Giải sách Lịch sử lớp 6 Cánh diều

Hướng dẫn Giải Lịch Sử 6 Bài 12. Nhà nước Văn Lang [ngắn nhất] trang 57 sgk Lịch sử và Địa lí 6 trong bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và lời giải ngắn gọn, đầy đủ giúp các em học sinh học bài tốt hơn.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài Cánh Diều Soạn Sử 6 Bài 12

Phần mở đầu

Khi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Các Vua Hùng đã dựng nước như thế nào?

1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

Câu hỏi:

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

Hãy xác định phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang trên lược đồ hình 12.2

Lời giải 

  • Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
  • Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang: Chủ yếu ở lưu vực các sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

2. Tổ chức nhà nước Văn Lang

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ hình 12.3, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang

Lời giải 

Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu

Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

=> Nhận xét: nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Câu hỏi:

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?

Dựa vào các hình 12.7 và 12.8 đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.

Lời giải 

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ:

  • Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn
  • Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước
  • Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền...

Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:

  • Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát...
  • Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng...
  • Chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài Cánh Diều Soạn Sử 6 Bài 12

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét

Lời giải

=> Nhận xét: Mặc dù nhà nước Văn Lang còn rất sơ khơi nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giắc ngoại xâm của đất nước ta sau này.

Câu 2: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó.

Lời giải

Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nhất với tục nhuộm răng đen.

Nhuộm răng là một trong những phong tục xưa của nhiều dân tộc ở Đông Á, như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và miền Nam Trung Quốc.

Theo các truyện cổ tích Việt Nam thì từ hàng nghìn năm trước người Việt đã có tục nhuộm răng. Theo truyền thuyết Việt Nam tục này đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu.

Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, tục này mới giảm mà dần dần mất hẳn.

Câu 3: Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ?

Lời giải

Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ:

  • Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày lễ tết
  • Tục thờ cúng tổ tiên, một số nơi thờ cúng các vị thần.
  • Nông nghiệp gắn liền với nghề trồng lúa nước
  • Chôn người chết, ăn trầu, xăm hình
  • Thuật luyện kim, làm gốm....

Soạn Sử 6 trang 26 sách Cánh diều

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 6 trang 26 giúp các bạn học sinh lớp 6 nhanh chóng giải được các bài tập phần câu hỏi và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nắm vững kiến thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Soạn Sử 6 trang 26→30 sách Cánh diều được biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Soạn Sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

❓ Quan sát lược đồ hình 6.1 và đọc thông tin, hãy cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

Gợi ý đáp án

Điều kiện tự nhiên đã tác động đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà:

Ai Cập là thung lũng nằm dọc lưu vực sông Nin.

Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

=> Những con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Hằng năm mùa lũ, các sông bồi đắp phù sa phục vụ sản xuất. Ngoài ra, đây còn là con đường giao thông chính kết nối các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập, Lưỡng Hà.

❓ Quan sát hình 6.2 và đọc thông tin, hãy cho biết những "tặng phẩm" mà sông Nin đem đến cho Ai Cập là gì?

Gợi ý đáp án

Những "tặng phẩm" mà sông Nin đem đến cho Ai Cập là:

  • Cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, đa dạng sinh vật
  • Mùa lũ, sông Nin bồi đắp phù sa, giúp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
  • Là con đường giao thông kết nối các vùng, giúp kinh tế Ai Cập phát triển

2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

❓ Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà?

Gợi ý đáp án

Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên nirn kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu là Pha-ra-ông.

Quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ở Lưỡng Hà ra đời ở hai lưu vực sông Ti-grơ và Ơ-phrát. Sau đó, thống nhất các nước nhỏ thành một vương quốc lớn, đứng đầu là En-si.

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

❓ Quan sát các hình từ 6.4 đến 6.9 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của cư dân Ai Cập và cư dân Lưỡng Hà?

Gợi ý đáp án

Thành tựu văn hóa của:

Cư dân Ai Cập:

  • Biết làm ra lịch, làm đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời.
  • Biết dựa vào chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái đất, chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 29 hoặc 30 ngày.
  • Kĩ thuật ướp xác chết thuần thục.
  • Biết viết chữ trên giấy
  • Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn
  • Xây dựng công trình kim tự tháp và tượng Nhân sư

Cư dân Lưỡng Hà:

  • Biết viết chữ trên đất sét
  • Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
  • Xây dựng thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng

Câu 1

Theo em, điều kiện tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà?

Gợi ý đáp án

Theo em, điều kiện tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà là đều nằm cạnh những con sông lớn. Ngoài việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt, hằng năm các dòng sông còn bồi đắp thêm phù sa màu mỡ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, chính các con sống là những con đường giao thông quan trọng gắn kết các vùng, tạo nên một nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

Câu 2

Hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập hoặc cư dân Lưỡng Hà mà em ấn tượng nhất

Gợi ý đáp án

Giới thiệu về kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.

Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.

Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây. Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.

Cập nhật: 05/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề