Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng khóa vào mục đích gì cho ví dụ

Bạn có biết chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu không còn quá xa lạ với những bạn lập trình hay IT. Tuy nhiên bạn đã hiểu về nó chưa? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời cụ thể và xác đáng nhất.

1. Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể hiểu là một hệ thống được thiết kế để quản lý một lượng lớn thông tin. Cũng có thể là quản lý dữ liệu một cách khoa học có trật tự hệ thống và tự động. Các thao tác quản lý bao gồm thêm, lưu trữ thông tin, sửa, xóa và tìm kiếm trong một nhóm dữ liệu nhất định.

Cụ thể, chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu gồm có cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu, cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu, và cung cấp công cụ điều khiển truy cập vào CSDL.

1.1. Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu:

Người dùng sẽ được cấp một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để mô tả, khai báo kiểu dữ liệu và các cấu trúc dữ liệu.

1.2. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu:

Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả các yêu cầu. Thao tác dữ liệu gồm: cập nhật [thêm, sửa, xóa dữ liệu] và khai thác [tìm kiếm, truy xuất dữ liệu].

1.3. Cung cấp công cụ điều khiển truy cập vào CSDL:

Nhằm đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu. Bao gồm các công việc: đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn hành động truy cập bất hợp pháp. Đồng thời duy trì tính nhất quán của dữ liệu, điều khiển và tổ chức các hoạt động truy cập. Đôi khi sẽ khôi phục CSDL khi có sự cố liên quan đến phần cứng hay phần mềm và quản lý chi tiết các mô tả dữ liệu.

  • Tìm hiểu thêm: Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều chức năng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả công việc

2. Những ai sẽ làm việc với hệ cơ sở dữ liệu

Những người quản trị cơ sở dữ liệu: Thực hiện các hoạt động quản lý tài nguyên. Đôi khi là cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần cứng, cài đặt CSDL vật lý và duy trì hoạt động của hệ thống.

Nhân viên lập trình ứng dụng: Sẽ xây dựng các chương trình ứng dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu khai thác của người dùng.

Người dùng cuối: Thường được phân nhóm để truy cập và khai thác các thông tin khác nhau từ CSDL.

3. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu đó là:

Bước 1: Khảo sát

  • Tìm hiểu yêu cầu quản lý CSDL
  • Xác nhận và phân tích dữ liệu cần lưu trữ
  • Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra
  • Xác định khả năng của phần cứng và phần mềm có thể khai thác, sử dụng

Bước 2: Thiết kế

  • Thiết kế CSDL
  • Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu để triển khai
  • Xây dựng hệ thống chương trình để ứng dụng

Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra

Nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu và tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ yêu cầu đưa ra thì đưa vào sử dụng. Ngược lại, nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát và khắc phục lỗi.

Xây dựng hệ quản trị cơ sở dữ liệu trải được qua 3 bước cơ bản

Tóm lại, tất cả các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều có các chức năng cốt lõi là lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu. Hy vọng với những thông tin mà Got It cung cấp ở trên, bạn đã nắm được các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  • Tìm hiểu thêm: MySQL là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

Xem thêm về cơ hội làm việc ở Got It tại: //jobs.lever.co/gotit/

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực công nghệ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến hệ cơ sở dữ liệu và đặc điểm, phân loại của nó mà bạn không nên bỏ qua.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [Database Management System – DBMS] là một phần mềm, một hệ thống được thiết kế với mục đích lưu trữ và truy xuất dữ liệu người dùng với hiệu quả cao nhất và được áp dụng các biện pháp bảo mật thích hợp. Người dùng có thể tạo lập và quản lý cơ sở dữ liệu của mình nhờ DBMS.

Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm một nhóm các chương trình thao tác với cơ sở dữ liệu. Nó thông qua yêu cầu về dữ liệu từ một ứng dụng và giúp hệ điều hành đưa ra dữ liệu cụ thể. Trong những hệ thống lớn, DBMS đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ người dùng và phần mềm của bên thứ ba lưu giữ và tìm kiếm dữ liệu.

Một số DBMS phổ biến hiện nay: Oracle, MySQL, Microsoft SQL Server, PostgreSQL, IBM DB2, Microsoft Access, SQLite, MariaDB, LibreOffice Base, FoxPro, PostgreSQL, dBASE,…

Đặc điểm của DBMS

  • Cung cấp tính bảo mật và loại bỏ sự dư thừa dữ liệu
  • Có thể tự mô tả bản chất của hệ thống cơ sở dữ liệu
  • Tách biệt giữa các chương trình và trừu tượng hóa dữ liệu
  • Hỗ trợ các chế độ xem dữ liệu đa dạng
  • Chia sẻ dữ liệu và xử lý giao dịch đa người dùng
  • Cho phép các thực thể và mối quan hệ giữa chúng tạo thành các bảng biểu
  • Tuân thủ theo các tính chất ACID, bao gồm tính nguyên tử [Atomicity], tính nhất quán [Consistency], tính độc lập [Isolation] và tính bền vững [Durability]
  • Cho phép người dùng truy cập và thao tác dữ liệu cùng một lúc

Ví dụ về DBMS

Ta có thể lấy một ví dụ đơn giản về cơ sở dữ liệu của một trường đại học. Cơ sở dữ liệu này gồm các thông tin liên quan đến các sinh viên, khóa học, điểm số ở trường của họ, được sắp xếp thành 5 tệp riêng biệt:

  • STUDENT: tệp lưu các dữ liệu của từng bạn sinh viên
  • COURSE: tệp chứa các dữ liệu của từng khóa học
  • SECTION: tệp lưu các thông tin về những phần của một khóa học nào đó
  • GRADE: tệp chứa các điểm số mà sinh viên đạt được ở các phần của khóa học.
  • TUTOR: tệp lưu thông tin của giảng viên
Ví dụ về một hệ quản trị cơ sở dữ liệu ở trường đại học

Các loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu

DBMS được chia làm 4 loại khác nhau:

Cơ sở dữ liệu phân cấp [Hierarchical database]

Mô hình dữ liệu ở dạng này được tổ chức dưới dạng cây, trong đó các bản ghi sẽ được lưu trữ theo cấp bậc từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Từ bản ghi gốc ở trên cùng sẽ dẫn đến các bản ghi con ở phía dưới. Mô hình này chỉ có duy nhất 1 bản ghi gốc.

Cơ sở dữ liệu mạng [Network database]

Khác với cơ sở dữ liệu phân cấp, cơ sở dữ liệu mạng cho phép các bản ghi con có nhiều hơn một bản ghi gốc. Các thực thể được tổ chức trong một biểu đồ trong mô hình này có thể truy cập thông qua những đường dẫn.

Cơ sở dữ liệu quan hệ [Relational database]

Đây là một mô hình DBMS có mức độ ứng dụng phổ biến cao vì tính đơn giản của nó. Cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên sự chuẩn hóa dữ liệu ở các hàng và cột trong bảng.

Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng [Object-Oriented database]

Các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng đối tượng trong mô hình DBMS này. Các lớp sẽ đóng vai trò hiển thị dữ liệu chứa trong đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ sở dữ liệu hướng đối tượng tại bài viết chi tiết này

Qua bài viết trên đây, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về DBMS cũng như các kiến thức quan trọng về hệ thống này. Nhờ cung cấp các tính năng tạo lập, quản lý và chỉnh sửa dữ liệu mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại ngày nay.Tuy nhiên, hãy phân biệt cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu một cách rõ ràng và đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề