Giặt cotton là gì

Cotton là loại vải được khuyên dùng cả cho những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể bởi sự mềm mại, lành tính và khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Thế nhưng, vải có một khuyết điểm nhỏ là nếu không được chăm sóc kỹ càng, vải dễ bị xù lông, kém thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của quần áo. Cùng Coolmate tìm hiểu lý do vì sao vải cotton bị xù và cách giặt cũng như bảo quản quần áo để chúng luôn mới và đẹp như ngày đầu tiên nha!

Vì sao quần áo dễ bị xù lông?

Ngành công nghiệp thời trang dành cho hiện tượng này một cái tên là xù lông vải [pilling]. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm: cách dệt vải, thói quen sử dụng gây hại cho vải và cách bảo quản, giặt giũ.

#1 Bản chất sợi cotton và cách dệt vải

Nhìn chung thì không có loại vải nào đảm bảo tránh được hiện tượng này, đặc biệt là các loại vải được dệt từ các sợi ngắn như cotton, len, sợi tổng hợp, xu hướng này càng tăng lên. Chúng dễ bị tách khỏi bề mặt vải do ít liên kết và trở thành các cục bông vải bám dính lại.

Ngoài ra, việc xù lông còn ảnh hưởng bởi chất liệu vải có bị pha thêm nhiều sợi khác nhau về chất liệu hay không. Hãy thử tưởng tượng một loại vải pha giữa sợi cotton [sợi ngắn] và lụa tơ tằm [sợi dài]. Sợi dài thường có độ bền lớn lơn sợi ngắn. Do đó, khi sợi ngắn bị đứt gãy và không thể tách khỏi về mặt vải, bị quấn lại vào sợi dài tạo thành hiện tượng xù lông kém thẩm mỹ.

Quá trình dệt vải cotton nếu quá lỏng lẻo và chất lượng kém thì vải nhanh chóng bị xù lông cũng là điều đương nhiên. Do đó, khi chọn mua cá sản phẩm làm từ vải cotton như áo thun, bạn cần phải thật kỹ tính, ưu tiên các thương hiệu uy tín để có được trang phục chất lượng cao cả về hình thức lẫn chất lượng. 

Áo thun Cotton Compact Premium của Coolmate được làm từ 95% cotton và 5% spandex đảm bảo khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí trong mùa hè, chống nhăn vượt trội. Chất liệu vải được dệt tách lớp rất tốt, mịn và chắc giữa các sợi vải, vừa giảm thiểu tình trạng xù lông, vừa giúp lưu thông khí tự nhiên làm giảm nhiệt hiệu quả.

#2 Thói quen sử dụng trang phục hàng ngày

Việc tạo nên áp lực ma sát lên bề mặt vải là nguyên nhân gây nên sự đứt gãy trong sợi vải và các mối dệt, làm quần áo nhanh chóng bị xù lông xấu xí. Những điểm bị ma sát nhiều thì càng bị xù hơn. Điển hình là áo thun cotton thường có các điểm sần sùi ở phần hông, hoặc nơi tiếp xúc với thắt lưng hay túi đeo ba lô/túi xách.

#3 Giặt và bảo quản trang phục

Giặt quần áo cotton bằng máy giặt làm quần áo bị ma sát nhiều và mạnh hơn bao giờ hết, có thể ban đầu áo chỉ bị xù lông nhẹ. Nhưng sau khi bước từ máy giặt ra thì lại là một bộ mặt sần sùi, xấu xí. Cộng thêm việc những cục bông xù lại được dịp xoắn lại với vải ở các bộ trang phục khác khiến cả tủ quần áo của bạn chẳng cái nào còn nguyên vẹn.

