Giao chỉ tiêu 3 tỷ/tháng làm sao để hoàn thành

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời

  • docx
  • 18 trang
NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH TRẢ
LỜI
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?
Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp
của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn
nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời
liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu
và muốn tìm hiểu.
Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ
của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về
mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ
của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì
nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc
không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví
dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học
hỏi để phát triển v.v…
Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? đây là 1 trong những
câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.
Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn
theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng
những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ
hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì,
hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.
Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm
yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu.
Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm
mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch
công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn
nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ
giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải
gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và

hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những
ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.
Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian
nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết
đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn
với “sự phù hợp” của bạn với công ty.
Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi
mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng
bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý
đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác. Đọc thêm: 5 điều không nên làm khi
viết CV xin việc
Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên
tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công
gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau,
bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và
tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng
cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại
trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong
mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn
mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại
những câu nói đó.
Câu hỏi 11: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị
nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi
sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức
nếu như thấy tốt cho cả hai”…
Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của
chúng tôi?

Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một
công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng
về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù
hợp.
Câu hỏi 13: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người [cấp cao] hoặc
quản lý công việc [cấp thấp] của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và
quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý,
sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.
Câu hỏi 14: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị
cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế
nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công
ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B…
Câu hỏi 15: Triết lý trong công việc của bạn là gì?
Cách trả lời: Tuy câu hỏi có vẻ “cao siêu”, nhưng hãy trả lời ở mức độ đơn
giản nhất. Hãy nói tới những giá trị công việc mà bạn hướng tới, đồng thời
gắn nó với tập thể, với công ty.
Câu hỏi 16: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào
dự án X của chúng tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt
và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là
hiệu quả cuối cùng.
Câu hỏi 17: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Cách trả lời: Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định hay thậm
chí vùng miền, tuy nhiên khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có
yếu tố đó không thì không nên nói ra. Thay vào đó hãy trả lời rằng khó chịu
hay không do cách mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và cho dù khó chịu
thì bạn cũng vẫn phải làm việc và giải quyết công việc ổn thỏa.
Câu hỏi 18: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công
việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn
tương tự bạn đã từng trải qua.
Câu hỏi 19: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?

Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó.
Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho
công ty.
Câu hỏi 20: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua
cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của
sếp cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Câu hỏi 21: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo
hướng: “áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là
bạn có thể làm việc có áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công
việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.
Câu hỏi 22: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm
trong việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự
tự tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho
công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học [nếu thấy cần
thiết]
Câu hỏi 23: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”…
thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ
hội học hỏi…
Câu hỏi 24: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn
thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự
khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”
Câu hỏi 25: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá
nhân không?
Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự
sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao
quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
Câu hỏi 26: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
Cách trả lời: Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người
phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp

thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân
viên làm việc…
Câu hỏi 27: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho
thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết
vươn lên và có động lực tốt.
Câu hỏi 28: Bạn đã học được điều gì từ những sai lầm trong công việc?
Cách trả lời: Không nhất thiết phải giấu giếm quá nhiều, nhưng cũng đừng
dại mà mô tả quá nhiều sai lầm. Thay vào đó hãy nêu một vài sai lầm do
thiếu kinh nghiệm và những bài học cũng như cách bạn khắc phục hiệu quả.
Câu hỏi 29: Nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tuyển người như thế
nào vào vị trị này?
Cách trả lời: Rất khó để bạn có thể đoán được ý định của nhà tuyển dụng bởi
bạn không phải là họ, hơn nữa đây là công việc bạn đang nộp đơn và mục
tiêu bạn cần làm là cho họ thấy “Bạn là người phù hợp”. Vậy hãy nhớ kỹ
những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã đặt ra, kết hợp với các điểm
mạnh hoặc kỹ năng phù hợp của bạn, qua đó đưa ra những câu trả lời có tính
gợi ý cho chính họ.
Câu hỏi 30: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công
việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến
khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào
những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 31: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về
các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và
hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy
câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.
Câu hỏi 32: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố
phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là
người phù hợp.
Câu hỏi 33: Bạn nghĩ gì về công ty bạn vừa nghỉ việc?

Cách xử lý: Nên tránh những nhận xét tiêu cực, thay vào đó hãy nói về
những điều bạn đã học hỏi được từ công việc trước đó. Cũng không nên đi
sâu quá vào những bí mật kinh doanh của công ty cũ của bạn.
Câu hỏi 34: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?
Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ
sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh
nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối
theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt.
Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học
kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.
Câu hỏi 35: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?:
Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công
việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi
người.
Biết rõ ý nghĩa đằng sau những câu hỏi phỏng vấn thường gặp tưởng
chừng như đơn giản và quen thuộc của nhà tuyển dụng là một lợi thế
giúp bạn thành công trong cuộc phỏng vấn.
Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
Đây là câu hỏi được coi là nằm lòng trong danh sách các câu hỏi thường
gặp khi phỏng vấn của nhà các tuyển dụng bởi câu hỏi tưởng chứng như
đơn giản nhưng lại có thể gây khó khăn cho ứng viên vì thực sự không hề dễ
dàng để trả lời một cách chính xác. Mỗi người có một cách trả lời riêng tùy
theo tính cách, kinh nghiệm của họ, tuy nhiên, điều nhà tuyển dụng mong
muốn ở các ứng viên là bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn
đăng ký được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác. Nói cách
khác, nhà tuyển dụng muốn biết bạn thực sự quan tâm đến công ty chứ
không phải chỉ là một trong những địa điểm để bạn rải CV hàng loạt và
phỏng vấn may rủi.
Tại sao công ty chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đối mặt với câu hỏi này, rất nhiều người trả lời chung chung, mang hàm ý
tâng bốc bản thân bằng những tính từ hào nhoáng. Tuy nhiên điều nhà tuyển
dụng thực sự tìm kiếm là những kinh nghiệm, kỹ năng của bạn có đáp ứng
được yêu cầu công việc hay bạn có mục tiêu rõ ràng và động lực cho sự

nghiệp của mình hay không. Đây là điểm khác biệt giữa bạn với các ứng
viên tiềm năng khác nều bạn thực sự nắm được ý nghĩa và mong muốn của
nhà tuyển dụng.
Bạn có kinh nghiệm gì trong công việc/lĩnh vực này?
Không phải tất cả các công ty đều coi trọng kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên,
khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kiến thức từ
quá trình học tập hay các công việc từng làm liên quan đến vị trí bạn ứng
tuyển. Vậy nên nếu bạn vừa ra trường hay có ít kinh nghiệm làm việc, hãy
chứng minh cho họ thấy bạn đã học được những kiến thức phù hợp với công
việc và sẵn sàng áp dụng phù hợp điều này vào công ty. Còn nếu bạn đã từng
có thời gian đi làm tại những nơi khác, ngay cả những nơi không liên quan
đến vị trí bạn đang ứng tuyển, bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng về những
điều bạn học được từ công việc đó và thành quả bạn đạt được. Chắc chắn,
bạn sẽ đạt điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Khi đặt câu hỏi này đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng muốn biết bạn có
tìm hiểu về vị trí, công ty mà mình ứng tuyển không hay chỉ là gửi CV hàng
loạt và chờ đợi được gọi đi phỏng vấn. Vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết các
thông tin của công ty như lịch sử hình thành, sản phẩm dịch vụ nổi bật, định
hướng chiến lược hay cơ cấu tổ chức, thành tựu đạt được qua website của
công ty. Hay sâu hơn là những hoạt động mới, các chính sách đổi mới của
công ty. Hơn nữa, việc bạn tìm hiểu kỹ càng về công ty cho thấy bạn là một
người chuyên nghiệp và cẩn trọng. Như vậy, họ sẽ đánh giá rất cao về tính
nghiêm túc và đam mê của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.
Thế mạnh/điểm yếu của bạn là gì?
Bước vào buổi phỏng vấn, nhiều người nghĩa rằng thông qua trò chuyện nhà
tuyển dụng sẽ tự tìm xem bạn có tố chất gì phù hợp với công việc của họ.
Tuy nhiên, sự thật cho thấy trước câu hỏi “Thế mạnh, điểm yếu của bạn là
gì”, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có đánh giá chính xác những thế mạnh và
điểm yếu của mình, có phát huy được những điểm mạnh trong công việc
cũng như khắc phục những điều còn tồn tại không. Bạn hãy tóm tắt những
điểm mạnh của mình bằng một vài từ ngắn gọn, súc tích, đồng thời thẳng
thắn thừa nhận những thất bại của bản thân và điều bạn thu được từ những
trải nghiệm đó. Khi bạn biết chính xác về bản thân mình thì cũng là lúc bạn
cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã sẵn sàng bắt đầu công việc. Điều này giúp

bạn nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ nhà tuyển dụng và nổi bật hơn
những ứng viên khác với câu trả lời gần như là được in từ một khuôn mẫu.
Mức lương mà bạn mong muốn nếu được tuyển dụng vào làm tại công
ty?
Có nhiều người cho rằng khi được đặt câu hỏi này đồng nghĩa với việc mình
đã được chọn. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những thử thách của nhà
tuyển dụng. Tùy vào từng vị trí công việc, phong cách phỏng vấn mà bạn
đưa ra những câu trả lời khác nhau. Bạn có thể trả lời thực tiếp mức lương
mình mong muốn so với mặt bằng chung hoặc tùy theo khối lượng, vị trí
công việc. Tất cả điều này phụ thuộc vào bản lĩnh tâm lý và sự tự tin của bạn
trước nhà tuyển dụng.
Bạn có câu hỏi gì cho tôi không?
Ở một thời điểm nào đó trong cuộc phỏng vấn, thường là vào khoảng thời
gian cuối buổi, nhà tuyển dụng sẽ cho phép bạn đặt câu hỏi. Vậy nên, đây là
cơ hội để bạn thể hiện niềm hứng thú với công việc cũng như xác định bạn
có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Đó cũng là điều các nhà
tuyển dụng mong muốn khi đặt câu hỏi này trước khi đưa ra quyết định cuối
cùng. Chính vì vậy, bạn hãy chuẩn bị một câu hỏi mở cho phép bạn chia sẻ ý
kiến cá nhân về một vấn đề của công ty. Điều đó cho thấy bạn thực sự đam
mê và nghiêm túc khi bước vào buổi phỏng vấn.
Tham khảo:
Những câu hỏi phỏng vấn vào MB năm 2013
I. Những câu hỏi chung cho tất cả các vị trí
1. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình [nên chuẩn bị thêm cả phần
giới thiệu bằng tiếng Anh, ngắn gọn hơn phần tiếng Việt].
2. [Với ứng viên có kinh nghiệm] Hỏi về công việc đang làm. Tại sao
lại chuyển việc/nghỉ việc?
3. Em hiểu gì về vị trí ứng tuyển?
4. Em có điểm mạnh nào khi ứng tuyển vào vị trí này? [Hoặc: Tại
sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Em có tố chất gì phù hợp với
vị trí này?]
5. Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không?
Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào? [Câu
này hay hỏi với CV QHKH Cá nhân & SME]
6. Tại sao em chọn MB?

7. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
8. Nếu anh/chị không offer em vị trí em ứng tuyển mà chuyển em sang
vị trí khác em có nhận không?
9. [Với sinh viên năm cuối] Hỏi về các công việc làm thêm, hoạt
động ngoại khóa, xã hội, hỏi về kết quả học, về khóa luận/báo cáo
thực tập & về môn học yêu thích trong 4 năm học đại học.
10. Ngoài ứng tuyển ở MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác
không?
11. Nếu bạn trúng tuyển ở cả MB và một/một số ngân hàng khác, bạn
sẽ chọn ngân hàng nào?
Ngoài ra các anh chị sẽ dựa vào CV của các bạn để hỏi thêm. Như cấp 3 học
gì, tham gia hoạt động ngoại khóa gì, tình nguyện gì, làm thêm gì, thích chơi
thể thao không,…
Có thể có thêm những câu hỏi “thú vị” như:
1. Em có bạn trai/bạn gái [người yêu] chưa? Sau đó xoáy tiếp
2. Em có nhiều bạn trai hay bạn gái hơn?
3. Em thích chơi với bạn trai hay bạn gái hơn? Sau đó xoáy tiếp
II. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Cá nhân
1.
Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho
KHCN?
2. Nếu em được điều về địa phương làm thì em có làm không?
3. Chính sách của NHNN trong thời gian tới
4. Nếu bị áp chỉ tiêu huy động 2 [hoặc 3 hoặc 5] tỷ một tháng thì
làm thế nào nếu không dùng đến mối quan hệ của người thân?
5. Nếu giao chỉ tiêu em tháng đàu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy
động, em làm thế nào?
6. Nêu 3 tiêu chí mà MB hơn những Ngân hàng khác
7. [Với ứng viên nữ] Làm KHCN rất vất vả, em là nữ, em có làm được
không?
8. Tại sao em học kế toán, em lại làm KHCN?
III. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Doanh nghiệp [SME]
1. Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho
KHDN?
2. Cho em huy động 20 tỷ trong vài tháng, em lập kế hoạch huy
động ra sao?
3. Người PV sẽ đóng vai chủ 1 DN đang sử dụng sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng khác, mình là nhân viên ngân hàng phải làm sao để lôi
kéo họ về ngân hàng mình
4. Các điều khoản UCP 600, các Clean document? [bạn nào học
chuyên ngành TTQT sẽ được hỏi & hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng

Anh]
5. Nếu bây giờ em đc vào làm thì em sẽ tìm kiếm khách hàng ra sao?
6. Có thể hỏi về kinh tế vi mô và vĩ mô, yêu cầu phân tích và giải thích
các vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế.
7. Có thể hỏi về tài sản đảm bảo, về luật,…
IV. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Thẩm định
- Ngoài một số câu hỏi trong phần câu hỏi chung, vị trí này hay hỏi về
nghiệp vụ, ví dụ hỏi về vốn lưu động ròng, phải bình luận chứ không chỉ nêu
công thức. Vì thế, các bạn phải hiểu bản chất của từng chỉ số tài chính.
- Ứng viên ứng tuyển TDI thường là ứng viên có kinh nghiệm, nên sẽ bị hỏi
thêm về công việc cũ/hiện tại & tại sao lại nghỉ việc/muốn chuyển việc.
V. Những câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác
1. Vị trí CV Tư vấn sàn
- Em biết gì về vị trí TVS?
- Công việc của vị trí này là gì?
- Nếu được nhận em sẽ triển khai công việc như thế nào?
- MB đang có những sản phẩm gì, theo em sản phẩm nào khó triển khai
nhất?
2. Vị trí Giao dịch viên
- Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng
nhất?
- Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của NH A, bạn làm thế nào để
thuyết phục khách hàng mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình?
- Ngoài ứng tuyển ở MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
Một số câu hỏi tình huống:
- Có ba người cùng đến rút tiền gấp, đó là: 1 người già, một phụ nữ mang
bầu, một người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự thế nào?
Tương tự: Thay một trong 3 người trên bởi 1 người khách VIP, bạn sẽ xử lý
như thế nào?
- Khách hàng gọi điện đến Ngân hàng mắng về lỗi mà GDV nhầm lẫn gây
ra, bạn không hề biết về lỗi của Giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này
như thế nào?
- Có một khách hàng VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân
hàng khác gửi với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ khách
hàng đó lại?
Một số câu hỏi về nghiệp vụ [tham khảo thêm]:
- Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà em biết?
- Sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập?
- Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
- Bạn có biết gì về “tiền nhựa” không?

Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn vào BIDV 2012 – 2013 & Cách trả lời
1. Theo anh, chị, căn cứ để xác định thời hạn cho vay hợp lý là gì?
Trả lời:
Những căn cứ cơ bản đề ngân hàng xác định thời hạn cho vay:
• Đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh
của khách hàng vay vốn. Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động ảnh hưởng và có
tính chất quyết định tới luồng tiền ra và luồng tiền vào của khách hàng cả về
số lượng và thời gian, theo đó nó ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn
vốn để trả nợ vay ngân hàng.
• Đối tượng vay vốn tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách
hàng: Giá trị của khoản vay được chuyển dịch toàn bộ hay dần từng phần
vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi chu kỳ ngân quỹ kết
thúc cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí.
• Mục đích vay vốn: Vay ngắn hạn hay trung, dài hạn. Vay để mua sắm tài
sản lưu động hay tài sản cố định.
• Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư.
• Khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
2. Phân biệt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh của
bên thứ ba và cầm cố thế chấp tài sản của bên thứ ba.
Trả lời:
Nêu khái niệm:
• Bảo lãnh là việc bên thứ ba [bên bảo lãnh] cam kết với ngân hàng cho vay
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay, nếu đến thời hạn trả nợ mà
khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thức ba [không thực hiện hành vi bảo
lãnh là việc bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cầm cố,
thế chấp cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng
vay.
Khác nhau:
• Bảo lãnh: Khi khách hàng không trả được nợ, bên bảo lãnh phải trả nợ thay
và chỉ hết nghĩa vụ khi đã trả nợ đầy đủ.
• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba: Khi khách hàng không trả được
nợ, bên thứ ba chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đã được cầm cố
thế chấp. nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ thì ngân
hàng tiếp tục thu nợ từ khách hàng.
3. Vì sao ngân hàng quy định khách hàng phải có vốn tự có tham gia
vào phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư vay vốn?
Trả lời:
• Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

• Tăng cường trách nhiệm của người vay.
• Giảm chi phí tài chính cho phương án, dự án.
4. Một khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại có tài sản đảm
bảo là Sổ Tiết Kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau. Bạn sẽ soạn thảo hợp
đồng bảo đảm là “hợp đồng thế chấp tài sản” hay “hợp đồng cầm cố tài
sản”?
Trả
lời:
Hợp
đồng
cầm
cố
tài
sản.
Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba [gọi là bên cầm cố] giao
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng cho vay để đảm bảo
nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp tài sản là sổ tiết kiệm bắt buộc phải giao
cho ngân hàng nắm giữ nên phải là hợp đồng cầm cố.
5. Khi phân tích tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng có thể dựa vào
các nguồn thông tin nào? Tại sao trong quá trình xem xét hồ sơ tín
dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cần phải thực hiện phỏng vấn
khách hàng? Khi phỏng vấn, nhân viên quan hệ khách hàng cần chú
trọng đến những nội dung nào?
Trả
lời:
Các nguồn cung cấp thông tin để phân tích tín dụng:

Hồ

từ
khách
hàng
vay
cung
cấp.
• Thông tin lưu trữ tại khách hàng đối với khách hàng đã có quan hệ.

