Hệ điều hành android os là gì

- Giới thiệu chung

Hệ điều hành (tiếng Anh: Operating System - viết tắt: OS) là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị điện tử.

Có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị.

hệ điều hành là gì

hệ điều hành là gì

- Hệ điều hành dành cho máy tính

Được thiết kế để sử dụng trên những thiết bị như: Máy tính để bàn, laptop,… Đây là hệ điều hành sử dụng GUI.

GUI cho phép bạn sử dụng chuột để nhấp vào mọi thứ trên màn hình hiển thị (bao gồm các biểu tượng , nút, menu,…) và được diễn tả bằng cách kết hợp hình ảnh cùng với văn bản.

GUI của mỗi hệ điều hành có giao diện khác nhau, tuy nhiên các hệ điều hành hiện này hầu hết được thiết kế khá dễ sử dụng và không khác nhau nhiều về nguyên tắc.

hệ điều hành trên máy tính

hệ điều hành trên máy tính

- Hệ điều hành dành cho thiết bị di động

Được thiết kế dành cho những thiết bị như: Điện thoại di động, máy tính bảng,… Được thiết kế với nhu cầu giải trí, liên lạc,… nên không có được đầy đủ những tính năng như hệ điều hành dành cho máy tính.

hệ điều hành trên thiết bị di động

hệ điều hành trên thiết bị di động

- So sánh hệ điều hành dành cho máy tính và hệ điều hành dành cho thiết bị di động.

Hệ điều hành trên hai nền tảng này cũng có sự khác nhau, nếu như hệ điều hành trên máy tính được sinh ra để đáp ứng thiên về nhu cầu công việc, thì ngược lại thiết bị di dộng sẽ tập trung chủ yếu về việc giải trí, liên lạc,… nhưng hiện nay hầu hết các hệ điều hành đang được cải tiến và hầu như điều có thể đáp ứng toàn bộ các chức năng này.

So sánh hệ điều hành

So sánh hệ điều hành

2. Các loại hệ điều hành phổ biến

- Hệ điều hành dành cho máy tính

Hệ điều hành Windows

Được phát hành đầu tiên vào năm 1980 bởi Microsoft, trãi qua rất nhiều phiên bản cho đến nay và gần đây nhất là Windows 10 (ra mắt vào 2015) được cài sẵn trên hầu hết cái máy tính. Giúp nó trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại.

- Ưu điểm: Phổ biến, dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng để phục vụ cho công việc cũng như giải trí.

- Nhược điểm: Không phải miễn phí, bạn cần phải mua bản quyền để sử dụng.

Hệ điều hành Windows

Hệ điều hành Windows

Hệ điều hành macOS

Trước đây macOS còn có tên là OS X, được tạo ra bởi apple và được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của Apple.

- Ưu điểm: Giao diện đẹp, được cài sẵn ở những chiếc máy tính được Apple bán ra và không tốn phí.

- Nhược điểm: Vì số người sử dụng macOS ít nên có nhiều phần mềm chưa được phát hành cho hệ điều hành này.

Hệ điều hành macOS

Hệ điều hành macOS

Hệ điều hành Linux

Là một hệ điều hành mở, có nghĩa là bạn có thể sửa đổi, làm bất cứ điều gì trên hệ điều hành này. Linux là hệ điều hành miễn phí và không cần phải mua bản quyền để sử dụng.

- Ưu điểm: Miễn phí, bạn có thể thay đổi thậm chí là phân phối nó.

- Nhược điểm: Rất ít người sử dụng, tính bảo mật không cao, giao diện có phần cổ điển.

Hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux

- Hệ điều hành dành cho thiết bị di động

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android được phát triển bởi công ty Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005, Android là hệ điều hành trên thiết bị di dộng có số người được sử dụng đông đảo nhất trên thế giới (chiếm 87,7% thị phần) năm 2017.

- Ưu điểm: Hệ điều hành mở, vì hầu hết cách thiết bị di động điều sử dụng nên Android sở hữu kho ứng dụng khổng lồ, khả năng tùy biến cao, dễ dàng đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu.

- Nhược điểm: Hiện tại độ bảo mật của Android là khá cao nhưng sẽ không bằng nếu so sánh với iOS.

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành iOS

iOS là hệ điều hành được sử dụng duy nhất trên các thiết bị di động của Apple. Được ra mắt vào năm 2007, iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng về công nghệ phần mềm. Được đánh giá khá cao về tính năng cũng như về độ ổn định của nó.

- Ưu điểm: Tính bảo mật cao, khả năng tối ưu phần mềm tốt, hiệu năng ổn định mà không cần đòi hỏi nhiều về cấu hình so với Android.

- Nhược điểm: Hệ điều hành chỉ độc quyền cho các dòng điện thoại của Apple và không thể sử dụng trên các điện thoại khác, kho ứng dụng ít hơn so với Android.

Hệ điều hành iOS

Hệ điều hành iOS

Một số điện thoại đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Mong rằng thông qua bài viết này các bạn có cái nhìn rõ hơn về hệ điều hành và nếu có thắc mắc, các bạn có thể bình luận bên dưới bài viết, cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Hệ điều hành Android là một hệ điều hành nguồn mở chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị di động. Được viết chủ yếu bằng Java và dựa trên hệ điều hành Linux, ban đầu nó được phát triển bởi Android Inc. và cuối cùng được Google mua vào năm 2005. Hệ điều hành Android được ký hiệu bằng logo Android Robot màu xanh lá cây.

Techopedia giải thích hệ điều hành Android

Sự phát triển của HĐH Android là kết quả của tập đoàn gồm các thành viên ban đầu của Liên minh điện thoại mở (OHA) như Google, HTC, Dell, Intel, Motorola, Qualcomm, Texas Cụ, Samsung, LG, T-Mobile, Nvidia và Wind River Systems trở lại vào tháng 11 năm 2007, OHA là một liên minh kinh doanh của các công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông dành riêng để thúc đẩy sự nghiệp mở nguồn cho điện thoại di động.

Dựa trên phiên bản sửa đổi của nhân Linux phiên bản 2.6, mã Android được Google phát hành theo giấy phép Apache, đây cũng là một phần mềm miễn phí và giấy phép nguồn mở.

Hệ điều hành Android bao gồm nhiều ứng dụng Java và thư viện lõi Java chạy trong khung ứng dụng hướng đối tượng dựa trên Java và Máy ảo Dalvik (VM). Dalvik là không thể thiếu để Android chạy trên thiết bị di động vì các hệ thống này bị hạn chế về tốc độ và bộ nhớ của bộ xử lý.

Đối với hỗ trợ đa phương tiện, HĐH Android có thể sao lưu đồ họa 2D và 3D, các định dạng âm thanh và video phổ biến. Nó cũng có thể hỗ trợ đầu vào cảm ứng đa điểm (tùy thuộc vào thiết bị) và mang trong trình duyệt thời gian chạy JavaScript V8 của Google Chrome.

Mới đây trong khuôn khổ Huawei Development Conference 2019, ông Richard Yu (Yu Chengdong), CEO của Huawei Consumer Business Group, đã chính thức giới thiệu hệ điều hành đang được hãng phát triển với tên gọi chính thức là Harmony OS.Phía đại diện Huawei cho biết Harmony OS được xây dựng trên kiến trúc vi nhân (microkernel), cho phép hệ điều hành này hoạt động trên nhiều thiết bị phần cứng khác nhau và chia sẻ dữ liệu thông qua một kiến trúc phân tán để cải thiện hiệu quả. Như vậy, Harmony OS sẽ hoạt động trên gần như tất cả thiết bị thông minh trong hệ sinh thái của hãng bao gồm smartphone, TV, tablet, smartwatch, xe thông minh…Không phải điện thoại, TV mới là thiết bị đầu tiên chạy HarmonyOS, hệ điều hành sẵn sàng thay thế Android của Huawei
Harmony OS sẽ hoạt động trên gần như tất cả thiết bị thông minh trong hệ sinh thái của HuaweiNhững đặc điểm trên khiến không ít người liên tưởng ngay đến một hệ điều hành khác đang được sử dụng phổ biến nhất thế giới: Android. Thậm chí Huawei còn tuyên bố hệ điều hành mới của họ sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có thể khiến Android “điêu đứng”. Có nhiều suy đoán đang được đưa ra về việc liệu Harmony có phải là sự thay thế của Android trên điện thoại thông minh cũng như các sản phẩm số của Huawei và Honor hay không. Vậy Harmony OS thực sự hệ điều hành như thế nào và có gì khác biệt so với Android? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

Đang xem: Android os là gì?

Harmony OS và Android

Harmony OS không được phát triển dựa trên nhân Linux như AndroidHarmony OS chưa hẳn sẽ trở thành đối thủ của AndroidHarmony OS nhanh hơn Android (trên lý thuyết)Sẽ không có quyền truy cập root trên Harmony OSCuộc chiến hệ sinh thái ứng dụng: Android vẫn là người chiến thắng

Harmony OS không được phát triển dựa trên nhân Linux như Android

Một trong những điểm khác biệt cơ bản và rõ ràng nhất giữa Harmony và Android đó là hệ điều hành của Huawei không bao gồm nhân (kernel) Linux trong nền tảng cốt lõi. Thay vì dựa trên kernel Linux như Android, Huawei đã chọn hướng đi khó khăn nhưng (có thể) bền vững hơn, đó phát triển một kernel hoàn toàn mới cho hệ điều hành tương lai của mình.Trong buổi ra mắt Harmony OS, ông Richard Yu, giám đốc bộ phận kinh doanh – người tiêu dùng Huawei, đã so sánh hệ điều hành của hãng với Fuchsia – một nền tảng khác đang trong giai đoạn phát triển của Google, dựa trên kiến trúc vi nhân zircon.Harmony OS không được phát triển dựa trên nhân Linux như Android
Một vi nhân (microkernel) điển hình thường có kích thước nhỏ hơn khá nhiều so với một nhân nguyên khối (monolithic kernel) như Linux, bởi nó chỉ bao gồm số lượng mã trần tối thiểu cần thiết để chạy hệ điều hành. Vi nhân được Huawei sử dụng để phát triển Harmony OS chỉ sở hữu khoảng 1/1000 số lượng mã mà hiện có trong kernel Linux. Trên thực tế, vi nhân này chỉ chứa đựng lịch trình luồng (Thread scheduler) và IPC. Tất cả các dịch vụ khác thường thấy trong một nhân nguyên khối điển như Linux bao gồm hệ thống tệp, trình điều khiển thiết bị (device driver) hay trình điều khiển mạng (network driver), v.v., đều sẽ chạy trong không gian người dùng.Trong trường hợp này, liên lạc giữa các tiến trình (Inter-Process Communication – IPC) sẽ trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc quyết định hiệu năng tổng thể của hệ điều hành. Huawei tuyên bố vi nhân của họ có thể cung cấp IPC nhanh hơn tới 5 lần so với Fuchsia và nhanh hơn tới 3 lần so với vi nhân QNX.Phát hiện lỗ hổng trong chip Snapdragon cho phép hacker xâm nhập gần như mọi smartphone Android qua wifi

Harmony OS chưa hẳn sẽ trở thành đối thủ của Android

Mặc dù đại diện Huawei đã bóng gió về việc Harmony OS hoàn toàn có thể “soán ngôi” Android, nhưng trên thực tế điều này rất khó xảy ra.Trước tiên cần phải nói đến bản chất thực sự đằng sau sự ra đời của Harmony OS. Công bằng mà nói, Huawei vẫn muốn tiếp tục sử dụng Android trên sản phẩm của mình, nhưng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến họ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.
Harmony OS là quân bài chiến lược của Huawei nhằm chiếm lấy thế chủ độngTất nhiên việc xây dự một nền tảng hệ điều hành của riêng mình là nhiệm vụ phức tạp, tốn kém, và ẩn chứa đầy rủi ro, nhưng sự việc Google đe dọa ngừng hợp tác với Huawei vào tháng 5 vừa qua khiến nhà sản xuất smartphone Trung Quốc không có phương án nào khác ngoài việc buộc phải chủ động nắm trong tay phương án dự phòng của riêng mình.Với sự xuất hiện của một nền tảng “cây nhà lá vườn” như Harmony OS, Huawei hoàn toàn có thể chuyển mảng điện thoại thông minh của mình sang nền tảng hệ điều hành này chỉ sau một hoặc hai ngày trong trường hợp công ty một lần nữa bị “đuổi” khỏi Mỹ (và cấm cửa với hệ sinh thái Android).Windows Core là gì? Liệu nó có phải là tương lai của hệ điều hành Windows?Ban đầu, Huawei chỉ có ý định tập trung vào việc đưa hệ điều hành của mình lên các sản phẩm màn hình thông minh, loa thông minh, hệ thống giải trí xe hơi, v.v. Trong danh sách trắng dự đoán công nghệ mới được phát hành gần đây, Huawei hy vọng rằng hãng sẽ sở hữu thêm nhiều công nghệ dựa trên AI, IoT và 5G vào năm 2025, và một hệ điều hành “của nhà trồng được” như Harmony sẽ là điều kiện cần để giúp công ty hiện thực hóa mong muốn đó. Làm chủ toàn bộ công nghệ bao giờ cũng hơn!Như vậy có thể thấy, sự ra mắt của Harmony OS không chỉ là nước cờ chiến lược để Huawei đương đầu với những khó khăn liên quan đến chính sách thù địch mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump nhắm vào họ, mà trên thực tế chính là một “kế hoạch B” mà công ty công nghệ này đã ấp ủ từ lâu.