Khắc phục hiện tượng xù lông ở vải cotton

Không chỉ tạo vẻ ngoài cũ mèm và lôi thôi, vải bị xù lông còn có thể làm da bị kích ứng, ngứa ngáy. Lúc ấy thì không hiểu người ngoài nhìn chúng ta với ánh mắt gì đây? Anh em hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này qua các bước sau:

#1 Giặt trang phục bằng chế độ phù hợp

Cánh mày râu thường ít quan tâm đến việc giặt giũ, bảo quản đồ nên mỗi lần giặt là tích tụ 2 - 3 ngày và ném chúng vào máy giặt giặt chung với nhau là xong! Đồ sau đó bị xấu đi và hỏng như thế nào chúng ta đã tưởng tượng ra hết rồi, nên từ nay thay đổi thói quen đi nhé các ông. 

Chúng ta có thể phân loại ra quần áo có khả năng bị xù lông hay không hoặc đồ có màu hay không để giặt tách biệt với chế độ giặt khác nhau, tránh hiện tượng phai màu và tự gây hỏng giữa các loại đồ với nhau. Các chất liệu dễ bị xù lông, hãy chọn chế độ giặt nhẹ [delicate]. Tìm mua túi giặt đồ cũng là một cách hay để cách ly chúng với các trang phục khác. Tìm mua trên Shopee chỉ với giá rẻ bèo thôi! Và tất nhiên, giặt tay luôn là phương thức tối ưu nhất cho vải, vì hạn chế ma sát các vùng vải không bẩn, cũng không làm nhăn quần áo.

Một cách khác hãy nhìn chế độ giặt yêu cầu của nhà sản xuất trên nhãn giặt của áo để chọn chế độ phù hợp. Thông thường, cotton màu trắng nguyên thủy có thể giặt với nước nóng, còn các loại cotton nhuộm màu thì nên dùng với nước lạnh và nước ấm. Sấy quần áo cotton ở nhiệt độ thấp nhé, bởi nhiệt cao sẽ làm co và hỏng kết cấu vải.

#2 Ưu tiên phơi đồ hơn là sấy quần áo

“Máy sấy là phát minh ưu việt dành cho gia đình”, ai cũng biết điều đó. Nhờ nó mà cả mùa nồm ẩm ương của miền Bắc cũng trở nên dễ chịu bởi quần áo khô cong, thơm thơm mà chẳng tốn công phơi phóng mệt mỏi. Nhưng cái gì tiện quá cũng có mặt trái dù nhỏ hay lớn. Tuy tiết kiệm được thời gian nhưng nó cũng khiến quần áo dễ bị vón cục hoặc mất kết cấu.

#3 Dùng dụng cụ cắt bỏ lông xù trên quần áo

Không thể tránh khỏi hoàn toàn tình trạng xù lông trên quần áo, nhưng chúng ta có thể nhanh chóng loại bỏ những hạt bông nhỏ hình thành trên bề mặt vải ngay khi chúng xuất hiện, tránh việc chúng ngày càng tích tụ và xoắn lại càng nhiều, càng lớn.

Cách dễ nhất là chúng ta hãy sắm cho mình một chiếc máy cắt xù lông chuyên dụng. Loại máy này không chỉ được dùng cho chiếc áo thun mùa hè mà còn có thể dùng cho nhiều loại vải khác như áo len, áo dạ, rất tiện dụng. Nhớ chọn loại cắm điện nhé, vì chúng thường mạnh và nhanh hơn máy chạy bằng pin.

Một số bạn sử dụng chính chiếc dao cạo râu của mình để loại bỏ lông xù. Nhưng bạn nào chưa dùng hoặc không khéo tay thì không nên thử nhé, rất có thể bạn sẽ cắt trúng luôn đường dệt vải, lúc ấy thì chữa lợn lành thành lợn què, rách luôn chiếc áo rồi!

Một dụng cụ khác mình thấy rất nhiều nơi review về tác dụng của cây lăn bụi trong việc loại bỏ lông xù trên quần áo. Đừng nên sử dụng nhé, bởi cây lăn bụi sẽ kéo luôn cả những sợi vải còn tốt đi theo, tình trạng xù lông sẽ còn tệ hơn nữa đó. Cũng nghiêm cấm dùng tay để “ngắt” bỏ lông trên quần áo. Bạn sẽ lại kéo thêm sợi vải ngắn ra theo mà thôi!

