Hoa giấy giâm cành bao lâu thì ra rễ

Những cành hoa giấy được dâm 1 tháng 22 ngày. Hôm nay mình sẽ kiểm tra tình trạng ra giễ của cây xem sao để khi nào có thể trồng được. Cám ơn các bạn đã xem video Đăng ký kênh miễn phí tại đây: Những video được xem nhiều nhất không thể bỏ qua: 1. Chia sẻ Cách chăm sóc hoa giấy ra hoa quanh năm: 2. Rất ít người biết điều này: Giâm cành hoa hồng nhờ nha đam hiệu quả bất ngờ: 3. Bí quyết để hoa hồng luôn xanh tốt : 4. Bí quyết giâm cành hoa hồng dễ dang [How to Grow Roses from Cuttings Easy]: 5. Nhân giống hoa giấy bằng phương pháp giâm cành tỷ lệ sống trên 90%: 6. Bí quyết để cây hồng phát triển là đây: Chôn trứng xuống đất : 7. Hướng dẫn tạo một cây hoa hồng đẹp, tăng giá trị nhiều lần- hồng dáng tree [thân gỗ]: 8. Tại sao cây hoa giấy không ra hoa?/Why bougainvillea not blooming?: 9. Nhát cắt quyết định cho hoa giấy ra hoa [The deciding excision make bougainvillaea to bloom]:

10. 5 bước để hồng đào cổ cực sai hoa:

Trang chủ » Nhân Giống » Kỹ thuật giâm cành Hoa giấy nhanh ra rễ và đâm chồi không cần thuốc kích thích

Hoa giấy là một giống hoa đẹp, nếu bạn biết cách trồng và chăm sóc thì cây sẽ cho hoa quanh năm và có dáng thế tuyệt đẹp.

Để có thể nhân giống và phát triển loài hoa này, người ta thường áp dụng ba cách là chiết, giâm cành và ghép mắt. Những người làm vườn có nhiều năm trong lĩnh vực này đã chia sẻ kinh nghiệm nhân giống và tạo ra hoa giấy nhiều màu bằng cách giâm cành.

Đây là phương pháp vừa dễ làm, nhanh chóng, tiện lợi lại cho hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật giâm cành hoa giấy không cần dùng thuốc kích thích mà vẫn phát triển mạnh.

Cách giâm cành hoa giấy đơn giản

1. Chuẩn bị đất

Đất để giâm cành hoa giấy không có yêu cầu đặc biệt, chúng chỉ đóng vai trò giữ ẩm và duy trì nhiệt độ ổn định để tạo môi trường cho cành hoa giấy mọc rễ và đâm chồi. Do đó bạn dùng đất gì cũng được, không quan trọng.

Thông thường, người ta dùng cát để giâm, có người trộn cát với phân hữu cơ, lại có người chỉ dùng mình xơ dừa… rồi cho vào một cái chậu có lỗ thoát nước ở đáy để giâm.

2. Chuẩn bị cành giâm

Cần chọn những cành già, càng già thì khả năng phát triển tốt càng cao. Kích thước cành to nhỏ tùy nhu cầu từng người.

Loại bỏ toàn bộ lá, cắt thành từng khúc dài bằng gang tay.

Tiến hành cắt vát phần vỏ ở phía gốc cành, phần ngọn thì cắt xéo.

Mục đích của cắt vát phần gốc là để loại bỏ chỗ vỏ bị dập nát, nếu giữ nguyên phần dập nát để giâm thì rễ sẽ rất khó mọc. Còn phần ngọn cành cần cắt xéo là hạn chế đọng nước khi tưới.

3. Cách giâm cành hoa giấy

Bây giờ mang những cành đó cắm vào chậu để giâm, bạn có thể cắm thẳng hoặc nghiêng tùy ý. Tuy nhiên mình thích cắm nghiêng hơn, vì như vậy sẽ giúp tạo thế đẹp hơn.

Chú ý: Phải cắm phần gốc xuống dưới đất sâu 5-8 phân. Nếu cắm phần ngọn thì cây sẽ mọc ngược và dễ chết.

Có thể phân biệt gốc và ngọn bằng cách quan sát chỗ mắt, thấy có gai ở trên tương ứng phía ngọn và mầm ở dưới tương ứng phía gốc.