Thông
tin
từ
các
cuộc
điều
tra,
phỏng
vấn.
• Thông tin khác: từ ngân hàng khác, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ
cạnh tranh của khách hàng, từ các tổ chức chuyên môn [CIC], thông tin từ
các

quan
truyền
thông…
Mục đích phỏng vấn là để thu thập thông tin bổ sung và kiểm tra tính chân
thực
của
thông
tin
do
khách
hàng
cung
cấp.
Nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những thông tin hay tài
liệu nào chưa rõ ràng, có dấu hiệu nghi ngờ hay những thông tin mà khách
hàng chưa cung cấp đầy đủ.
6. Có bao nhiêu NHTM Nhà nước hiện nay?
[5 NHTM NN: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, MHB].
7. NH không được phép cho vay những đối tượng nào?
8. Cho vay và tín dụng có khác nhau không?
9. Bảo lãnh có phải là tín dụng không?
10. Điều kiện quan trọng nhất của tài sản đảm bảo?
11. Trong hoạt động tín dụng, em quan tâm nhất tới điều gì?
1. Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P xếp hạng vn thế nào? Ai quản lý
tổ chức ấy?
13. Hiểu gì về câu “thương trường là chiến trường”?
14. Nhận định tình hình kinh tế VN 7 tháng đầu năm?

15. Bạn biết gì về BIDV? BIDV Chi nhánh [bạn ứng tuyển]…?
16. Tại sao bạn đăng ký vị trí này?
17. Nêu các bước của quy trình tín dụng.





18. Hồ sơ tín dụng gồm những gì?
Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ tài chính
Hồ sơ TSBĐ
1. Ta dùng những tỉ số nào để đánh giá xem có nên cho doanh
nghiệp vay hay không. Những tỷ số đó được tính như thế nào? Tỷ
số đó ở mức bao nhiêu thì có thể cho vay?
20. Bạn có nhận xét gì về các báo cáo tài chính của các DN Việt
Nam?
21. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?
Rất nhiều ứng viên trả lời câu hỏi này trong sự mơ hồ rằng vì đây là công
việc đã tìm kiếm lâu nay, vì công việc này sẽ phát huy hết được khả năng,
kinh nghiệm bản thân, vì lòng ngưỡng mộ với công ty… Tuy nhiên
nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn những thông tin trên.
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn biết được những gì từ công ty này và
tại sao bạn lại hy vọng được làm việc ở đây chứ không phải những công
ty khác trong cùng lĩnh vực?”. Chính vì thế khi trả lời những câu hỏi này
hãy tập trung làm rõ những ý trên. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất
quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những
chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty… Những
thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm
hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu
nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề
nghiệp này.
22. Thế mạnh của bạn là gì?
Câu trả lời thường là: Tôi có thể làm việc ăn ý với những đồng nghiệp
khác, tôi nhiệt tình, tôi có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một
lúc… Những câu trả lời chung chung như vậy thường ít đem đến sự khác
biệt của bạn với những ứng viên khác.
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Làm thế nào bạn có thể biến thế mạnh của
mình thành lợi nhuận của công ty?”. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn
sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới,

những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc không. Hãy tập trung
làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể của nhà tuyển
dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán
ký kết các hợp đồng, bạn có thể sáng tạo những ý tưởng mới và lãnh đạo
một nhóm làm việc triển khai những ý tưởng này.
23. Đâu là điểm yếu của bạn?
Các ứng viên thường cố gắng liệt kê ra những điểm yếu của mình tương tự
như kể ra những điểm mạnh cho dù là thành thật hay không thành thật như:
“Tôi là một người quá cầu toàn” hoặc “Tôi là người không thể nói
không khi có người yêu cầu giúp đỡ”… Những câu trả lời kiểu này gần
như là được “đóng hộp” như nhau. Nhà tuyển dụng đã “chán ngấy” những
câu trả lời giống nhau như thế và họ có cảm giác rằng bạn đang lẩn tránh
những điểm yếu thực sự của mình.
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Tôi muốn biết mức độ trung thực và tự
đánh giá bản thân của bạn” và“Làm thế nào bạn giải quyết thành công
những thách thức trong công việc của mình?”, “Bạn đã khắc phục
những điểm yếu của mình như thế nào trong những công việc đã
qua?”. Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi
người đều dám thừa nhận nó. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng
viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt
qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm
được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng biết bạn
thường không tự tin nói trước đám đông. Và giải pháp của bạn là: trình bày
ý tưởng dự án của mình trước đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công
ty trước khi trình bày trước một tập thể rộng lớn hơn. Khẳng định với
nhà tuyển dụng rằng dần dần những điểm yếu này đã được khắc phục.
24. “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?”
Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì hiếm có ứng viên nào dám
mạnh dạn đề xuất mình làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm khi “chân
ướt chân ráo” bước vào công ty.
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn có định hướng gì cho công việc sắp tới
của mình không”, “Bạn có thể kể lại một kinh nghiệm đã từng làm việc
với một hoặc một nhóm đồng nghiệp để giải quyết một khó khăn, thách
thức nào đó trong công việc không?” Với câu hỏi trên nhà tuyển
dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết
quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho
nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra
những giải pháp của riêng mình.
Biết được mục đích thực sự của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi
tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc là một lợi thế. Bằng việc cung cấp
cho nhà tuyển dụngnhững thông tin thực sự họ muốn biết, đồng thời tạo ra

sự khác biệt so với những ứng viên khác là một cách tạo ấn tượng hiệu quả
với nhà tuyển dụng và là cách nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn.
25. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách
thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp
cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.
Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong
muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ
của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát
triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”
Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa
nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng
hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên.
Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự
định dành ngân sách tuyển dụngcho vị trí này như thế nào?
26. Nêu ra lý do vì sao chúng tôi phải chọn bạn?
1. Cho em chọn trong 3 yếu tố: Ông chủ tốt, lương và cơ hội thăng
tiến hãy sắp xếp theo thứ tự mà em cho là hợp lý. Đối với câu hỏi
mang tính chất tương đối như thế này, có thể mình trả lời không
trùng với ý của nhà tuyển dụng nhưng chỉ cần giải thích logic và
thuyết phục là được. Thế nào là ông chủ tốt?
2. Ngân hàng yêu cầu em huy động được 5 tỷ từ 1 khách hàng thì
mới ký hợp đồtuyển dụng với em, nhưng người khách hàng này
nói sẽ chỉ gửi nếu ngày nào em cũng đi uống cf với anh ta, em có
đồng ý không?
29. Nếu Ngân hàng tuyển em vào mà bố trí em ở vị trí khác, hoặc
cho em làm việc xa, ở các PGD khác, em có chấp nhận không?
30. Nếu cho em làm sale, em sẽ chọn sản phẩm nào của BIDV để kinh
doanh?
31. Chủ tịch huyện/ thành phố nơi em đang sống?
32. Tỷ giá vàng, tỷ giá đô la, vàng và đô la có mối quan hệ ntn? Các
chính
sách
của NHNN ảnh
hưởng

đến
giá
vàng?
33. Lãi suất huy động của BIDV hiện nay là bao nhiêu? Lãi suất thấp
hơn các ngân hàng khác làm sao vẫn thu hút được khách hàng?
34. Bạn hãy hoạch định chiến lược và đưa ra phương hướng, cách thức,
quy trình thực hiện để huy động 3 tỷ và cho vay 3 tỷ trong thời gian 1

tháng. [ko dựa vào bất kỳ mối quan hệ thân quen nào,bỏ qua những lợi
thế có sẵn, tự lực cánh sinh]
35. Khách hàng cầm sổ hồng trị giá 5 tỷ, đến NH vay 200 đi du lịch nước
ngoài, phương an trả nợ từ nguồn tiền của con trai làm việc tại nước
ngoài. Là NVQHKH cá nhân bạn sẽ quyết định như thế nào, cách ứng
xử trong tình huống này như thế nào?
36. Anh/chị là nhân viên thử việc, khách hàng của nhân viên cũ khiếu
nại tuy nhiên anh/chị không liên lạc đc với nhân viên cũ đó. anh/chị xử

thế
nào?
37. So sánh cho vay vốn lưu động với cho vay dự án đầu tư? Vay dài hạn
dùng cho mục đích gì?
38. Kể về một ví dụ chứng tỏ khả năng sáng tạo/khả năng quản lý/khả
năng lãnh đạo của anh chị.
39. Bạn là 1 ng thích sự tự do và sáng tạo nhưng phải làm việc với 1 ng
khô khan và cứng nhắc thì phải làm như thế nào?
40. Đánh giá TSĐB như thế nào? Khách hàng muốn vay 5 tỷ và có 1 lô
đất mặt đường rộng 4m, sâu 15m, trên đó xây 1 ngôi nhà 2 tầng, UBNN
tỉnh niêm yết giá đất khu đó là 20 triệu 1m vuông, thị trường chợ đen
định giá là 60tr 1m vuông, trong 1 năm nay không có hoạt động giao
dịch mua bán đất nào ở khu đó. Vậy em định giá như thế nào về TSĐB
này và cho vay như thế nào?
41. Những rủi ro tài chính ngân hàng phải đối mặt?
42. Các nghiệp vụ cấp tín dụng?
43. Bao thanh toán hiện nay ở Việt Nam triển khai ra sao?
44. Những đối tượng nào được mua ngoại tệ của Ngân hàng?
45. Các loại bảo lãnh?
46. Ngân hàng phân loại nợ như thế nào? Trích lập dự phòng rủi ro ra
sao? Kể tên các nhóm nợ?
47. Ngân hàng làm gì để tránh rủi ro tín dụng?
48. Phân biệt rủi ro tín dụng và tổn thất tín dụng?
49. Có mấy loại chứng từ phân loại theo địa điểm lập chứng từ? Kể tên.

