Học thạc sĩ ở Việt Nam tốn bao nhiêu tiền

Theo một số nghiên cứu sinh, chi phí để có một tấm bằng tiến sĩ ở Việt Nam tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế có khi hơn 1 tỷ đồng, ngành kém hot hơn cũng vài trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng theo một số nguồn tin giấu tên, chi phí tiến sĩ ngành kinh tế giờ đã giảm nhiều, hay nói vui là “bị phá giá” do bị cạnh tranh nhiều bởi có nhiều trường đại học được quyền chiêu sinh nghiên cứu sinh [NCS].

Nếu tính theo mức học phí qui định thì tổng chi phí cho một nghiên cứu sinh chỉ khoảng 50 triệu đồng,  bằng 1/10- 1/20 so với chi phí thực tế.

Căn cứ  thông báo về “Mức thu học phí đối với Nghiên cứu sinh và học viên Cao học năm học 2015 – 2016” do Học viện Khoa học Xã hội ban hành ngày 4/12/2015, học phí dành cho NCS  là 1.525.000 đồng/ tháng/ học viên. Như vậy, học phí 1 năm là 15.250.000 đồng/ học viên, tổng cộng 3 năm nghiên cứu là 45.750.000 đồng.

Thế nhưng, ai cũng hiểu rằng, để có được một tấm bằng tiến sĩ, đâu chỉ có học phí.

Một giảng viên một trường đại học lớn ở Hà Nội kể: “Hôm trước tôi có nói chuyện với mấy bạn ngành kinh tế. Tôi hỏi dạo này học tiến sĩ kinh tế giá cả thế nào. Họ bảo, hạ giá rồi. Từ ngày trường đại học Nông nghiệp mở đào tạo TS Kinh tế nên hạ giá chỉ vài trăm triệu khi bảo vệ thôi”.

Khi hỏi về chi phí cụ thể, một người khác làm NCS ngành kinh tế cho biết, dường như không có mức chính thức vì còn nhiều khoản chi phí khác ngoài tiền bảo vệ luận án. Thông thường, ai làm NCS mà là người của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu thì thường cố xin để trở thành đề tài cấp Bộ để bù đắp kinh phí.

Tính sơ sơ,  để trở thành tiến sĩ, theo qui định, một NCS phải có 3 chuyên đề, 2 hội thảo, 2 lần bảo vệ. Bây giờ, một cái hội thảo mở rộng đã tốn khoảng 50 triệu đồng. Chi phí của Khối Kỹ thuật còn ít, chứ khối Kinh tế thì tốn kém từ khi đi học đại học vì - theo nhiều người trong cuộc - chi phí “chạy” tốn kinh khủng. Tiến sĩ khối kỹ thuật thì chi phí ít hơn bên kinh tế nhưng để bảo vệ được phải làm thí nghiệm cũng “vỡ mặt”, nên nhiều người bỏ giữa chừng.

Học viện Khoa học Xã hội tổ chức họp báo giải đáp những thông tin gây xôn xao về chất lượng tiến sĩ cũng như thời gian bảo vệ xong một luận án tiến sĩ. Ảnh:

Quyên Quyên. 

Ngoài chi phí bảo vệ luận án,  một NCS cũng phải lo chi phí cho Hội đồng chấm luận án. Một hội đồng có 5-7 người nhân với 2 hội đồng thì đã thấy tốn kém thế nào. Đó là chưa kể luận án tiến sĩ còn phải trải qua một hội đồng phản biện kín. Nếu “đen”, có ủy viên hội đồng ở tỉnh khác thì còn phải lo kinh phí đi lại, ăn ở cho vị ủy viên đó.

Một tiến sĩ kể: “Hồi bảo vệ, có một thầy ở TP HCM, tôi phải sáng bay vào gửi luận án và kinh phí cho thầy, chiều bay ra luôn. Chưa kể phải xin ý kiến của tối thiểu 20 người nữa. Nhiều khi còn bị gợi ý thuê người chụp ảnh, mua hoa...”

Một tiến sĩ ngành xã hội học thì cho biết, chi phí cũng tốn kém, nhưng do nhà nghèo nên cố gắng tự làm lấy hết mọi việc có thể để giảm bớt chi phí. Chứ chị biết, có NCS bận rộn, họ thuê người làm luận án một phần hoặc toàn phần.

Tuy nhiên, theo một người bạn đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nếu không có học bổng  mà học ở Anh hay Mỹ thì  khoảng 1,5 tỷ- 2 tỷ/ năm, tùy trường. Thời gian học tiến sĩ ở đây trung bình 4 năm. 

Còn học ở Thụy Điển hay Đức không mất học phí, nhưng mất tiền ăn ở, bảo hiểm, chừng 500 triệu/ năm, nhưng đầu vào và đầu ra cực kỳ khắt khe. Vì thế, nếu ai  có điều kiện thì họ không chọn học  ở nơi miễn học phí.

Chi phí rẻ thì chất lượng thế nào?

“Đọc tên một số đề tài không khỏi ngao ngán cho nền khoa học nước nhà. Năm 2012 tôi từ bỏ theo tiến sĩ ngành kinh tế/ quản trị ở một cơ sở đào tạo trong nước. Đó là quyết định đúng đắn”.

Lê Ngọc Sơn

Cô bạn là tiến sĩ kinh tế kể: “Hồi tôi thi đầu vào NCS buồn cười lắm, chỉ tiêu 10 mà có 9 người thi, thế nên môn tiếng Anh được dặn là nếu không trả lời được thì phải chép lại câu hỏi để có lý do cho 5,  thế mà có ông hiệu phó ngồi sau mình còn không biết chép thế nào cứ phải chép từ bài mình ra”.

Bây giờ thì NCS không phải thi như thế nữa, mà nhà trường cho nợ đầu vào, khi nào trả xong chứng chỉ ngoại ngữ thì lấy bằng.

Giảng dạy trong một trường đại học có tiếng ở Hà Nội với những tiêu chuẩn khắt khe đối với NCS, nhưng cô bạn tôi cũng ngán ngẩm với chất lượng đầu ra của nhiều NCS. Dù trường này có chuẩn đầu ra về tiếng Anh và kỹ năng mềm [thuyết trình, làm việc nhóm, viết văn bản,...] khá khắt khe, thế nhưng học viên chỉ cần đóng 2 triệu đồng thì điểm cao ngất ngưởng, còn không thì trượt. Kỹ năng mềm cũng  tương tự, đạt điểm cao nhưng học xong chả biết gì.

Một tiến sĩ giấu tên cho biết, ở Việt Nam đào tạo tiến sĩ và cao học là khá lãi và nhiều lợi ích:

1. Học phí cao

2. Học kiểu cuối tuần và tại chức nên học viên sẵn sàng chi trả để bổi dưỡng thêm cho giảng viên

3. Đào tạo nhiều thì các thầy mới sớm là phó giáo sư [hướng dẫn 2 thạc sĩ] và giáo sư [hướng dẫn 2 tiến sĩ]

4. Người  học thì oai.


Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, du học tại một nước phát triển có chất lượng giáo dục tốt như Anh Quốc đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và mơ ước.

Bạn đang xem: Học thạc sĩ mất bao nhiêu tiền

Học thạc sĩ tại Anh được nhiều bạn quan tâm, nhưng kèm theo đó cũng là những băn khoăn về điều kiện đầu vào, thời gian và chi phí học thạc sĩ tại Anh là bao nhiêu? Bài viết này sẽ giúp giải đáp những câu hỏi đó.

Điều kiện học thạc sĩ tại Anh

Yêu cầu đầu học thạc sĩ tại Anh là gì? Sinh viên có phải thi đầu vào?

Các trường đại học ở Anh không yêu cầu phải thi đầu vào mà xét dựa trên hồ sơ của sinh viên để cấp thư mời học.

Để đăng ký học chương trình thạc sĩ tại Anh, trước tiên là bạn phải có:

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc chứng chỉ/bằng cấp sau đại học [Post gradute Diploma], và

- Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

- Kinh nghiệm làm việc 2 – 3 năm [đối với khóa học MBA]

Phần lớn các trường yêu cầu điểm tiếng Anh cho khóa thạc sĩ là IELTS 6.5. Tuy nhiên, cũng có trường hoặc khóa học yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn [IELTS 6.0/7.0]

Nhiều bạn đặt cầu hỏi, có thể học thạc sĩ ở Anh chuyên ngành khác với chuyên ngành đã học ở bậc đại học hay không?

