Làm sao để hồng ra hoa

Cách chăm sóc hoa hồng nhanh ra hoa đầu tiên bạn cần phải biết cách bón phân sao cho đúng cách. Nếu thấy hoa hồng có những biểu hiện kém phát triển, bạn nên kết hợp với phân bón gốc và lá để cây có đủ chất dinh dưỡng. Khi bón phân cho hoa hồng bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý dưới đây:

  • Nếu thấy cây hoa hồng có các nhánh mập mạp và màu đỏ tía đậm, có nghĩa cây đã đủ chất dinh dưỡng. 

  • Còn nếu hoa hồng không có biểu hiện như trên có nghĩa là đang thiếu chất dinh dưỡng và cần được cung cấp đầy đủ. Lúc này bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng và bón phân cho hoa hồng để cây phát triển và cho bông to.

Việc tỉa cành thường xuyên cũng là cách giúp cho hoa hồng có nhiều dinh dưỡng và giúp hoa nở to đẹp hơn. Bạn có thể tỉa bỏ những lá hoặc cành bị sâu ăn, héo hay già úa đi để tập trung chất dinh dưỡng. Việc bấm tỉa cho hoa hồng giúp cho các bộ phận thiếu dưỡng chất được cung cấp đầy đủ và hoa nở bông to. 

Cách chăm sóc hoa hồng nhanh ra hoa và nở to, bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý sau:

  • Bón phân NPK cho hoa hồng trước khi tiến hành cắt cành trước khoảng 3 ngày. 

  • Khi cắt bỏ cành hãy bón phân và cách 4 ngày phun thuốc dưỡng rễ, chồi tới khi lên chồi đỏ. 

  • Phun Kali sữa để dưỡng cho hoa hồng có bông to. 

Chăm sóc hoa hồng bạn cũng nên lưu ý tới thời gian cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển đều để phát triển. Nên bón phân theo đúng từng giai đoạn phát triển của hoa hồng. Cung cấp đủ lượng phân bón cần thiết, không thiếu và không thừa. Việc cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng có vai trò quyết định tới sự bật mầm, chồi và chất lượng hoa. Vì vậy, nếu thấy hoa hồng có lá màu xanh nhạt và cây gầy, cao bạn nên bổ sung phân bón lá và gốc theo định kỳ 1 lần/tháng. 

Tưới nước đúng cách cũng là cách chăm sóc hoa hồng nhanh ra hoa, cánh dày đẹp mà bạn nên lưu ý. Tưới nước cho hoa hồng còn tùy theo từng cách trồng. Cụ thể như sau: 

  • Đối với hoa hồng trồng dưới đất: Bạn nên tưới 2 lần mỗi ngày và tránh tưới vào trời trưa nắng gắt. 

  • Hoa hồng trồng trong chậu: Tưới 1 lần/ngày, hạn chế tưới cây vào buổi tối sẽ dễ bị nấm. Thời điểm lý tưởng nhất để tưới hoa hồng khi trồng trong chậu là sáng sớm. 

Lưu ý, nên dùng bình tưới phun sương để cây hấp thụ nước từ từ. Không nên tưới trực tiếp với lực mạnh sẽ khiến hoa hồng dễ bị tổn thương.

Chăm sóc hoa hồng ra hoa to và đẹp bạn cũng cần chú ý tới yếu tố nhiệt độ và ánh sáng. Hoa hồng là loại cây ưa ánh sáng, vì vậy nếu trồng ở vị trí có đủ ánh sáng cây sẽ phát triển tốt và chống sâu bệnh. Hơn thế, ánh sáng giúp hoa hồng nở to và rực rỡ nhất. Vì vậy, khi trồng hoa hồng bạn nên chọn địa điểm có nhiều ánh sáng tự nhiên nhé.