#4 Cẩn thận hơn trong cách phối đồ

Như chúng mình đã đề cập, việc ma sát quá nhiều ở một vùng trên trang phục sẽ khiến chúng nhanh chóng nổi lên những cục lông xấu xí và có khả năng bị thủng do mất hoàn toàn sợi vải. Hãy quan sát kỹ hơn quần áo của mình để chọn cách phối thắt lưng, túi, balo khác đi cách thường dùng. Do đó sẽ giúp giảm ma sát trên bề mặt vải khi diện quần áo nhé.

Tăng tuổi thọ quần áo không hề khó. Quan trọng là chúng ta đã tìm hiểu đủ nhiều hay chưa. Đừng để phái đẹp nói rằng cánh đàn ông luôn xuề xòa và không am hiểu về phong cách sống. Những chàng trai chu đáo và những người tốt với chính bản thân mình. Cùng Coolmate tìm hiểu thêm về tủ đồ của bạn qua Blog Mặc đẹp Sống chất nhé!

>>> Xem thêm: 

Vải CVC là gì? Ưu điểm nào giúp loại vải này được ứng dụng nhiều trong may mặc?

Máy giặt LG là một trong những dòng máy giặt phổ biến được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt ưa chuộng sử dụng bởi mức giá hợp lý trong khi chất lượng lại khá tốt. Máy giặt LG cũng được biết đến là dòng máy giặt có đa dạng các chế độ giặt đáp ứng nhu cầu giặt của nhiều loại quần áo và vải khác nhau.

Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng đều hiểu được ý nghĩa của các chế độ giặt khác nhau trên máy giặt LG. Nếu bạn chưa nắm rõ được ý nghĩa của từng chế độ giặt khác nhau trên máy giặt LG, thì những thông tin dưới đây có thể giúp ich cho bạn.

ý nghĩa chế độ giặt trên máy giặt LG

Cotton/ Cotton Eco: Chức năng này sử dụng khi bạn muốn chọn giặt loại vải cotton không phai màu [áo sơ mi, quần áo ngủ…] hoặc các loại vải cotton thường.

Baby Care: Chức năng giặt quần áo trẻ em. Quần áo trẻ em khá mỏng và đôi khi lại có những vết dơ bám khá “lì” nên bạn phải chú ý chọn chương trình này nếu như muốn quần áo con bạn sạch sẽ nhưng vẫn bền sau nhiều lần giặt.

Skin Care: Chức năng này sử dụng để giặt các loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với da ví dụ như đồ lót, tã lót hoặc khăn tắm.

Easy Care: Đây là chức năng sử dụng để giặt các loại vải sợi tổng hợp.

Một số lệnh giặt cơ bản trên máy giặt LG

Bảng điều khiển máy giặt WD- 13600

Mix: Chức năng này sử dụng để giặt cùng lúc nhiều loại vải khác nhau như: lụa, tơ tằm, len, đồ thể thao, đồ tối màu…

Duvet: Chức năng này sử dụng để giặt các loại chăn, nệm phủ, ga trải gường [trừ những miếng phủ có chất liệu bằng lụa].

Wool: Chức năng này sử dụng để giặt đồ len, nó giúp cho quần áo len của bạn được bền hơn tránh tình trạng chảy hoặc bung chỉ.

Intensive 60: Chức năng này sử dụng để giặt kỹ trong vòng 60 phút nó thường sử dụng ở các loại coton và vải len hỗn hợp.

Delicate: Giặt bảo vệ quần áo, chức năng giặt này ứng dụng trên các loại vải mỏng và dễ rách.

Quick 30: Chức năng này cho phép bạn giặt nhanh chỉ trong vòng 30 phút, vô cùng tiện ích với các loại quần áo dễ phai màu và cần có thời gian giặt thật nhanh.

Sport Wear: Chức năng này sử dụng để giặt các quần áo thể thao.

Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu được ý nghĩa các chế độ giặt trên máy giặt LG và với từng loại quần áo bạn có thể chọn được chu trình giặt phù hợp nhất.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Video liên quan

Chủ Đề