Sau khi cắm, ném chặt đất quanh cành, tưới đẫm nước, rồi đặt chậu tại nơi có bóng mát như dưới tán cây lớn chẳng hạn.

Bạn nên dùng túi nilong hoặc cái bình nhựa trùm lên chậu. Lớp ni lông bao quanh sẽ giúp tạo hiệu ứng như một nhà kín tí hon, có khả năng giữ lại độ ẩm bên trong.

Chỉ trong khoảng thời gian vài tuần, độ ẩm cao sẽ giúp cho cây bắt đầu mọc lên.

Cách chăm sóc sau khi giâm cành

Để cành hoa giấy nhanh ra rễ và đâm chồi thì chúng ta cũng cần chú ý một số lưu ý trong quá trình chăm sóc như sau:

Vị trí đặt: Nơi thoáng mát có ánh sáng nhẹ như dưới tán cây lớn là ưu tiên nhất vì ở có nhiệt độ ổn định.

Ánh sáng và nhiệt độ: Sau 1 tuần giâm, cành sẽ bắt đầu đâm chồi, bạn có thể mang chậu ra phơi nắng buổi sáng và chiều để chúng phát triển nhanh hơn.

Tưới nước: Duy trì tưới nước 1 lần mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát đủ để duy trì độ ẩm cho đất. Khi tưới không được gây tác động lên cành và không tưới quá đẫm để không gây ảnh hưởng tới quá trình ra rễ.

Trồng: Khi chúng đã phát triển cứng cáp, bạn có thể mang ra trồng. Nhưng lưu ý, khi tách cành ra khỏi chậu giâm thì không được nhổ thẳng, mà phải tách cả bầu, sau đó mới gỡ dần đất ra để không làm ảnh hưởng tới rễ.

Chú ý: Trong thời gian giâm, không được đụng chạm hay tác động vào cành hoặc làm lỏng gốc, sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình ra rễ của nó.

Kinh nghiệm giâm cành hoa giấy của chuyên gia

Cách giâm cành hoa giấy thông thường là cắt từng khúc ngắn. Tuy nhiên, với dân chuyên chơi cảnh có kinh nghiệm thì họ chọn những cành cỡ lớn, có nhiều nhánh và có thế đẹp ngay từ đầu để giâm. Như vậy sau này ra cây sẽ rất đẹp và có giá trị.

Cành hoa giấy thế hoành chia sẻ bởi chủ kênh Youtube BONSAI VÀ LÀM VƯỜN.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách giâm cành hoa giấy cũng như là những kỹ thuật, cách chăm sóc cành sau khi giâm để đạt được hiệu quả cao nhất rồi.

Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây hoa giấy đầy màu sắc, nở hoa rực rỡ bằng phương pháp giâm cành hoa giấy mà Fao hướng dẫn trong bài viết ngày hôm nay  nhé. Chúc các bạn thành công!

Hình ảnh bài viết cung cấp bởi kênh Youtube Nhà và Vườn


NHẬP "TỪ KHÓA" BẠN CẦN TÌM KIẾM

Bạn có muốn hiên nhà mình được bao phủ bởi màu tím nhẹ dịu của những cánh hoa giấy không? Tuy nhiên việc nhân giống chúng thì lại không hề dễ dàng, chính vì vậy, chúng tôi muốn đề xuất cho bạn cách giâm cành hoa giấy vô cùng hiệu quả ngay sau đây!

Đặc điểm

Cành có gai, lá mềm và hoa không nhiều, hình nón màu trắng. Trên thực tế, chính các lá bắc [lá đã biến đổi] bao quanh hoa giấy tạo nên một khung cảnh đẹp. Chúng cũng dùng để trang trí.

Loại cây: cây bụi 

Kích thước: có thể cao đến 5m

Ra hoa: vào mùa xuân và mùa hè, thưa thớt hơn vào mùa thu.

Ánh sáng: ánh nắng đầy đủ

Đất: màu mỡ và thoát nước tốt

Trồng: vào tất cả các mùa

Nhân giống: giâm cành

Tưới nước: nhiều trong mùa sinh trưởng

Tính chống chịu: khả năng chống chịu kém ở nhiệt độ từ  -5 đến -10°C

Điều kiện trồng cây

Hoa giấy là một loại cây bụi với thân cây dài, khi nó leo giàn, sẽ tạo ra một cảnh sắc rất bắt mắt. Chúng ta có thể trồng nó trong các chậu lớn hoặc thùng chứa.