50. Nếu bạn là nhân viên mới. Khách hàng ko muốn giao dịch với bạn vì
là ng mới nên thường lúng túng,… Bạn làm thể nào trong trường hợp
này.
51. Tại VN có bao nhiêu ngân hàng quốc doanh và Tmai. Kể tên 1 vài
NH và nêu các hình thức kinh doanh của các ngân hàng đó.
52. Vay tín chấp nếu KH ko trả được nợ thì NH xử lý thế nào?
1. NH cho vay theo quyết định nào?
54. Nêu công thức và ý nghĩa các chỉ tiêu TC: NPV, ROE, ROA.
55. Các yếu tố cần quan tâm khi cho KH vay.
56. Các hình thức cho vay; bảo lãnh, thư L/C, cho thuê tài chính có
phải là hình thức tín dụng ko?
57. Nếu bạn có việc cần xác nhận của trưởng phòng nhưng trưởng
phòng gây khó khăn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
58. Lạm phát VN nguyên nhân là gì?
1. Biện pháp xử lý nợ quá hạn?
60. Phân biệt chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng, chặt chẽ.
61. Các biện pháp kích cầu của chính phủ.
62. Thông tư có phải do Chính Phủ ban hành hay ko?
63. Theo em thế nào là đạo đức nghề nghiệp??? Cho một vài ví dụ.
64. Số tiền đi vay giữa các tổ chức tín dụng với nhau có phải trích dự
trữ bắt buộc ko?
65. Hiện nay có bao nhiêu hình thức tổ chức bộ máy kế
toán? BIDV đang áp dụng hình thức nào?
66. Tỉ lệ nhập siêu của năm 2008 có phải lớn hơn 15.000 tỉ ko?
1. Luật kinh tế ban hành năm nào, áp dụng cho đối tượng nào?
68. Báo cáo tài chính được lập dựa trên số bao nhiêu, do ai chịu trách
nhiệm? Nêu các loại báo cáo cần lập.
69. Nêu sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
70. Phân biết kế toán trưởng và giám đốc tài chính.
71. Nêu cách trích lập dự phòng rủi ro, lập dự phòng khi nào?
72. Kết cấu tài khoản 4711, 4712, TSCĐ cho thuê tài chính.
73. Nêu các phương thức cho vay. Hạn mức tín dụng là gì? Nêu khái
niệm về hệ số K. Ưu và nhược điểm của NPV.
74. Công chứng và chứng thực TS thế chấp và gaio dịch bào đàm có
giống nhau không? Nó giúp gì cho Ngân hàng.

75. Kỳ hạn và thời hạn vay vốn là gì? Căn cứ vào đâu để NH cho vay
các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp.
76. Nêu khái niệm về cầm cố, thế chấp TS.
77. Tố chất gì một người kế toán nên có: Cẩn thận, kiên trì, yêu thích các
con số, chịu được áp lực cao trong công việc.
78. Nêu các sản phẩm của ngân hàng.
Trả lời:
Bạn nên tách ra làm 2 phần:
a] Các SP huy động: Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi theo kỳ hạn, Dịch vụ thẻ,

b] Các SP cho vay: Cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, cho vay cầm
cố STK, thấu chi qua thẻ TD…
79. Làm thế nào để phát triển sản phẩm thẻ, làm thế nào để thu hút
khách hàng đến với ngân hàng, làm thế nào để ngân hàng huy động
được nhiều tiền gửi?
80. Chăm sóc khách hàng như thế nào là tốt.
81. Kế toán ngân hàng gồm những loại nào, thích làm kế toán nào và vì
sao?
82. Làm sao để biết khách hàng nào phù hợp với sản phẩm nào, khi
khách hàng đến thì phải làm những gì?
83. Tài khoản thanh toán là gì? Hiện nay, khách hàng có xu hướng gửi
tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn hay dài và vì sao. Bạn tưởng tượng ra công
việc của một giao dịch viên ngân hàng là như thế nào?
84. Sắp xếp các loại hình cấp tín dụng sau theo mức độ rủi ro giảm dần:
Cho vay dài hạn, cho vay ngắn hạn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết
khấu bộ chứng từ theo L/C.

Tải về bản full

Kinh nghiệm thi Ngân hàng

Hotline

024.3232.1999

Phần II- Bộ câu hỏi Phỏng vấn Ngân hàng TẤT CẢ VỊ TRÍ 2018 [Update]

12:29 - 19/04/2018

| Lượt xem: 48774 | Đăng tại: Kinh nghiệm thi Ngân hàng

Bộ câu hỏi phỏng vấn Ngân hàng được chia ra làm những câu hỏi chung & những câu hỏi cho từng vị trí cùng phần trả lời ấn tượng của những anh chị & các bạn nay đã trở thành Chuyên viên tại nhiều Ngân hàng. Bên cạnh đó, không thể thiếu một số điểm cần lưu ý quan trọng mà UB đã tổng hợp lại qua thực tế cũng như những chọn lọc lại qua thông tin chia sẻ của thành viên diễn đàn, để mang đến cái nhìn nhiều chiều và phong phú hơn cho bạn đọc.

“Bộ câu hỏi Phỏng vấn thường gặp tại TẤT CẢ các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”.

>>>Phần I – Bộ câu hỏi Phỏng vấn TẤT CẢ VỊ TRÍ thi tuyển Ngân hàng năm 2018 [Update]

Mời bạn đọc theo lộ trình chi tiết bên dưới.

————————————————————————————————————

C. Một số phần trả lời hay cho câu hỏi phỏng vấn Ngân hàng của các anh chị & các bạn, nay đã trở thành các MBers.

➡ Chia sẻ của banker kemcay2000:

Mình mới đi phỏng vấn MB. Ở Xì Gòn. 2 người phỏng vấn. Câu hỏi như sau:

1] Giới thiệu bản thân:Nói trước các bác là mình thuộc dạng người có gì nói đó, không khoa trương hay phải nói cho đẹp, cho hay. nên mình vô đề: Em tên xyzabc, tốt nghiệp tháng/năm, rồi làm ở xyzacb, làm một thời gian, kinh nghiệm cũng chưa nhiều nhưng thấy cần tìm việc khác vì em nghĩ ai cũng vậy, làm ở đâu đến lúc nào đó cũng phải tìm việc khác thôi, còn mới ra trường thì xin ở đâu, đậu đâu làm đó, chưa xác định được nhiều rằng tương lai thế nào thế nào….

Anh phỏng vấn nhận xét: em nói không hay, không lưu loát nhưng thành thật.

2] “Sao em nghỉ việc?”…À anh quên lúc giới thiệu em có nói rồi….“Em biết quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì không?”
Dạ biết. Ở một số ngân hàng, bộ phận quan hệ khách hàng vừa giữ chức năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng [tiền gửi, vay vốn, bảo lãnh, L/C….], rồi nhận hồ sơ và phân tích tài chính, phương án kinh doanh và có sự hỗ trợ của một bộphận gọi là “hỗ trợ tín dụng”. Nhưng một số ngân hàng thì chuyên môn hóa hơn với bộ phận thẩm định riêng, quan hệ khách hàng chỉ làm chức năng bán hàng thuần túy, tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu rồi nhận hồ sơ, bàn giao cho bộ phận thẩm định….

Ừm, em nói cũng đúng, nhưng chưa đủ, QHKH còn làm cả chức năng tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ…..

3] Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào?

Dạ có tìm hiểu về hiện tượng thôi, còn phân tích nguyên nhân thì đó là việc của nhà nghiên cứu và cơ quan hữu trách. Em thấy hơn 1 năm nay, NHNN ban hành nhiều văn bản quy định kiểm soát hoạt động của ngân hàng quá, và làm cho các bộ phận liên quan đến báo cáo, thống kê, quản lý rủi ro hoạt động nhiều hơn. Đồng thời ảnh hưởng đến lợi nhuận khi một số văn bản kiểm soát trực tiếp đến kênh sinh lời của ngân hàng….nói thật, trong cùng thời gian MB tuyển thì cũng có nhiều ngân hàng khác tuyển, nhưng khi nộp đơn em cũng lựa chọn [chứ không như lúc mới ra trường, gặp đâu nộp đó, nuôi cái miệng trước đã], vì dạo này các ngân hàng hay sáp nhập, hợp nhất và các ngân hàng cũng không được tăng trưởng tín dụng và….chế độ lương, bổng như thế nào nữa. Chị phỏng vấn cười quá chừng [không xinh, béo ú]

4] Nếu giao chỉ tiêu em tháng đàu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy động, em làm thế nào?

Dạ, em có chơi chứng khoán và quen dân chứng khoán nhiều. Có những người tiền nhàn rỗi khá nhiều và em tin sẽ kêu họ gửi tiền được. Nhưng hạn chế là những người này rút tiền ra gửi tiền vô liên tục nên cũng không ổn định. Ngoài ra, em nghĩ khi được vô làm, ngân hàng không bao giờ bỏ hẳn nhân viên mình, muốn huy động thế nào huy động, tiếp xúc khách hàng ra sao thì mặc kệ, mà luôn có những hướng dẫn nhất định, và cơ sở dữ liệu khách hàng cũng như cách thức tiếp cận để không làm mất đi hình ảnh chuyên nghiệp của ngân hàng. Thật ra, trước khi phỏng vấn em đã đoán chị sẽ hỏi câu này vì em có tìm hiểu trước, nhưng em không thích những câu trả lời kiểu như “em sẽ tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân…”. Đó là những câu trả lời đúng nhưng rập khuôn… Vì em nghĩ bất cứ ngân hàng nào, để vận hành cả một hệ thống mấy ngàn nhân viên ổn định thì họ phải có những quy trình, chuẩn mực, hướng dẫn cụ thể để nhân viên tiếp cận, xử lý sáng tạo chứ không phải thẩy một cục chỉ tiêu rồi muốn làm gì thì làm…. Thời gian thử thách 2-3 tháng đầu sẽ là thời gian học hỏi biện pháp tiếp cận khách hàng và môi trường làm việc…. Và thật sự câu hỏi của chị rất khó, đối với những người chưa từng làm quan hệ khách hàng sẽ không trả lời được, đơn giản vì phải vô làm rồi được hướng dẫn thế nào mới biết bước tiếp theo là làm gì….

5] Anh đó nói: “Em đã từng làm quan hệ khách hàng thì em phải có khách hàng sẵn, chứ sau lại nói phải đợi vô làm mới được, em cứ kéo khách hàng qua là được, anh thấy em chỉ cần trả lời ngắn gọn như anh vừa nói là anh ok rồi”.

Dạ, em đã từng nghĩ đến trường hợp này. Nhưng em nghĩ khi đi làm, có một vấn đề mà người ta gọi là “rủi ro đạo đức” hay “đạo đức nghề nghiệp”. Ví dụ như: Ông A từng là TGĐ một công ty, sau này ổng nghĩ việc ở công ty này….ổng qua công ty khác làm TGĐ và kéo khách hàng từ công ty cũ qua… hoặc kéo cả ekip làm việc qua…”. Đạo đức nghề nghiệp không cho phép điều đó, trừ khi có sự tự nguyện của khách hàng. Em biết những điều em vừa nói hoa mỹ và nhân văn, khó thực hiện nhưng mỗi người mỗi tính. Đối với em, em sẽ không kéo khách hàng qua bằng mọi giá. sự tự nguyện bao giờ cũng tốt hơn gượng ép. Nếu em làm như vậy, sau này em nghĩ việc ở MB, em lại tiếp tục kéo khách hàng…, kỳ lắm.

6] Anh đó nói: “Ok, em nói đúng, hồi đó mới vào MB làm, anh cũng kéo khách hàng qua với anh… Ban đầu anh rất mãn nguyện vì hoàn thành chỉ tiêu, đến 1, 2 năm sau anh mới thấy làm vậy bậy quá…”

7]Chị hỏi:Em có bạn gái chưa?
Dạ có từ năm 2.
Chị nói: Sớm vậy, vậy học và làm việc sao? Ảnh hưởng không?
Dạ có, hồi năm nhất và học kỳ 1 năm 2 được loại giỏi, đến kỳ 2 có bồ thì loại khá và năm 3 trung bình, năm 4 vừa đúng 7,0.
Chị nói: Vậy thì sao em làm việc được? Vì sẽ ảnh hưởng đến việc làm?
Dạ, không phải vì cãi nhau hay suốt ngày lo yêu mà bị ảnh hưởng việc học, mà năm 1, đầu năm 2 em không đi làm thêm, tiền thì vừa đủ sống, không dư giả, có pồ thì bắt đầu thiếu nên đi làm thêm, đi dạy thêm, đi dạy riết rồi thấy thích, dạy suốt ngày, cúp học, kiếm cũng được mớ tiền, rồi đi phục vụ quán cà phê, tối về trễ, ở ký túc xá đánh bài, rồi sáng ngủ quên, cúp học… Từ đó một năm đi học được mấy ngày, cũng may không rớt môn nào, do gần ngày thi đi mua mấy bộ đề mấy năm trước về giải rồi học thuộc… Hai người cười quá trời quá đất và anh đó nói: “Em nói chuyện thành thật, không chuẩn bị sẵn…nhưng nếu anh chọn em, sợ rằng khi vào làm việc sự thành thật của em sẽ có người ghét người thích, vì bản thân anh biết dân ngân hàng thường rất tự hào với công việc của mình và có xu hướng khoa trương hay nói chung là nổ và hình thức bề ngoài. nên nếu em dân dã quá cũng sẽ bị ghét… Bản thân anh hồi mới đi làm cũng nổ kinh khủng và toàn mua đồ đẹp mặc, nhưng đi uống cà phê với bạn bè thì kỳ kèo từng đồng… Đến bây giờ thì anh ngược lại…, cho em xem nè[anh lấy điện thoại túi quần ra, cái Nokia củ chuối], anh chỉ xài điện thoại này khi làm việc…”

Xong buổi phỏng vấn, chào và đi về.

💡Chia sẻ của một mem nữ PV vị trí CV QHKH Cá nhân

Mình mới phỏng vấn KHCN chiều qua. Cũng có 1 số kinh nghiệm muốn chia sẻ việc đầu tiên là các bạn phải thật tự tin, tin tưởng vào bản thân mình! Các câu hỏi không quá khó, hầu như đều là những câu cơ bản:
+ Giới thiệu về bản thân?
+ Em hiểu gì về công việc KHCN?
+ Làm KHCN rất vất vả, em là nữ, em có làm được không?
+ Tại sao em học kế toán, em lại làm KHCN? => câu này mình trả lời ngu lắm
… Rùi hỏi chiều cao của mình => 162cm … Và bảo em làm GDV, hay TVS sẽ hợp hơn!!!
Đấy… là buổi phỏng vấn của mình. Các anh chị MB rất thoải mái, nhưng mình vẫn rất run… Nói thi thoảng bị lạc giọng đi. Hi vọng các bạn có thể hình dung đc buổi PV qua chia sẻ của mình . Nói chung là hãy cứ tự tin lên! 80% chiến thắng là ở tự tin rồi. Vào được vong PV, tức là các bạn đã là những người xuất sắc . Đừng bị phân tâm nhé . Good luck!

P/s:tớ nghĩ sau buổi PV, thấy bạn phù hợp với công việc gì, thì MB sẽ sắp xếp bạn vào CV đó, dựa vào nhu cầu của từng Chi nhánh chứ chả có chuẩn nào, tiêu chí chọn bao nhiêu người cả? Ko phải tất cả những người qua đc vòng này sẽ đi làm ở MB. Nhỡ họ nghỉ ngang khi đi đào tạo thì sao??? Tớ đọc ở trên có bạn nói MB tiêu cực vì ko có chỉ tiêu mà thấy tức . Nếu tiêu cực thì 1 con như tớ…và nhiều bạn khác, chắc ko có cơ hội được chia sẻ ngày pv trên này đâu!!!

➡ Chia sẻ của một mem

Mới đi SME về nè các bạn. Một từ thôi: thoải mái. Cảm giác đó do các anh chị V mình đem lại cho mình đó.
Các anh chị nói trước khi V là ko V về nghiệp vụ vì em đã được test rùi. Các anh chị chỉ hỏi về những vấn đề liên quan đến điểm mạnh và chú trọng khả năng giao tiếp của mình thôi. Tớ còn được các anh chị hỏi cảm giác của em thế nào. Tớ bảo hồi nãy ngồi chờ thì e hơi run. Nhưng giờ vào phòng V thì đã hết rùi. Mấy a chị hỏi vì sao vậy. Tớ bảo nhờ các câu hỏi của anh chị mà em tự tin hơn. Anh ấy nói thế là câu hỏi dễ quá phải không? Tớ bảo. Dạ không dễ nhưng em thấy phù hợp thực tế hơn. Nãy h ngồi ngoài em cứ tưởng tượng là sẽ bị hỏi các câu mang tính tính toán rồi đưa ra kế hoạch. Thế là anh chị cười. Giờ là ngồi chờ đợi kết quả thôi.