Xem thêm: Cách Học Giỏi Hóa Hiệu Quả Cho Học Sinh Mất Gốc, Bí Quyết Học Giỏi Hóa Học 8

Trước những căng thẳng đã và đang không ngừng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, giới quan sát suy đoán rằng Huawei có thể “đồng hành” cùng Harmony OS ngay trên loạt flagship Mate 30 sắp tới. Luận điểm này càng được tin tưởng khi mà cho đến tận thời điểm hiện tại, thiết bị này vẫn chưa nhận được chứng chỉ Google Play, trong khi đây là yếu tố bắt buộc để nhà sản xuất có thể tải trước hệ điều hành Android và các dịch vụ Google lên sản phẩm sắp ra mắt của mình.Zorin OS 15, phiên bản hệ điều hành Linux thân thiện với người dùng, dành cho những ai đã chán Windows hay Mac

Harmony OS nhanh hơn Android (trên lý thuyết)

Huawei đang sử dụng “hệ điều hành phân tán” như một chiến lược mới nhằm duy trì và mở rộng doanh số bán các sản phẩm mới nhất của mình trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Đó là lý do tại sao Harmony OS sử dụng lập lịch tác vụ phân tán (distributed task scheduling) và quản lý dữ liệu phân tán (distributed data management) để cải thiện hiệu suất của hệ điều hành.Các chuyên gia Huawei lập luận rằng phiên bản Harmony OS “phân tán” của họ hoàn toàn có thể nắm ưu thế vượt trội hơn Android về mặt tốc độ, bởi hệ điều hành của Google sử dụng rất nhiều mã dự phòng, một cơ chế thiết lập lịch trình vốn đã lỗi thời và ẩn chứa các vấn đề về phân mảnh.Harmony OS có thể giảm 25,7% độ trễ phản hồi bằng cách xác định các yếu tố gây chậm và tối ưu để đạt được mức dùng tài nguyên chính xácTrong khi đó, vi nhân của Huawei lại triển khai một cơ chế lập lịch mới gọi là Deterministic Latency Engine, sử dụng phân tích tải thời gian thực, khớp đặc điểm ứng dụng và dự báo để phân bổ tài nguyên hệ thống theo cách tối ưu hơn).Công ty tuyên bố rằng cơ chế này đã giúp tối ưu độ trễ phản hồi ấn tượng, với mức cải thiện lên tới 25.7% về độ trễ phản hồi, và 55.6% trong biến động độ trễ. Huawei cho biết cơ chế lập lịch trình theo kiểu “cào bằng” phổ biến trên Linux xử lý tất cả các tài nguyên theo cùng một cách, do đó làm giảm hiệu suất.
Huawei tự tin tuyên bố Harmony sẽ đánh bại Android về tốc độ xử lý, tuy nhiên kết quả cuối cùng đến tay người dùng vẫn rất khó đoán và sẽ cần phải được chứng minh cụ thể.Google ra mắt trang web cho Fuchsia, hệ điều hành kế vị của Android

Sẽ không có quyền truy cập root trên Harmony OS

Thuật ngữ “root” trong công nghệ có rất nhiều nghĩa, nhưng với trường hợp này có thể hiểu là quá trình mở khóa thiết bị Android để cho phép truy cập nhiều hơn đến phần mềm cốt lõi có thể đã bị nhà sản xuất thiết bị chặn. Như vậy root thiết bị là điều hoàn toàn không bắt buộc, bạn chỉ nên root thiết bị nếu muốn thực hiện những tác vụ yêu cầu quyền quản trị ở cấp độ người dùng.Không ngoa khi nói rằng root chính là một trong những “tính năng” làm nên nét đặc trưng của Android, khiến hệ điều hành này trở thành phương tiện “vọc vạch” tuyệt vời cho những người yêu thích công nghệ, thậm chí có người mua điện thoại Android về chỉ để root.

Xem thêm: Cách Xóa Avast Trên Máy Tính, Xóa Phần Mềm Diệt Virus, Avast Uninstall Utility

Harmony OS sẽ không cho phép truy cập root ở các thiết bị đầu cuối nhằm đảm bảo khả năng bảo mật toàn diệnTuy nhiên tính năng thú vị này gần như sẽ không xuất hiện trên Harmony OS khi mà tại Huawei Development Conference vừa qua, Huawei đã thông báo rằng hệ điều hành này sẽ không hỗ trợ quyền truy cập root trên các thiết bị, lý do được cho là để cải thiện khả năng bảo mật tổng thể của vi nhân cũng như thiết bị.Bên cạnh đó, Huawei cũng cho biết họ đã triển khai các “phương thức xác thực bảo mật chuyên sâu” như một tấm lá chắn an toàn cho vi nhân của mình. Được biết, đây là những phương pháp xác thực dựa trên cơ sở toán học, thường được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực đặc biệt chú trọng đến an ninh như hàng không vũ trụ và chipset. Điều này mang đến lợi thế rất lớn so với phương thức xác minh chức năng và mô phỏng tấn công, vốn chỉ có thể giải quyết số lượng hạn chế các tình huống bảo mật.Mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành macOS Catalina

Cuộc chiến hệ sinh thái ứng dụng: Android vẫn là người chiến thắng

Yếu tố cuối cùng, nhưng có thể ảnh hưởng đến cục diện của cuộc đối đầu giữa Harmony và Android: Sự đa dạng của hệ sinh thái ứng dụng.Đây đồng thời cũng là bất lợi lớn nhất của Harmony so với Android, hay bất cứ hệ điều hành “sinh sau đẻ muộn” khác cũng vậy thôi. Thế giới hệ điều hành di động từ lâu đã chỉ còn là cuộc đua song mã giữa Android và iOS, các ứng dụng hiện nay hầu hết chỉ được viết cho 2 nền tảng này, trong khi sự đa dạng của hệ sinh thái ứng dụng chính là một trong những yếu tố sống còn của bất cứ hệ điều hành nào. Điều này được minh chứng rõ nét nhất qua sự thất bại của Windows Phone. Nền tảng của Microsoft tương đối trực quan, nhanh, tương thích tốt, nhưng sở hữu kho ứng dụng quá khiêm tốn, nói cách khác, Microsoft đã thất bại trong việc kêu gọi các nhà phát triển ứng dụng di động viết ứng dụng cho Windows Phone. Khi một hệ điều hành sở hữu kho ứng dụng tương thích quá khiêm tốn, nó sẽ không thể giữ chân người dùng lâu dài và thất bại là điều khó tránh khỏi.
Cựu kỹ sư Nokia lý giải nguyên nhân dẫn đến thất bại của Windows PhoneSự khiêm tốn của hệ sinh thái ứng dụng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến thất bại của Windows PhoneKhó khăn sắp tới của Harmony OS nếu muốn chen chân vào thị trường smartphone cũng không nằm ngoài thực tế đó, và tất nhiên những bộ não “đầy sạn” của Huawei hiểu rõ điều này hơn ai hết. Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã và đang cố gắng “vận động hành lang” trong vài tháng qua. Họ cố gắng lôi kéo các nhà phát triển chuyển ứng dụng của mình sang cửa hàng ứng dụng thay thế Play Store có tên là AppGallery.HarmonyOS hiện không hỗ trợ các ứng dụng Android nhưng Huawei nói rằng khả năng này rất có thể sẽ xuất hiện trong tương lai gần nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà phát triển. Công ty đã phát hành tất cả các SDK cần thiết và nhiều công cụ khác giúp các nhà phát triển dễ dàng biên dịch lại ứng dụng của họ cho HarmonyOS. Tuy nhiên đây sẽ vẫn là cuộc chiến trường kỳ với Huawei, nó đòi hỏi kế hoạch khôn khéo, nguồn tài chính đủ mạnh, và cuối cùng là thời gian để chứng minh tính hiệu quả.Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa Harmony OS và Android OS, cũng như những khó khăn mà Huawei phải đối mặt để hiện thực hóa tham vọng trở thành một thế lực trong lĩnh vực hệ điều hành di động. Bạn có suy nghĩ gì về hệ điều hành mới của Huawei? Hãy để lại ý kiến ở mục bình luận bên dưới nhé!
Bị Oppo soán ngôi, Apple tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới Không phải điện thoại, TV mới là thiết bị đầu tiên chạy HarmonyOS, hệ điều hành sẵn sàng thay thế Android của Huawei Sự khác biệt giữa HongMeng OS và EMUI, theo tiết lộ từ những người đầu tiên được thử nghiệm Kirin 990 5G – “vũ khí” chiến lược của Huawei Tránh lệnh cấm của Mỹ, Huawei bắt đầu bán laptop chạy Linux thay cho Windows Đã tiết lộ hình ảnh render của Huawei Nova 6