Hoa giấy sống tốt ở đất thịt nhẹ, phù sa, nhưng vẫn khá màu mỡ. Nó cần có ánh nắng mặt trời để sinh trưởng tốt.

Để khuyến khích sự phát triển của hoa giấy, hãy tưới nước cho nó trong vài năm đầu.

Sau đó, hạn chế tưới nước vì khả năng chịu được khô hạn của nó khá tốt, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự ra hoa.

Có thể cắt tỉa vào tháng 2 để làm sạch và thông thoáng cho tán lá.

Đặt nó vào chậu trong đất có nhiều than bùn. Loại cây này nhạy cảm với sự thiếu hụt sắt và magie [gây ra bệnh úa]. 

Trồng cây

Trồng cây xuống đất vào mùa xuân. Hoa giấy ưa đất chua [pH nhỏ hơn hoặc bằng 6,5], ánh sáng và thoát nước tốt. Trộn một lượng phân hữu cơ và phân chuồng vào hố trồng.

Tưới nước

Loại cây này, có khả năng chịu hạn khi được trồng ngoài trời. Cây ưa tưới nhiều nước trong tất các mùa xuân, mùa thu nếu nó được trồng trong chậu hoặc hàng hiên. Còn mùa hè, hãy đợi bề mặt đất trong chậu khô rồi mới tưới

Tưới bằng nước sạch, không chứa tạp chất, ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước mưa đã để vài ngày. Vài giờ sau khi tưới nước hoặc sau khi mưa to, cần chú ý không để nước đọng trong chậu.

Nên xem:   Phòng trị cho cây mai vàng nhiễm bệnh khô cành do nấm gây hại

Vào mùa đông, giảm lượng nước tưới để đánh dấu khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết và để kích thích sự hình thành nụ hoa.

Bạn cần biết rằng các chồi sẽ dễ dàng ra hoa trong điều kiện độ dài của ngày phải bằng độ dài của đêm.

Phân bón

Bón phân hữu cơ lỏng loại phân geranium [phân phong lữ] sẽ có lợi cho cây cối tươi tốt và ra hoa nhiều.

Hoa giấy sẽ ra hoa rực rỡ nếu có điều kiện phát triển tốt và có đầy đủ ánh sáng. Đối với cây trồng trong chậu, hãy lên kế hoạch bổ sung phân bón thường xuyên từ mùa xuân cho đến cuối mùa hè. 

Chăm sóc

Cách chăm sóc này chỉ áp dụng cho cây hoa giấy trồng dưới mái che trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12. Khoảng thời gian này, hãy ngừng bón phân, thay vào đó là tưới nước một cách dần dần.

Thay chậu vào cuối mùa đông. Hoa giấy phát triển tốt trong một chậu tương đối nhỏ, khi đó rễ của nó bị hạn chế về mặt không gian. Khi cây đủ lớn, hãy chuyển nó sang một chậu khác, lớn hơn một cỡ so với chậu ban đầu. Sử dụng bầu đất thông thường không có nhiều rêu than bùn, quá nhiều than bùn có thể dẫn đến thối rễ. Bất kỳ chậu/ thùng nào dùng để trồng hoa giấy đều phải có ít nhất một lỗ thoát nước. 

Sâu bệnh

Tránh đặt cây hoa ở nơi có nhiều mái che, nếu cần có thể cắt tỉa để thông quá cho các tán lá.

Các loài côn trùng [rệp, sâu, nhện đỏ] đôi khi cũng tấn công tán lá. Phun sương lên các tán lá như một biện pháp phòng ngừa hoặc có thể thả thiên địch [là các loài động vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, ví dụ chim sâu, bọ rùa…].

Cắt tỉa 

Thân cây hoa giấy phải được leo giàn hoặc đặt cọc. Trên giàn, uốn cành theo chiều ngang, giữ bằng dây buộc mềm.

Tỉa các cành thứ cấp vào tháng 11 hoặc tháng 2, chỉ giữ lại hai hoặc ba mắt và loại bỏ bớt  những cành nhỏ.

Giâm cành hoa giấy

Giâm cành hoa giấy được thực hành trong điều kiện nhiệt độ thấp, dưới mái che. Vào mùa xuân, lấy những cành thứ cấp dài khoảng 15cm.

Tiến đến, nhúng phần đầu đã cắt vào chất kích thích ra rễ, sau đó đặt chúng vào hỗn hợp đã được làm ẩm gồm đất và đá trân châu [hầu hết các hỗn hợp đất bầu đều chứa đá trân châu]. Đậy trong một túi nhựa trong suốt và đặt trong bóng râm một phần.

Điều kiện nhân giống tốt nhất là đặt nó ở trong môi trường có nhiệt độ khoảng 22-23°C và có ánh sáng. Nếu điều kiện thuận lợi, rễ có thể hình thành trong khoảng tám tuần. Như vậy, sự ra rễ của chúng tương đối chậm.

Nên xem:   Phương pháp đánh bầu đào lên chậu mà không bị chết

Hoa giấy có thể phát triển đến 1.8m trong một mùa. Vào đầu mùa xuân, những chồi quá dài nên được cắt tỉa [cắt bớt để chỉ để lại 2-3 chồi phát triển trên mỗi cành]. Thông thường, vào mùa đông hoa giấy sẽ rụng lá trong một khoảng thời gian ngắn.

Để trồng và nhân giống thành công hoa giấy không phải là điều dễ dàng, bạn có thể tham khảo quy trình dưới đây:

Cắt một nhánh từ thân cây mẹ

 Cắt một thân cây trưởng thành có chiều dài từ 15–20cm. 

Sử dụng một cái kéo cắt tỉa sắc bén để cắt phần dưới của thân cây ở góc 45 độ. Cách cắt này sẽ làm gia tăng diện tích bề mặt ở phần gốc, cho phép nó hấp thụ nhiều độ ẩm và chất dinh dưỡng hơn từ đất trồng.Chọn lấy phần khỏe mạnh, không có dấu hiệu nhiễm bệnh. 

Vết cắt phải có ít nhất 7 mắt trên đó để tạo ra cây khỏe mạnh.

Mang găng tay làm vườn và kính bảo vệ mắt khi bạn cắt.

Hãy lấy phần cứng cáp, trưởng thành hơn là những phần vẫn còn non.

Thời điểm tốt nhất để giâm cành hoa giấy là cuối mùa xuân đến giữa mùa hè, khi đó cây phát triển nhanh.

Việc giâm cành khá khó nên bạn có thể cân nhắc việc giâm cành hoa giấy nhiều lần nếu lần đầu tiên không thành công. 

Khử trùng dụng cụ làm vườn bằng cồn trước và sau khi cắt.

Tỉa lá

Cắt bỏ tất cả hoa, lá, các nhánh nhỏ và những phần vẫn còn xanh, vì chúng ít có khả năng sống sót khi trồng.

Đảm bảo rằng bạn loại bỏ ít nhất một nửa số lá khỏi thân cây. Nếu bạn chưa định trồng hoa giấy ngay lập tức, hãy bọc cành giâm vào khăn giấy ẩm và bảo quản chúng trong tủ lạnh trong một túi nhựa kín. Điều này sẽ giúp chúng không bị khô trong 1-2 tuần.

Nhúng phần đầu đã cắt vào chất kích thích tạo rễ

Chất kích thích tạo rễ này bạn có thể dễ dàng tìm mua trên thị trường.

Trồng cây

Đổ đất vào thùng nhỏ có thể thoát nước

Hãy mua loại đất trồng được thiết kế đặc biệt để nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp đất bầu, phân hữu cơ làm vườn và cát. Đổ đất sao cho còn chừa khoảng 1cm ở trên cùng của thùng để tưới nước. 

Khi sử dụng đất đóng gói, hãy cân nhắc trộn thêm đá trân châu hoặc đá mạt làm vườn để thúc đẩy việc thoát nước.

Bạn sẽ chỉ chăm sóc cây hoa giấy của mình trong thùng này cho đến khi nó bén rễ, vì vậy một chậu nhỏ có đường kính khoảng 6–8cm là thích hợp.

