Hòa ca nghĩa là gì

Qua Tết ông Táo, trời rét đậm, nhưng tại Chùa Thánh Long hôm ấy vẫn đông người đến dự buổi gặp mặt, trao quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS, lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh... và hàng trăm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cùng người thân của các em, một số em còn được đưa đến bởi các cán bộ của trạm y tế và trung tâm y tế huyện. Sau những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do chính các em biểu diễn, những bài phát biểu ngắn gọn của lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Đại đức trụ trì Chùa Thánh Long là đến phần tặng quà. Không gian như trở lên ấm hơn vì những tấm chăn mới được trao tặng đến các em và phần quà tết bao gồm bánh, mứt, kẹo và đặc biệt là 300 tấm bánh chưng do Cục Phòng chống HIV/AIDS trực tiếp mang về từ Hà Nội. Những gương mặt trẻ em hớn hở, vui vẻ vì được tặng quà nhưng đâu đó vẫn có ánh mắt tư lự, e ngại của những em bé nhạy cảm trước tuổi.

Với mong muốn những người nhiễm và những người đang bị ảnh hưởng trực tiếp HIV/AIDS được đón Tết vui vẻ, đầy đủ hơn, từ nhiều năm nay, ngành Y tế và các ban, ngành, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh luôn dành thời gian đến thăm và tặng quà những gia đình có người nhiễm HIV/AIDS trong dịp Tết. Buổi gặp gỡ, tặng quà đông đủ, ấm áp dành riêng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS lần đầu tiên được tổ chức vào Tết Mậu Tý năm 2008. Từ đó đến nay, mỗi năm vào dịp tết, những buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa đó lại được tổ chức. Tết Mậu Tý 2008, Cục Phòng chống HIV/AIDS tặng 300 suất quà, Chùa Thánh Long tặng 50 chăn mùa đông cho các em. Từ năm 2009 đến năm 2012, ngành Y tế, các ngành liên quan, các dự án phòng chống HIV/AIDS đều dành tặng từ 200-300 suất quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Theo kế hoạch, Tết Quý Tỵ 2013 có 200 suất quà dành cho các em. Những gói quà bao gồm: gạo, bánh chưng, mứt kẹo, chăn ấm và tiền mừng tuổi... Phần quà tuy không lớn, song cũng đủ làm ấm lòng và làm những cái Tết của các em thêm đủ đầy, ý nghĩa.

Đưa cháu ngoại từ Tiền Hải lên nhận quà vào Tết Nhâm Thìn 2012, ông Nguyễn Văn Hữu(*) tâm sự: Con rể ông đã mất 5 năm trước, bé Long (8 tuổi) cháu ngoại ông bị lây nhiễm HIV/AIDS từ bố mẹ. Hiện Long đang ở với ông bà ngoại vì mẹ phải đi làm xa. Đã là những ngày giáp Tết, nhưng mẹ em vẫn chưa về nên việc đưa em đến buổi gặp mặt này lại dành cho ông ngoại. Tuổi cao, trời rét, hai ông cháu bắt xe buýt lên Thành phố Thái Bình. Được nhận quà, tiền mừng tuổi, Long rất vui. Gia cảnh chị Hoàng Thị Hiền(*) lại khác. Chồng đã mất vì AIDS, Hiền cũng bị lây nhiễm HIV/AIDS từ chồng. Niềm an ủi lớn nhất đối với cô là con gái 6 tuổi không bị lây nhiễm từ bố mẹ. Hơn 30 km từ Thái Thụy lên Thành phố không phải là quá xa nhưng cũng không quá gần trong tiết trời rét lạnh, song chuyến đi nhận quà này cũng là mang đến cho con chị một niềm vui khi Tết sắp đến. Khác với ông Hữu và chị Hiền, anh Phạm Văn Tân(*) (Đông Hưng) vừa kịp từ Quảng Ninh về để đưa con đến tham dự buổi gặp mặt. Anh Tân cho biết mấy năm nay anh đã quen với những buổi gặp mặt dành cho trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV/AIDS trong dịp Tết. Cả năm đi làm xa, anh luôn cố gắng về sớm hơn để đưa con đi bởi theo anh đó là một trong những niềm vui nho nhỏ có thể bù đắp cho con vì những sai lầm và nông nổi của mình trong quá khứ.

Dành tình thương mến, chia sẻ với những trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao nhiêu thì càng thêm trân trọng những người luôn sát cánh, nâng đỡ các em. Người gắn bó và chưa năm nào không dự và trực tiếp trao quà cho trẻ em trong những buổi gặp mặt này là bác sỹ Phạm Gia Lai, Phó Giám đốc Sở Y tế. Bác sỹ Phạm Gia Lai tâm sự: Ngành Y tế luôn cố gắng phối hợp với các ngành, đơn vị, cá nhân để dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Gắn bó và quá trở nên gần gũi với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, niềm vui của ông là được nhìn thấy nụ cười, sự tự tin, hồn nhiên của các em có hoàn cảnh đặc biệt này. Song bên cạnh niềm vui cũng có nhiều trăn trở, suy ngẫm. Hơn hết vẫn là phải làm gì để không có thêm những trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV/AIDS nữa.

Tết lại về. Theo quan niệm của người ViệtNamon>, trong những ngày vui, ngày hội ngộ, ngày Tết, mọi người tránh nhắc đến chuyện buồn. Nhưng, có khi trong bản hòa ca rộn rã, một nốt trầm sẽ làm chính bản hòa ca ấy càng trở nên sâu lắng và da diết hơn. Khi ngồi viết những dòng này, hiện lên trong tâm trí tôi là hình ảnh người ông ngoại, một tay xách nặng túi quà Tết, một tay dắt cháu đứng chờ xe buýt. Tôi khóc và tôi tin, có những giọt nước mắt không phải là yếu mềm, bi lụy, mà để hiểu thêm rằng cuộc đời này cần được yêu thương và chia sẻ nhiều hơn...

Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ hòa ca trong tiếng Nhật. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ hòa ca tiếng Nhật nghĩa là gì.

* n - わか - 「和歌」

Xem từ điển Nhật Việt

Tóm lại nội dung ý nghĩa của hòa ca trong tiếng Nhật

* n - わか - 「和歌」

Đây là cách dùng hòa ca tiếng Nhật. Đây là một thuật ngữ Tiếng Nhật chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2023.

Cùng học tiếng Nhật

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ hòa ca trong tiếng Nhật là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.