæməli/ –> /ˈfæmli/

fifth / fifθ / –> / fiθ /

him / him / –> / im /

chocolate / 't∫ɒkələt / –> / 't∫ɒklət /

vegetable / 'vedʒətəbl / –> / 'vedʒtəbl /

  • Khi có hai hay nhiều phụ âm đi với nhau, sẽ xuất hiện khuynh hướng nuốt âm khi đọc. Có những trường hợp sự nuốt âm sẽ kéo theo âm tiết trong từ sẽ bị giảm:

asked /ɑ:skt/ –> /ɑ:st/

lecture /ˈlɛktʃə/ –> /ˈlɛkʃə/

desktop /ˈdɛskˌtɒp/–> /ˈdɛsˌtɒp/

hard disk /ˌhɑ:dˈdɪsk/–> /ˌhɑ:ˈdɪsk/

kept quiet /ˌkɛptˈkwaɪət/–> /ˌkɛpˈkwaɪət/

kept calling /ˌkɛptˈko:lɪŋ/–> /ˌkɛpˈko:lɪŋ/

kept talking /ˌkɛptˈto:kɪŋ/ –> /ˌkɛpˈto:kɪŋ/

at least twice /əˌtli:stˈtwaɪs/ –> /əˌtli:sˈtwaɪs/

straight towards /ˌstɹeɪtˈtʊwo:dz/ –> /ˌstɹeɪˈtʊwo:dz/

next to /ˈnɛkstˌtʊ/–> /ˈnɛksˌtʊ/

want to /ˈwɒntˌtʊ/ –> /ˈwɒnˌtʊ/

seemed not to notice /ˈsi:mdˌnɒttəˈnəʊtɪs/–> /ˈsi:mˌnɒtəˈnəʊtɪs/

for the first time/fəðəˌfɜ:stˈtaɪm/ –> /fəðəˌfɜ:sˈtaɪm/

  • Chú ý: Trong tiếng Anh, có một số âm thường được lược bỏ:

- Phụ âm “v” trong “of” khi nó đứng trước phụ âm.

Ví dụ: lots of them / ’lɒts əv ðəm / => / ’lɒts ə ðəm /

- Những âm yếu sau p, t, k [thường là âm ə].

potato / pə'teitəʊ / => / p'teitəʊ /

tomato / tə'mɑ:təʊ / => / t'mɑ:təʊ /

canary / kə'neəri / => /k'neəri /

- Phụ âm ở giữa trong nhóm phụ âm thức tạp

looked back / ‘lʊkt’bæk / => / ‘lʊk’bæk /

acts / ækts / => / æks /

Video liên quan

Chủ Đề