Xin trả lời các bạn là bạn hoàn toàn có thể đăng ký các chuyên ngành về Kinh tế [Quản lý, Kinh tế quốc tế, Quản trị Kinh doanh…] dù bạn tốt nghiệp đại học bất kỳ chuyên ngành nào [Kỹ thuật, ngôn ngữ,…]. Các chuyên ngành khác như Tài chính ngân hàng… các trường có thể có yêu cầu riêng, vì vậy bạn hãy tìm hiểu yêu cầu của từng trường hoặc liên hệ với Công ty tư vấn du học tntaydu.vn.

Thời gian học thạc sĩ tại Anh

Khóa học thạc sĩ tại Anh thông thường là 1 năm [12 tháng] và khai giảng vào tháng 9. Hiện nay, nhiều trường có các khóa học khai giảng vào tháng 1, linh hoạt hơn để sinh viên có thể lựa chọn.

Chi phí học thạc sĩ tại Anh

- Học phí tại mỗi trường và sinh hoạt phí tại mỗi thành phố là khác nhau. Mức học phí trung bình từ 9.000 – 12.000 Bảng. Các khóa học về MBA: 12.000 – 15.000 Bảng.

Xem thêm: Cách Để Thông Minh Hơn Mỗi Ngày, 13 Việc Nhỏ Giúp Bạn Thông Minh Hơn Mỗi Ngày

- Chi phí sinh hoạt: Mức trung bình của sinh viên quốc tế tại Anh khoảng 800 Bảng/tháng ở London và 600 Bảng/tháng với các thành phố khác. Như vậy tổng tiền sinh hoạt phí cho 1 năm học thạc sĩ là 7.200 – 9.600 Bảng.

Tổng chi phí khóa học thạc sĩ ở Anh là 16.000 – 22.000 Bảng, tương đương khoảng 520 triệu – 700 triệu đồng.

Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí du học Anh, các bạn có thể tìm các trường có hỗ trợ học phí, học bổng hoặc tìm việc làm thêm tại Anh để trang trải chi phí.

Hiện nay, nhiều trường có chính sách hỗ trợ học phí và học bổng cho sinh viên Việt Nam, do vậy mức học phí phải đóng giảm đi khá nhiều. Có nhiều chương trình học bổng thạc sĩ tại Anh, học phí chỉ còn từ 130 – 230 triệu đồng [4.000 – 7.000 Bảng]. Như vậy chỉ cần khoảng 450 – 500 triệu đồng là bạn có được một tấm bằng thạc sĩ danh giá của Anh.

Theo đuổi ước mơ du học Anh không quá khó. Hãy lựa chọn cho mình một khóa học phù hợp với năng lực học tập và khả năng kinh tế của gia đình, cũng như chuẩn bị một bước đệm thật tốt bằng một chứng chỉ IETLS từ 6.5 trở lên, chắn chắn các bạn sẽ thành công.

LTS: Chia sẻ với độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính [nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam] nói rằng, đào tạo sau đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị, vì nhiều người đi học lấy bằng không phải vì mong muốn làm việc tốt hơn mà là để thăng tiến chức vụ.

Lâu năm trong giáo dục, chúng tôi đã thấy ở nước ta có 3 vấn đề rất đáng chú ý: Đối với bậc phổ thông các trường phấn đấu để học sinh đỗ vào đại học; Đối với bậc đại học các trường phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Đối với bậc sau đại học thì ta có một hiện tượng kỳ dị, đó là không phải phấn đấu gì hết.

Chúng tôi xin nói rõ hiện trạng của bậc sau đại học: Trước hết Bộ Giáo dục chưa phân loại "thạc sĩ nghề nghiệp" và "thạc sĩ nghiên cứu". Thạc sĩ nghề nghiệp th́ì có thể vừa học vừa làm, chỉ đến trường nghe giảng vào hai ngày thứ bảy và chủ nhất mỗi tuần; nhưng thạc sĩ nghiên cứu thì phải dành toàn bộ thời gian để học và học rất căng.

