Giải pháp xử lý hợp đồng

Khi thực hiện hợp đồng, việc vi phạm hợp đồng là trường hợp không hiếm gặp. Mức phạt khi vi phạm hợp đồng dân sự là bao nhiêu và các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của iContract!

1. Vi phạm hợp đồng dân sự là gì?

Vi phạm hợp đồng dân sự là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đúng theo thỏa thuận giữa các bên ghi trong hợp đồng theo quy định của pháp luật. 

Giải pháp xử lý hợp đồng

Vi phạm hợp đồng dân sự không phải trường hợp hiếm gặp.

2. Phân loại vi phạm hợp đồng

Có thể phân chia vi phạm hợp đồng thành hai loại như sau:

2.1. Vi phạm về chủ thể với hợp đồng đã giao kết

Hành vi này được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Một bên không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên còn lại. 
  • Một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
  • Một bên không thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi trong hợp đồng.

2.2. Vi phạm quy định khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Hành vi này được biểu hiện ở khác khía cạnh sau:

  • Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng/chủ thể
  • Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức của hợp đồng đã được quy định.
  • Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật ngăn cấm
  • Hợp đồng thể hiện rõ ràng, thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này
  • Nội dung hợp đồng do các bên soạn thảo và ký kết không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. 

Giải pháp xử lý hợp đồng

Vi phạm hợp đồng được phân thành 2 loại.

 3. Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

Đối với hành vi vi phạm hợp đồng dân sự, theo quy định của pháp luật, sẽ có 2 hình thức chịu trách nhiệm pháp lý là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. 

Cụ thể:

3.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Khoản 1, Điều 418, Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm như sau: Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó, bên vi phạm sẽ có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 

Có thể thấy rằng, trong hợp đồng dân sự, phạt vi phạm sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Mức phạt cũng do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định. 

Bên cạnh đó, Khoản 3, Điều 418, Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc phạt vi phạm đi làm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa bị phạt vừa bồi thường thiệt hại thì các bên phải thực hiện theo thỏa thuận này.
  • Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không đề cập đến việc vừa bị phạt, vừa phải bồi thường thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm. 

Tóm lại, phạt vi phạm hợp đồng dân sự hoàn toàn dựa vào thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định. 

3.2. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự

Ngoài việc phạt vi phạm hợp đồng, nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng thì bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình. 

Cụ thể, Điều 419, Luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: 

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại Khoản 2 của Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này. 
  • Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường với những lợi ích mà mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Ngoài ra, còn có thể yêu cầu chi trả chi phí phát sinh do bên kia không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. 
  • Theo yêu cầu của người có quyền thì tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường tổn hại về tinh thần cho người có quyền. Mức độ bồi thường tùy thuộc vào nội dung vụ việc và sẽ do tòa án quyết định. 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 419 và Điều 13, Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015, khi phát sinh vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường toàn bộ, trừ 3 trường hợp dưới đây:

  • Do các bên tự thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  • Thiệt hại gây ra không phải lỗi của bên gây thiệt hại mà do lỗi của bên bị thiệt hại
  • Thiệt hại xảy ra do có sự kiện bất khả kháng

Có thể thấy, nếu như phạt vi phạm chỉ áp dụng nếu các bên có thỏa thuận từ trước, thì việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự vẫn phải được thực hiện khi có thiệt hại xảy ra, cho dù các bên có thỏa thuận hay không. Thiệt hại thường bao gồm: thiệt hại về vật chất (dựa trên các tổn thất thực tế) và thiệt hại về tinh thần (căn cứ vào nội dung vụ việc).

Giải pháp xử lý hợp đồng

Quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

4. Biện pháp xử lý hành vi vi phạm hợp đồng

Hiện nay, có 4 biện pháp chính để xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng. Cụ thể:

  • Biện pháp hòa giải

Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thống nhất về ý chí giữa các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng. Do đó, việc thương lượng, hòa giải sẽ là giải pháp tốt nhất để không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian giải quyết và làm hài lòng các bên tranh chấp.

  • Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

 Nếu không thể thương lượng để giải quyết thì biện pháp đơn phương hủy bỏ hợp đồng là hành động cần thiết để xử lý vi phạm. Biện pháp này giúp hạn chế tối đa hậu quả của các hành vi vi phạm. Trong trường hợp bắt buộc áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại. 

  • Yêu cầu tòa án giải quyết

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết có hiệu lực pháp lý cao, có tính bắt buộc để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên bị vi phạm. Do đó, nếu xuất phát từ tranh chấp hợp đồng, các bên không thể tự giải quyết được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo đảm quyền lợi cho mình. 

Lưu ý: Khi đã yêu cầu tòa án giải quyết, các bên cần tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp khác nhau. 

  • Đề nghị khởi tố hình sự

Nếu đủ chứng cứ xác định đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi, hoặc có dấu hiệu lừa đảo khi ký kết hoặc thực hiện hợp đồng thì có để đề nghị khởi tố và đưa ra xét xử tại tòa án. 

Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề vi phạm hợp đồng dân sự. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho quý độc giả. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract.

Các tin tức liên quan:

    Giải pháp xử lý hợp đồng

    Giải pháp xử lý hợp đồng