Đặt cành giâm xuống dưới đất 

Với độ sâu khoảng 4–5cm để đảm bảo rằng nó được giữ chắc chắn. 

Chèn thân cây vào một lỗ nhỏ dưới đất có thể giúp nhiều mắt hiện có mọc thành rễ. Mỗi cành giâm sẽ được đặt vào một chậu để có nhiều không gian phát triển.

Tưới nước khi cành giâm mới được trồng

Sử dụng đủ nước để làm ẩm bề mặt đất nhưng không làm đất bị ngập nước. Mặc khác, nếu đất quá ẩm có thể ức chế quá trình ra rễ, hoặc thậm chí dẫn đến các biến chứng có hại hơn như thối rữa hoặc bệnh nấm.

Dùng túi ni lông bọc cả chậu lẫn cành giâm lại. 

Lớp ni lông bao quanh sẽ tạo ra một nhà kính thu nhỏ và để giữ ẩm. Chỉ trong vài tuần, độ ẩm dồi dào sẽ giúp cây bắt đầu tự phát triển. Sau khi che xong, hãy chọn một nơi râm mát trong nhà, tránh xa nguồn nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nên xem:   Các chất kích thích ra rễ và sinh trưởng cho cây mai vàng

Sau khoảng 6-10 tuần, cành giâm sẽ bén rễ

Bạn sẽ biết cành giâm đã bén rễ hay chưa khi nhìn thấy những chiếc lá nhỏ màu xanh bắt đầu hình thành dọc theo thân cây. Trong thời gian chờ đợi, tránh bỏ túi ra. Làm như vậy có thể ức chế quá trình tạo rễ. 

Trong hầu hết các trường hợp, tốt hơn là bạn nên đợi cho đến khi nhiều nhánh mầm bắt đầu xuất hiện dọc theo thân cây. Sau đó hãy nhổ bớt chúng đi.

Chuyển sang chậu lớn hơn

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu cho thấy cành giâm vẫn đang tiếp tục ra rễ và phát triển là sự xuất hiện của 4-6 lá

Quá trình này có thể mất từ ​​3-6 tháng, tùy thuộc vào tình trạng của vết cắt và điều kiện đất. 

Một khi thân cây bắt đầu ra lá trở lại, sẽ tốt hơn khi đặt chúng vào thùng lớn hơn hoặc trồng vào vườn của bạn. Không cần tưới nước vào cành giâm như cách bạn tưới cây con, vì rễ chưa phát triển hoàn toàn.

Ánh sáng

Di chuyển cây ra nơi có đầy đủ ánh nắng.

Hầu hết những người làm vườn lâu năm đều khuyên bạn nên thực hiện giai đoạn “làm cứng cây” kéo dài ít nhất 2 tuần. Để làm điều này, chỉ cần di chuyển cây đến khu vực có ánh sáng mặt trời trực tiếp. 

Nhiệt độ

18–24 ° C là nhiệt độ lý tưởng cho cây 

Trong giai đoạn này, đây là nhiệt độ thích hợp. Bạn nên mang nó vào trong nhà lúc nhiệt độ lên cao nhất vào buổi chiều và sau khi mặt trời lặn. 

Nhiệt độ dao động nhanh cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nó.

Thực hiện

Nhổ cây và trồng nó vào nơi mà bạn muốn

Gõ nhẹ vào bên ngoài của bầu rễ để nhẹ nhàng làm bong đất đã nén chặt. Sau đó, đặt cẩn thận toàn bộ chậu lên lòng bàn tay, giữ chặt phần cắt giữa các ngón tay rồi nhấc lên nhẹ nhàng. Thùng/ chậu của bạn phải lớn hơn ít nhất gấp đôi so với hệ thống rễ đang phát triển để rễ có thể lan rộng.

Trang trí 

Bạn có thể dùng để trang trí mặt tiền của ngôi nhà hoặc hàng rào. Trước hiên nhà, hãy trồng trực tiếp vào mặt đất hoặc trong thùng, dựa vào tường nhiều nắng. Trong nơi có mái che chắn, đảm bảo nhiệt độ ít nhất từ 8 đến 10°C vào mùa đông. 

Theo: Ngọc Lan

Video liên quan

Chủ Đề