💡 Một mem nữa

TDI ca sáng đã về đây. quay cuồng trong mơ màng tầm 20p các bạn ạ. 5 người 1 hội đồng trong khi chỉ “mình ta với nồng nàn” thôi bạn nhé. Còn nội dung hỏi thì chủ yếu xoay quanh mấy cái mình làm. Đánh giá nọ, đánh giá kia. Lúc đầu vào sẽ là giời thiệu bản thân [cái này tớ nói sơ sài quá hay sao ý mà thấy các chị hơi hẫng =[]. sau đấy thì là thị trường, rồi nhận định chỉ số tài chính, vì sao em lại thay đổi công việc. Cái được và cái chưa đc ở chỗ em làm là j. mà có hỏi sâu nghiệp vụ đấy nhé. Ví dụ như vốn lưuđộng ròng… gì gì đấy [theo trường phái bình luận ko chỉ công thức đâu]. Nhưng tin vui là ko có phỏng vấn tiếng Anh ^^ [dù mình đã cẩn thận chuẩn bị]…
Note 1:hôm nay tớ đến gặp mấy bạn không nhận được tin nhắn nhưng trong danh sách thấy trùng ngày sinh nên đến. nhưng ko phải bạn nhé. Thấy anh ý bảo là nếu được thì MB sẽ nhắn tin
Note 2:các bạn nhớ in bản ứng viên, bảng điểm và bằng ra nhé.

➡ Chia sẻ của banker final_memory2050

TDI 14h20 đã về =]]. Mình công nhận vào là các anh chị cũng niềm nở lắm, dễ chịu, đặc biệt là phòng mát mẻ nên tâm lý càng thoải mái =]]
Mình được phỏng vấn tầm 15-20 phút gì đấy, có khi hơn nhưng cũng chả để ý lắm. Vì cũng chả có KN gì nên các anh chị cũng chỉ hỏi về điểm số, thế mạnh bản thân, tại sao chọn vị trí thẩm định. Mình được hỏi thêm 1 câu tiếng Anh là “Tell us about the experience that you gained from all your part-time jobs” [đại loại thế]. Nói nói 1 hồi xong thì bắt đầu chuyển hướng sang là em biết gì về công việc thẩm định? Em có điểm gì phù hợp với công việc này? Mình đang viết Khóa luận nên được hỏi mấy chuyện xung quanh đề tài, nội dung khóa luận nữa…

Một chị bảo mình là mình phù hợp với vị trí SME hơn là TDI. Cuối cùng là một câu” “nếu anh chị không offer em vị trí TDI mà là vị trí SME thì em có nhận không” =]]

Mình chỉ hơi buồn là mình bị phân biệt đối xử, chả có hoa quả gì toàn là kẹo =]] Trời thì nóng mà bày kẹo ra thì nhìn thôi đã sợ =]]
Ah P/s luôn là đúng như một bạn ở trước có nói, nếu bạn có tài lẻ gì thì cứ nói ra hết, mình biết bói bài Tarot nên nói ra, các anh chị có vẻ khá là hứng khởi, còn nói đùa là bói cho chị một quẻ. Các anh chị thì thoải mái nên nếu bạn làm họ hứng khởi thêm một chút thì buổi PV sẽ diễn ra càng êm đẹp và thậm chí còn ghi điểm nữa đấy. Chúc các bạn may mắn nhé.

D. Một số lưu ý quan trọng với các bạn

1. Bộ câu hỏichỉ mang tính chất tham khảo, được mình tổng hợp từ những đợt tuyển dụng trước của các Ngân hàng tại Việt Nam, không đảm bảo đầy đủ,không đảm bảo các bạn chắc chắn trúng tuyểnnếu ôn tập & chuẩn bị theo bộ câu hỏi này. Bộ câu hỏichỉ có giá trị tham khảo, giúp các bạn chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị & có thể hình dung được phần nào một buổi phỏng vấn tại các Ngân hàng.

Bởi các bạn cũng biết, không giống như vòng thi viết có ngân hàng câu hỏi nên xác suất gặp được câu hỏi đó khi tham khảo đề thi của những năm trước là khá cao, vòng phỏng vấn của bất cứ ngân hàng nào cũng đều rất “khó đoán”, trừ một số câu hỏi quen thuộc, xác suất trúng cao [được bold ở trên], còn lại, tùy thuộc bạn nói gì & tùy thuộc “cảm hứng” của các thành viên trong hội đồng, mà buổi PV có thể rẽ theo một hướng mà bạn không ngờ tới. Khi đó sẽ gọi là “hỏi xoáy đáp xoay”

]. Ngoài ra, bạn còn cần đến sự may mắn nữa. Bởi có thể bạn rất xuất sắc, trả lời tốt [theo đánh giá của bạn], nhưng Hội đồng không nhận thấy bạn phù hợp với Ngân hàng mình, họ sẽ không chọn bạn.

2. Thường Hội đồng phỏng vấn sẽ không chuẩn bị một bộ câu hỏi để phỏng vấn các ứng viên, hoặc có nhưng chỉ dùng đến trong một số trường hợp [như hỏi về nghiệp vụ, ứng viên không biết nói gì, hết những cái họ nghĩ ra để hỏi

]. Còn lại, đa phần Hội đồng sẽ xoáy vào phần trả lời của ứng viên để hỏi tiếp, để khai thác sâu hơn. Hội đồng PV chỉ chuẩn bị 1 thứ cố định, đó là “Bảng đánh giá phỏng vấn”. Mỗi ngân hàng có một tiêu chí tuyển dụng ứng viên khác nhau, nhằm tìm ra ứng viên phù hợp với môi trường làm việc, văn hóa, nghiệp vụ,… của ngân hàng mình. Vì thế, “Bảng đánh giá phỏng vấn” của mỗi ngân hàng có thể khác nhau ở vài điểm. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo “Bảng đánh giá phỏng vấn” của ngân hàng sau đây [không nêu tên] để biết thêm những gì mình cần chuẩn bị. Xem tại topic:Tham khảo “Bảng đánh giá Phỏng vấn” của một Ngân hàng

3.“Mời em giới thiệu về bản thân mình”được đánh giá là câu hỏiquan trọng nhấtkhó nhấttrong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Quan trọng nhất bởi đây là câu hỏi đầu tiên, nếu bạn trả lời tốt sẽ tạo một tâm lý thoải mái cho những câu tiếp theo. Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên này cũng sẽ cho thấy bạn để lại ấn tượng mạnh hay chỉ nhàn nhạt, thậm chí là không có ấn tượng gì với hội đồng. Một điều nữa, nếu bạn làm chủ được phần trả lời của mình cho câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào khác, bạn sẽ là người dẫn dắt cuộc nói chuyện chứ không phải hội đồng. Khó khăn nhất bởi mỗi Hội đồng có một cách “cảm” khác nhau, mỗi người trong hội đồng cũng đánh giá phần trả lời của bạn khác nhau, vì Hội đồng cũng là “người trần mắt thịt” mà

D], nên có thể với một hội đồng này, với một người này, câu trả lời của bạn là ấn tượng; nhưng với hội đồng khác, với người khác, nó rất bình thường.

Với một số ngân hàng, nếu phần giới thiệu bản thân của bạn không tốt, họ sẽ đánh trượt bạn luôn, cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn và mời bạn ra về. Họ cũng có thể hỏi thêm vài câu, tuy nhiên chỉ là hình thức, và bạn sẽ thấy bầu không khí lúc đó “đáng sợ” một cách khác thường

]. Tuy nhiên, với những ngân hàng chuyên nghiệp, Hội đồng vẫn sẽ tạo cơ hội cho bạn ở những câu hỏi sau.

Lưu ý nhé, hãy chuẩn bị một phần giới thiệuấn tượng, rõ ràng, đầy đủ thông tin, có điểm nhấn, đặc biệt phải làm thế nàothể hiện mình thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đừng lan man, sa đà vào những thứ không liên quan như sở thích, chứng chỉ không liên quan.

Tất cả mọi thứ, từ kinh nghiệm làm việc, thành tích trong công việc, hoạt động ngoại khóa, xã hội,… càng liên quan đến vị trí ứng tuyển các tốt, càng cụ thể càng tốt. Đừng nói chung chung như: hoàn thành tốt công việc được giao, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện,…Hãy thể hiện bằng những con số. Và đừng quên nhắc đến sự giúp sức của những người khác nếu không phải một mình bạn có được những thành tích ấy. Điều này cũng thể hiện bạn có khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.

4. Quan trọng nữa này,đừng giới thiệu về công việc cũ/hiện tại một cách quá say sưa & thể hiện mình đam mê & phù hợp với công việc đó. Vì khi đó Hội đồng sẽ nghĩ bạn phù hợp với công việc hiện tại hơn, hoặc khi tuyển dụng bạn vào bạn sẽ không chuyên tâm cho công việc mới.