Hy vọng với hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng nhanh ra hoa đẹp, to và dày cánh ở trên sẽ giúp bạn sở hữu những vườn hồng đẹp rực rỡ nhé. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất từ Cleanipedia để cập nhật cho mình những mẹo hay khi chăm sóc hoa hồng nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Đối với hồng leo nên trồng ở lối ra vào hoặc cổng nhà. Còn hồng bụi có thể trồng ở sau vườn hoặc cạnh hồ.

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho hoa hồng là bạn nên chọn giống có khả năng kháng bệnh.

Hoa hồng thích hợp phát triển trên đất có khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và có chứa lượng mùn cao.

Xuất bản lần đầu 1 tháng 3 năm 2022

Bạn đã bao giờ trồng và chăm sóc rất chu đáo, bón phân tưới nước đầy đủ cây hồng rất xanh tốt, sung sức nhưng không thấy chúng ra hoa chưa? Chỉ cần lưu ý những cách chăm sóc hoa hồng sau bạn sẽ có những cây hoa như ý.

  • Hướng dẫn các mẹ trồng húng chanh trị ho hiệu quả cho bé
  • 15 loại cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí cực chuẩn
  • Trồng xà lách tươi xanh trong nhà phố không hề khó
  • 8 loại rau củ quả bạn có thể “tái sử dụng” sau khi thu hoạch
  • 7 lời khuyên hữu ích khi tạo không gian xanh cho nhà phố

Hoa hồng thuộc cây thân gỗ bụi lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu. Là loài hoa rất đẹp và cực quyến rũ nhưng hoa hồng lại là một giống cây rất dễ bị sâu bệnh. Dưới đây là một vài cách hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng khá đơn giản nhưng bạn sẽ có được một vườn hồng như ý.


Chăm sóc hoa hồng


Vị trí: Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.




Tưới nước: Nếu trồng dưới đất vườn bạn cần tưới mỗi ngày 1 lần, trồng trong chậu thì mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hại cây, vàng lá và rụng lá. Bạn hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.


Dinh dưỡng:


Dinh dưỡng: Rất quan trọng trong việc quyết định cây hồng của bạn có ra nhiều hoa hay không, hoa có to và rực rỡ hay không đặc biệt là khi bạn trồng hoa hồng trong chậu. Bạn quan sát nhánh mới ra nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.


Đất trồng: Bạn nên thay đất trồng mỗi năm 1 lần.


Phân bón: Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần.


Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.


Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.


Cắt tỉa cành:


Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa.



Sau khi hoa tàn, cần cắt bỏ phần bông hoa và cắt thêm 1 mắt nữa để kích thích cây ra mầm mới.


Sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa hồng


Rệp:Nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 70-80% tạo điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển nhanh nhất trong năm. Rệp có mầu xanh nhạt hoặc đỏ, xám. Rệp tập trung ở ngọn, mầm non và nụ hoa. Thay vì dùng thuốc diệt rệp, bạn nên làm cách rất đơn giản như sau: dùng một miếng bông, thấm nước và nhẹ ốp miếng bông vào ngọn cây có rệp, rệp sẽ bám dính vào miếng bông. Bạn làm liên tục 3-5 ngày là sạch bóng rệp nhé. Nếu nhiều bạn có thể dùng thuốc Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal.





Rệp xanh thường tập trung ở mầm và nụ hoa.


Bạn dùng một miếng bông, thấm nước và nhẹ ốp miếng bông vào ngọn cây có rệp, rệp sẽ dính và rụng vào miếng bông.



Rệp dính vào miếng bông.


Nhện đỏ: cư trú ở mặt đất, chích hút dịch trong mô lá làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng, khi có dấu hiệu này bạn dùng Peganus 500 SC 7-10 hoặc Ortus 5SC.


Sâu: Sâu đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá, có thể ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc Supracide, Pegacus 500 SC, Cyperin 5EC.



Sâu thường làm tổ trên mặt lá.

Bệnh phấn trắng: Gây hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông bệnh, phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, bạn có thể dùng thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.




Đốm đen: Bệnh phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Bạn có thể dùng thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.


Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.




Chúc các bạn luôn có những bông hoa hồng rực rỡ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề