Hiệu trưởng trường đại học y hà nội là ai

[Dân trí] - Sự việc lãnh đạo Đại học Y Hà Nội bị tố cáo gạ tình với sinh viên đang gây xôn xao dư luận. Nhà trường nói gì về sự việc này?

Trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin tố Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội GS.TS Nguyễn Hữu Tú có hành vi không đúng chuẩn mực nhà giáo.

Người tố cáo nặc danh trên mạng tự nhận là một nạn nhân bị ông này tán tỉnh, gạ tình. Theo cô gái này trình bày, trước đây, cô là sinh viên Đại học Y Hà Nội, từng được người giáo viên này hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp thầy trò, cô này nhận được nhiều lời tán tỉnh, gạ gẫm, hứa hẹn giúp đỡ để học lên tiến sĩ.

Trường Đại học Y Hà Nội [Ảnh: Đại học Y Hà Nội]

Sau đó xảy ra vụ việc mà cô gái cho là bản thân đã bị gạ tình, làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an điều tra, song không có kết luận rõ ràng. Cô gái tiếp tục làm đơn tố cáo gửi tới Đại học Y Hà Nội, các đơn vị quản lý liên quan nhưng vụ việc chưa ngã ngũ. Do vậy, cô gái vẫn tiếp tục tố cáo ông Nguyễn Hữu Tú suốt nhiều năm vừa qua.

Để chứng minh lời nói của mình, cô gái đăng kèm những đoạn ghi âm các cuộc nói chuyện được cho là giữa cô và người đàn ông này. Tuy vậy, tính xác thực của sự việc còn cần cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Trả lời báo Dân trí về sự việc đang lan truyền trên mạng xã hội, GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội cho biết nhà trường đã nắm bắt thông tin sự việc và báo cáo cấp trên [Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo], đang chờ giải quyết.

Được biết, GS.TS Nguyễn Hữu Tú mới nhận quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 vào tháng 11-2021.

Thời gian vừa qua, ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học liên tục xuất hiện một số thông tin tố cáo nặc danh nhắm vào các hành vi lệch chuẩn, tha hóa đạo đức của các thầy giáo, trong đó đa phần là việc "thầy giáo gạ tình, quấy rối nữ sinh".

Sự việc tố cáo thầy giáo gạ "đi khách sạn để được thi lại" tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và việc thầy giáo Đại học Ngoại thương bị tố "lừa tiền, quấy rối nữ sinh" còn chưa kịp lắng xuống thì lại xuất hiện thêm vụ việc này. Hai vụ việc này xảy ra vào cuối tháng 10 và giữa tháng 12 năm nay nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận điều tra rõ ràng.

Thiết nghĩ, việc các bài viết tố cáo trên mạng là chính xác hay là gian dối và bôi nhọ danh dự người thầy đều cần được các nhà trường phối hợp với cơ quan chức năng điều tra làm rõ, tránh để ảnh hưởng nặng nề tới danh dự của các nhà giáo, mặt khác cũng trả lại môi trường học tập trong sạch, lành mạnh cho người học.

Mai Châm

Ngày 17/11 vừa qua, Bộ Y tế đã công bố quyết định bổ nhiệm GS.TS.BS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Đại học [ĐH] Y Hà Nội, được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. GS.TS.BS Nguyễn Hữu Tú là Hiệu trưởng thứ 16 của ĐH Y Hà Nội.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú sinh ngày 20/10/1968 tại Thanh Hóa. Ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa; Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học, giáo dục và môi trường, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam.

Ảnh: VGP//Mạnh Cường

Những điểm đáng chú ý trong sự nghiệp của GS.TS.BS Nguyễn Hữu Tú:

- Ông theo học ngành Y đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội năm 1984 và tốt nghiệp năm 1990.

- Năm 1998, ông tốt nghiệp chương trình bác sĩ nội trú theo diện học bổng FFI tại Bệnh viện Hotel Dieu, Lyon và Bệnh viện Henri Mondor, Paris, Cộng hòa Pháp.

- Giai đoạn năm 2001 - 2002, ông là trợ giảng tại Đại học Paris XII, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Cộng hòa Pháp - CNRS.

- Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, GS.TS Nguyễn Hữu Tú còn kiêm Giám đốc Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa [từ năm 2015 đến nay], Trưởng khoa Gây mê hồi sức và chống đau, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội [từ năm 2011 đến nay].

- Ông trở thành Giáo sư vào năm 2014 và cũng là Giáo sư trẻ nhất ngành Y ở thời điểm đó.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú

Đặc biệt, 30 năm gắn bó với ngành Gây mê hồi sức, GS.TS Nguyễn Hữu Tú đã có hơn 100 công trình nghiên cứu, các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước.

Ông cũng là một trong hai người Việt Nam được mời tham gia viết sách Bách khoa thư bệnh học của Pháp [EMC - Cardiologie-Angéiologie] năm 2005. Năm 2009, ông được trao tặng giải thưởng phát minh Gây mê hồi sức Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Dân Việt, GS.TS Nguyễn Hữu Tú chia sẻ, năm 2022, ĐH Y Hà Nội sẽ tròn 120 năm tuổi, thầy và trò của nhà trường sẽ cùng nhau tiếp tục nâng niu, vun đắp, quyết tâm đưa ĐH Y Hà Nội sớm trở thành ĐH có thứ hạng trên bản đồ các trường đào tạo y khoa thế giới. Đây là việc rất lớn, cần có kế hoạch cụ thể và thực hiện nghiêm túc từ bây giờ. ĐH Y Hà Nội sẽ tiếp tục con đường tự chủ đại học, đổi mới đào tạo một cách căn bản và toàn diện, thực hiện hội nhập quốc tế thực sự, sản phẩm đào tạo của trường phải có khả năng được cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế, được quốc tế sử dụng…

GS.TS Nguyễn Hữu Tú kêu gọi toàn thể giảng viên, cán bộ viên chức và người lao động, học viên và sinh viên trong toàn trường biết tự hào về truyền thống vinh quang, biết ơn các bậc tiền bối và thế hệ đi trước, đoàn kết một lòng cùng Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Hội đồng trường vượt qua mọi khó khăn thách thức, đổi mới và sáng tạo đưa ĐH Y Hà Nội phát triển mạnh mẽ xứng đáng với niềm tin của lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và toàn xã hội…

Trường Đại học Y Hà Nội là một trường đại học đầu ngành chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Trường có sứ mạng đào tạo bác sĩ, cử nhân có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế.

Trường Đại học Y Hà Nội

Hanoi Medical University

Hình ảnh của Trường Đại học Y Dược Hà Nội thuở mới được thành lập, năm 1930 tại 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm

Thời Pháp thuộcSửa đổi

Bác sĩ Alexandre Yersin là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa Hà Nội [tiền thân của Đại học Y Hà Nội].

Tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội là École de Médecine de Hanoi [ Trường Y khoa Hà Nội] do Pháp thành lập năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Bác sĩ Alexandre Yersin. Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội [École Professionelle de Hanoi] do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội [École d’Aministration de Hanoi] năm 1897, Trường Công chính [École des Travaux Publics] năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở Việt Nam.[2]

Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908.[2]

Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập Trường Y Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ.[2]

Cho tới năm 1914, trường đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh.[2]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòaSửa đổi

Trường Y khoa nguyên thủy đặt tại đường Lê Thánh Tông, và đằng sau trường là bệnh viện thực hành nay mang tên Bệnh viện 108. Năm 1945, Trường đổi tên thành Trường Đại học Y Dược Hà Nội.

Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo trình đổi theo mô hình giáo dục Liên Xô. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, trường theo đuổi học tập chính trị qua những đợt chỉnh huấn, tham gia "học tập công nông". Năm 1958, 1/6 thời giờ học trình dành cho việc học tập chính trị. Từ sáu năm học, học trình rút xuống còn bốn năm nhưng đến năm 1962 thì trở lại chương trình sáu năm vì phẩm chất kém. Tuy nhiên, 12% thời giờ vẫn là học chính trị và khi tốt nghiệp sinh viên không trình luận án mà thi hai phần: chuyên môn và chính trị để ra trường.[3]

Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và lấy khuôn viên này, Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng và ở đó cho đến nay, cạnh Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại, nó cũng có cơ quan nằm trong Bệnh viện Việt Đức.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt NamSửa đổi

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở thực nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội, đã được đưa vào hoạt động năm 2007.

Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hoá, đây là viện quốc gia do Bộ Y tế thành lập theo quyết định 1368/QĐ–BYT ngày 27/4/2010. Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hoá.

Nhà trường đã kỷ niệm 110 năm thành lập vào năm 2012.

Ngày 15 tháng 12 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, có địa chỉ tại Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa.

Cơ sởSửa đổi

Cơ sở Hà NộiSửa đổi

Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở Thanh HóaSửa đổi

Phố Quang Trung 3 – Phường Đông Vệ – TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh viện Đại học Y Hà NộiSửa đổi

Số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Đội ngũ cán bộSửa đổi

Gồm có hơn 1000 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: 711 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học [trong đó có 154 Giáo sư Phó giáo sư, 80 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học] và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương [Bạch Mai, Nhi trung ương, Việt Đức,...] làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnh viện.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ:[4] Hồ Đắc Di [1945–1976], Nguyễn Trinh Cơ [1976–1983], Nguyễn Năng An [1983–1985], Hoàng Đình Cầu [1985–1988], Nguyễn Thụ [1988–1993], Tôn Thất Bách [1993–2003], Nguyễn Lân Việt [2003–2007], Nguyễn Đức Hinh [2008–2018], Tạ Thành Văn, Đoàn Quốc Hưng [phụ trách] [2018 - 2021], Nguyễn Hữu Tú [từ tháng 11/2021 - nay].

Đào tạo đại họcSửa đổi

  • Bác sĩ đa khoa
  • Bác sĩ Y học cổ truyền
  • Bác sĩ RHM
  • Bác sĩ Y học dự phòng
  • Cử nhân Kỹ thuật Y Học [Xét Nghiệm Y Học]
  • Cử nhân điều dưỡng [và hệ cử nhân điêu dưỡng tiên tiến]
  • Cử nhân YTCC
  • Cử nhân dinh dưỡng
  • Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa

Thành tích và hợp tácSửa đổi

  • Tính đến năm 2007, trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính quy, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học.
  • Trường phát triển những mũi nhọn của y học chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng... một mặt phát triển những nghiên cứu của sức khoẻ cộng đồng, mở rộng hợp tác đa phương với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Úc, Indonesia, Nhật Bản... để du nhập công nghệ mới.
  • Trường Đại học Y trong thời chiến đã cung cấp đầy đủ số lượng bác sĩ cho các mặt trận và các vùng tự do. Những bác sĩ tốt nghiệp trong giai đoạn này, sau này đều trở thành lực lượng nòng cốt của nền y học Việt Nam.
  • Cán bộ: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với làn sóng rời nước của viên chức Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, nhiều người đã vào Sài Gòn để đảm nhiệm chức vụ quản lý và giảng dạy tại trường này.

Hướng nghiên cứuSửa đổi

  • Nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ mới, các kỹ thuật nuôi cấy, bảo quản mô phôi và tế bào, ưu tiên cho tế bào gốc để phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng.
  • Nghiên cứu ứng dụng y sinh học phân tử vào chẩn đoán và điều trị.
  • Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sinh học, bán tổng hợp và tổng hợp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng với các bước khác nhau.
  • Nghiên cứu các giải pháp phát hiện bệnh sớm, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Thực hiện các mũi nhọn khoa học công nghệ của Nhà nước và ngành trên cơ sở phục vụ cộng đồng, xã hội nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu lĩnh vực y sinh học phân tử và một số bệnh di truyền, chuyển hóa, nội tiết [đái tháo đường...] và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần...

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c d e f “Công khai cơ sở dữ liệu Đào tạo của Nhà trường năm 2016”.
  2. ^ a b c d “Đại học Đông Dương: Nền móng của giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam”. Tạp chí Hoạt động Khoa học. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ "Trăm năm dạy ứng xử nghề nghiệp ở đại học Y Hà Nội"
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Trường Đại học Y Hà Nội


Video liên quan

Chủ Đề