5. Để có một phần giới thiệu bản thân ấn tượng, bạn nên chuẩn bị trước từ ở nhà, hãy xem thật kỹ CV của bạn [lưu ý khi điền CV đừng chém gió quá đà], viết ra giấy và sắp xếp các ý sao cho phần giới thiệu gây ấn tượng. Tập nói trước gương, nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ nhận xét, rút kinh nghiệm giúp bạn. Sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể nhờ được người quen làm nhân sự hoặc ngân hàng nhận xét phần giới thiệu của mình. Rà soát lại CV và xem nếu có lỡ chém gió quá đà ở đâu đó thì phần giới thiệu nên bỏ phần đấy, hoặc đưa vào nhưng ở mức độ vừa phải. Ví dụ, khi bạn ứng tuyển, bạn hiểu vị trí công việc đó yêu cầu phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục. Bạn đưa vào CV để nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nhưng nếu bạn không tự tin trong giao tiếp, thuyết trình, khi phỏng vấn, hội đồng sẽ nhận ra ngay qua những câu trả lời đầu tiên, hoặc họ có thể đặt câu hỏi “Tại sao em nói em có khả năng giao tiếp tốt?”. Khi đó, sẽ thật không hay nếu bạn ấp úng và không trả lời được tại sao. Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, vì thế, đòi hỏi nhân viên phải hết sức trung thực.

6. Dù bạn gặp phải câu hỏi nào, tình huống nào đi chăng nữa, đừng quên thể hiện cho Hội đồng thấybạn thực sự đam mê với ngành và nghề ngân hàng, thực sự yêu thích với Ngân hàng bạn đang ứng tuyển vào. Và phải thể hiện bạn có mộtcam kết gắn bó chứ không phải là người thích nhảy việc, hay chỉ làm tạm một thời gian rồi đi du học hay học lên cao ở trong nước. Các ngân hàng đặc biệt tìm kiếm những ứng viên như vậy.

7. Bạn sẽ có lợi thế không nhỏ trong đợt phỏng vấn Ngân hàng này nếu bạn:

Giỏi tiếng Anh, hoặc nếu không đến mức giỏi, cũng hãy chuẩn bị sẵn cho mình một phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, trong đó ngoài những thông tin cơ bản còn cần thêm: mục tiêu công việc, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, công việc hiện tại,…

Có năng khiếu, sở trường trong một lĩnh vực nào đó [nói đơn giản là tài lẻ]: ví dụ: bạn biết chơi đàn, thổi sáo, bạn hát hay, bạn biết bói bài, bạn biết làm ảo thuật,…

8. Những tips và lưu ý quan trọng về: trang phục, những thứ cần mang theo, lưu ý trước, trong và sau khi phỏng vấn, các bạn có thể tìm thấy tạitopic phía cuối bài viết nàycủa bankerviethungkieu. Còn mấy điều như:phải hết sức thoải mái, bình tĩnh, tự tin,… thì ở đâu cũng nói, ở đâu cũng gặp, chắc các bạn ai cũng biết [nhưng không phải ai cũng thực hiện được

], nên, làm thế nào để thoải mái, bình tĩnh, tự tin là ở chính các bạn, bởi không ai hiểu bản thân mình bằng mình mà. Nhưng mình cũng muốn góp ý thêm, sự tự tin sẽ có khi bạn:

– Một làgiỏi tiếng Anh;
– Hai là tính cáchtự tin, sôi nổi, hòa đồng, hướng ngoại, thích giao tiếp,… – những thứ được thể hiện trong suốt quá trình học tập, hoạt động, làm việc trước đó. Và bạn bè, người thân, đồng nghiệp của bạn cũng nhận thấy điều này khi tiếp xúc với bạn;
– Ba là bạncó thể giao tiếp với một/một số người lạ mà không cảm thấy lạ, tức là bình thường như khi nói chuyện với người quen;
– Bốn là bạncó năng khiếu nổi bật;
– Và năm là, bạnlàm chủ kiến thức của mình. Vẫn biến kiến thức là vô hạn, nhưng trong một chừng mực nào đó, ở một vị trí cụ thể, lĩnh vực cụ thể thì có thể đạt đến ngưỡng làm chủ kiến thức. Hãy cố gắng để kiến thức luôn sẵn có trong đầu bạn nhé. Nó sẽ có ích không chỉ trong lần này, mà còn những cơ hội tiếp theo.

Trên đây là một số những chia sẻ tổng hợp từ những gì mình được chia sẻ trực tiếp, đọc được, nghe được & tự đúc rút. Các bạn chia sẻ thêm để cùng hoàn thiện nhé! Ngoài ra, các bạn đi PV đợt này cũng đừng quên chia sẻ những câu hỏi mới, những tình huống hay, những phần trả lời mà bạn cho là ấn tượng để mình bổ sung vào bộ câu hỏi cho thêm phần phong phú nhé

Các bạn có thể tham khảo thêm một bài chia sẻ rất hay về kinh nghiệm phỏng vấn của bankerviethungkieutại topic sau:Kinh nghiệm vòng phỏng vấn

Thêm một số thông tin luyện thi Ngân hàng để các bạn vững tin hơn:

– Về xu hướng tuyển dụng chung, Hội đồng Phỏng vấn của đa số các Ngân hàng hiện tại đều kháthoải mái, thân thiện, vui vẻ, cởi mởđôi khi còn gợi ý cho ứng viên nếu bạn ấp úng trong phần trả lời, hoặc không nghĩ ra câu trả lời. Nhưng hãy cứ chuẩn bị trước tinh thần là không phải tất cả đều như vậy đâu nhé [đặc biệt với nhóm Big4]
– Định hướng tuyển dụng hiện tại, đa phần các Ngân hàngrất thích tuyển người trẻ, đặc biệt là các bạnsinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp 1 năm trở lại. Bởi người trẻ thường xông pha, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, không ngại việc và dễ đào tạo, dễ thích nghi với môi trường mới.
– Lưu ý rằng, với hệ thống theo dõi hồ sơ ứng viên chuyên nghiệp, các Ngân hàng cũng rất “nhớ” những ứng viên ngấp nghé vượt qua vòng PV [tức là trượt]. Bởi sau đó, khi các chi nhánh có nhu cầu tuyển dụng, những ứng viên đó sẽ “âm thầm” nhận được thông báo mời phỏng vấn với hội đồng của chi nhánh. Khi đó, bạn sẽ không vấp phải tỷ lệ chọi cao, cũng đã rút ra kinh nghiệm xương máu cho mình, cộng với quyết tâm thể hiện tốt hơn, cơ hội trúng tuyển là rất cao.

Vì thế,hãy cố gắng thể hiện tốt nhất ở vòng PV.Càng thể hiện tốt, bạn càng có cơ hội trúng tuyển vào Ngân hàng mong muốn, nếu không may mắn lần này, biết đâu, bất chợt sẽ có một cuộc gọi, một email trong thời gian tới

Cuối cùng, chúc các bạn như 4 câu thơ mình sưu tầm của một Uber:

Chúc các bạn trẻ
Tự tin vui vẻ
Đừng bị bắt bẻ
May mắn, thành công​

——————————————————————————————————
Chúc các bạn thành công!

Hà Nội, ngày 17/04/2018

Admin & Mr @cocghe266

Bài viết liên quan nên đọc

Thẻ:câu hỏi phỏng vấn, kinh nghiệm phỏng vấn, luyện thi GDV, luyện thi HTTD, luyện thi QHKH, luyện thi TTQT

Tận dụng các mối quan hệ sẵn có để chạy chỉ tiêu Ngân hàng

Đơn giản là tất cả những gì xung quanh bạn có thể được bạn “tận dụng” để triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. Nó có thể đơn giản chỉ là những người bạn; gia đình, họ hàng; người thân. Và đặc biệt, với các bạn mới vào nghề; việc tận dụng mối quan hệ thông qua Khách hàng cũ khi được phân công phụ trách; hoặc do các anh/chị quản lý trước đó để lại là một nguồn rất quan trọng.

Làm thế nào để tận dụng khai thác được khi bạn bè tôi là sinh viên; gia đình tôi ở tỉnh lẻ, không giàu có; tôi vừa vào chưa được phân công phụ trách khách hàng nào mà đã bị giao doanh số?

Trường hợp này mọi lý thuyết áp dụng đều sai nếu không có sự cố gắng thật sự của “người trong cuộc”. Sự cố gắng đó thể hiện ở tinh thần mong muốn đạt được chỉ tiêu; cũng như thái độ và hành động thể hiện tinh thần đó. Thay vì việc kêu ca than vãn; bạn nên bắt tay vào công việc với một kế hoạch rõ ràng; từ bé đến lớn, không cần tham vọng quá cao.

Có rất nhiều cách để tạo ra một mối quan hệ “sẵn có”; nhưng nguyên tắc đầu tiên là không được ngại. Không được ngại mở lời; không được ngại tiếp xúc và không được ngại khi nhờ ai đó. Có thể ai đó nói rằng như vậy là “mặt dày” – không sao cả. Dày hay mỏng là do cách mình mở lời mà thôi; đừng làm phiền người khác đến mức khủng bố tin nhắn; khủng bố tinh thần là được; còn lại mọi việc bạn đều có thể làm.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử đồng thời các cách sau:
  • Bắt thân với đồng nghiệp cũ để được share khách hàng;
  • Nói cho người thân biết mình đang làm Ngân hàng và gặp khó khăn khi bán sản phẩm; biết đâu họ hoặc bạn bè họ lại có nhu cầu;
  • Chia sẻ và tâm sự với bạn bè, mở lời nhờ họ nếu họ biết ai đó có nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng…

Tóm lại, đừng ngại nói và hãy chủ động tạo cho mình một mối quan hệ. Đừng ngại mở lời và nói về những khó khăn của mình khi cần sự giúp đỡ. Đừng thu lu một góc tự vấn bản thân và sợ rằng sẽ làm phiền ai đó. Hãy làm đi, 100 người bạn nhờ, bạn tâm sự; chắc chắn sẽ có vài người giúp bạn có khách hàng. Và khi có khách rồi, hãy nhớ phục vụ khách hàng thật tốt.

I. Các câu hỏi thường gặp [Với tất cả các vị trí]

1.Giới thiệu bản thân

2.Hiểu biết về vị trí:

  • Em biết gì về công việc của vị trí QHKH/GDV/HTTD/TTQT/…?
  • Theo em tố chất/phẩm chất/kỹ năng nào quan trọng nhất với vị trí này?
  • Em có điểm mạnh/tố chất gì đáp ứng được yêu cầu của vị trí?
  • Tại sao em nộp vị trí này?

3.Điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách

4.Kế hoạch triển khai công việc

5.Kinh nghiệm ở công việc cũ?

6.Tại sao bỏ công việc cũ?

7.Làm ở XYZBank rồi có kinh nghiệm có bỏ XYZBank không?

8.Học được gì từ công việc cũ?

9.Mong muốn gì khi chuyển từ công việc cũ sang XYZBank?

10.Công việc cũ có khó khăn gì không? Giải quyết như thế nào?

11.Có năng khiếu gì không? Có biết chơi thể thao không? Có biết hát không? [Trả lời có, HĐ yêu cầu hát thử 1 bài]

12.Uống được rượu bia không? Uống được bao nhiêu thì say? Có sợ khách hàng nam sàm sỡ không? Có sợ người yêughen không? [với ứng viên nữ]

13.Em đã từng thi ngân hàng nào chưa? Đến vòng nào? Tại sao trượt? Em rút ra được bài học gì? Học hỏi được kinhnghiệm gì?

14.Em nghĩ mình có thật sự phù hợp vị trí này không?

15.Mục tiêu nghề nghiệp? [Hoặc định hướng phát triển nghề nghiệp trong 3/5 năm tới] Em có muốn phấn đấu lên vị trígì cao hơn không?

16.Lí do vì sao muốn vào ngân hàng?

17.Nếu trúng tuyển đề xuất mức lương bao nhiêu, bao giờ có thể bắt đầu công tác?

18.Ở trường em được học những gì về ngân hàng? Thích môn học gì? [Hoặc học tốt nhất môn gì?] Hội đồng thường xoáy vào môn học đấy để kiểm chứng xem ứng viên có học tốt thật không.

19.Luận văn, báo cáo thực tập [với sinh viên năm cuối]

20.Hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, làm thêm [với SV năm cuối]

21.Hãy đưa ra 3 lý do để ngân hàng chọn em chứ không phải các ứng viên khác

22.Vị trí này ưu tiên người có kinh nghiệm, em chưa có kinh nghiệm, làm sao để ngân hàng chọn em?

23.Vị trí này thường tuyển các bạn trẻ, em đã có tuổi/ có gia đình, tại sao em nghĩ ngân hàng nên chọn em?

24.Thời gian đi thực tập ở Ngân hàng X, em được làm việc gì? Em học được gì từ công việc đó?

25.Em không học chuyên về ngân hàng, sao em lại chọn làm ngân hàng mà không phải là 1 công việc khác?

26.Tại sao em không thi ngân hàng ở Hà Nội mà muốn về quê?

27.Sao em không về quê mà lại muốn ở Hà Nội?

28.Nếu Ngân hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người em có chấp nhận đi không?

29.Chỉ tiêu của em ở ngân hàng cũ như thế nào?

Nhân viên ngân hàng: Cơn ác mộng có tên "chỉ tiêu 3 tỷ"

-Với chỉ tiêu cần phải đạt 2,5 tỷ dư nợ, 2 tỷ huy động vốn, những nhân viên quan hệ khách hàng luôn trong tình trạng phải làm việc bất kể ngày tháng. Tuy nhiên, không phải lúc nào những nhân viên này cũng đạt được chỉ tiêu đề ra.

Bí mật ớn lạnh của nam nhân viên tín dụng: "Đổi tình lấy tiền"

Huy động cả họ hàng vẫn không đạt chỉ tiêu

“Vò đầu bứt tai” vì từ đầu tháng đã để “tuột” 3 hợp đồng với khách hàng, anh Hải - nhân viên tín dụng một ngân hàng có chi nhánh Long Biên, lo lắng vì tháng này anh lại có nguy cơ không “chạy” đủ chỉ tiêu.

Mỗi nhân viên tín dụng thuộc nhóm chuyên viên 1 như anh Hải mỗi tháng phải chịu định mức 3 tỷ đồng. Chỉ tiêu này không phải nhân viên tín dụng nào cũng dễ dàng vượt qua.

“Nếu gặp được khách hàng tốt, hồ sơ đẹp thì còn đỡ. Với những khách hàng xấu, nhiều lúc nhân viên tín dụng “đánh vật” với hồ sơ. Lúc đó thấy nản vô cùng, nhưng vì không muốn chỉ nhận vẻn vẹn 3 triệu tiền lương mỗi tháng nên tôi vẫn phải làm” anh Hải tâm sự.

Ảnh minh họa

Anh Hải cho biết: “Chỉ cần biên độ lãi suất của ngân hàng nào thấp hơn hoặc ưu đãi nhiều hơn là lập tức khách “nhảy” sang ngân hàng đó dù trước đấy mình đã ra sức chăm sóc, tư vấn cho khách hàng. Tháng này có cố gắng lắm thì chắc tôi cũng chỉ đạt được 1/3 chỉ tiêu”.

Theo anh Hải, những tháng trước, anh đã phải huy động, “gạ gẫm” và thuyết phục gần hết các anh em bạn bè và cả họ hàng tham gia nên mới đủ chỉ tiêu. Nhưng tháng này, anh “móm” nặng vì khách thì không kiếm được, còn người nhà thì đã tận dụng tối đa.

"Đôi khi chúng tôi phải đánh đổi nhiều thứ"

Áp lực của anh Hải cũng là những áp lực mà anh Nguyễn Ngọc Nam, nhân viên quan hệ khách hàng của một ngân hàng, đang phải trải qua. Anh cho biết trong vòng một tuần nữa, anh phải tìm được thêm ít nhất 50 khách hàng mở thẻ, chưa tính người gửi tiền, người vay tiền. Nếu không đáp ứng chỉ tiêu này anh sẽ bị cho thôi việc hoặc sẽ bị truy thu.

Anh Nam từng tốt nghiệp loại giỏi, lại là một trong 200 ứng viên trúng tuyển vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng trong đợt tuyển dụng của một ngân hàng cổ phần với mức lương mỗi tháng 4,5 triệu đồng.

Làm ở vị trí này, hàng ngày, anh Nam phải tìm kiếm người mở thẻ, gửi tiết kiệm và vay vốn.

“Tôi đã từng vui vẻ và rất tự hào khi nhận được một công việc đúng ngành học lúc vừa tốt nghiệp, nhưng bây giờ, nhìn tương lai mù mịt quá. Lương thì chưa đầy 5 triệu, lúc nào cũng "cong mông" chạy chỉ tiêu. Đã thế, nhiều lúc tôi còn bị lợi dụng, bị hiểu lầm…”, anh nói.

Theo lời tâm sự, anh Nam cho biết, nhiều lúc, vì chỉ tiêu cần phải đạt được, anh phải chăm sóc và chiều chuộng khách còn hơn bố mẹ mình. Chính vì thế, nếu người nào yêu anh, không hiểu và không thông cảm cho anh thì sớm muộn gì cũng chia tay.

“Trước kia, mình đã phải chia tay một người chỉ vì, bố mẹ của cô ấy nghĩ mình là trai bao. 1 bà khách, vốn là khách hàng Vip, nhờ mình tư vấn cho việc mua xe. Sau khi mua xe, bà ấy mời mình đến dự bữa tiệc khao xe với mọi người. Ở buổi tiệc, bà ấy ăn mặc rất sexy và cứ khoác tay mình. Mình không muốn làm mất mặt bà ấy nên cũng phải vào vai tròn trịa. Chẳng may, mẹ của bạn gái mình lại là bạn của bà ấy. Biết tính bà ấy và nhìn thấy cảnh đó nên đã hiểu lầm và cấm đoán con gái, không cho quan hệ với mình nữa” – anh Nam nhớ lại.

“Chính vì thế, theo anh Nam, muốn theo đuổi và bám trụ với nghề này, ai cũng sẽ phải học hỏi và đánh đổi rất nhiều” – anh nói thêm.

M.A - H.T

Video liên quan

Chủ Đề