Thạc sĩ nghề nghiệp nhằm giúp người đi làm có thêm kiến thức cho công việc được tốt hơn. Còn thạc sĩ nghiên cứu là để dành cho ai có mong muốn dấn thân vào nghiên cứu.

Cho tới nay tôi chưa thấy có quy chế về thạc sĩ nghiên cứu ở nước ta, và tôi đã đọc một văn bản của Bộ Giáo dục đề cập tới thạc sĩ nghiên cứu trong tương lai sắp tới, tôi xin hoan nghênh.

Cho nên khi làm tiến sĩ, các thày hướng dẫn phải chấp nhận nghiên cứu sinh chỉ có thạc sĩ nghề nghiệp, và đành phải làm hộ hoặc cho ra lò những luận án tồi. Vả lại người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.

Hiện nay người ta đi làm thạc sĩ, tiến sĩ thường là với mấy mục đích sau đây: Thứ nhất, mong tiến thân cho những chức vụ có bổng lộc. Thứ hai, xóa đi dĩ vãng học đại học không mấy hay ho như học tại chức, học liên thông, học dân lập bằng cách học thạc sĩ ở những trường đại học lớn - các trường đại học lớn của ta rất khắt khe trong việc tuyển sinh đại học nhưng lại rất nhẹ tay khi tuyển sinh cho bậc sau đại học, khó nghe thấy ai trượt tuyển sinh sau đại học.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính chỉ rõ, đào tạo sau Đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị. ảnh: Văn Chung.

Chúng tôi cũng xin nói về học phí học thạc sĩ trong nước. Học phí chính thức không đắt, các trường lấy hầu như bằng nhau, nhưng theo dư luận thì có khoản có biên lai [nghĩa có biên lai cho học phí chính thức], có khoản không có biên lai và khoản này thì tùy từng trường.

Các bạn đồng nghiệp nói với tôi rằng đào tạo thạc sĩ có lời vì nhà trường không phải phấn đấu đào tạo gì cả do người học đã có công ăn việc làm không như với sinh viên ở bậc đại học, và do học phí đã được xác định giữa học viên và nhà trường với những khoản không có biên lai.

Chúng tôi là trường tư, không dám có những khoản không biên lai, cho nên với học phí chính thức thì chỉ đủ chi trả lương thày, mọi khoản khác không tính đến.

Nhiều lần họp Hội đồng quản trị, tôi không trả lời được câu hỏi của một số thành viên: Tại sao người ta lời nhiều với đào tạo thạc sĩ mà trường này lại kêu lỗ? Tôi chẳng biết trả lời ra sao.

Quan hệ người học với thày giáo và lãnh đạo một trường tư có khác: Cứ có chút chút điều gì không vừa lòng thì người học đòi hỏi phải có văn bản để đưa ra chính quyền. Tất nhiên chúng tôi chấp nhận điều đó và coi đó là quyền lợi của người học.

Chúng tôi bắt buộc phải có đào tạo sau đại học, nếu muốn làm công tác nghiên cứu, và cũng là để nâng cao trình độ giáo viên. Nhưng thế giới đều biết là đào tạo sau đại học rất tốn tiền, vì thế ta thấy ở những nước theo giáo dục Anh Mỹ tiền học phí rất cao, trừ các nước chủ trương đại học công là chính như Pháp, Đức thì học phí mới thấp.

Thầy Việt Nam cho điểm gì mà cao thế?

Bộ Giáo dục của ta rất khuyến khích các trường trong nước liên kết với đại học nước ngoài để đào tạo thạc sĩ, điều này cũng dễ hiểu vì chương trình của họ tốt, giáo viên có trình độ khoa học vững vàng và cập nhật; việc liên kết được Bộ khuyến khích bằng cách cho điểm trong xếp hạng phân tầng các trường đại học.

Sau một số năm làm liên kết, chúng tôi nhận thấy rằng áp lực của đối tác liên kết và của người học quá lớn: đối tác luôn đòi tăng phí đào tạo, người học thì không chịu học phí cao, cuối cùng chúng tôi phải chấp nhận bù lỗ. Chúng tôi cho đối tác biết áp lực phải chịu, họ trả lời chúng tôi muốn mua danh tiếng thì phải chịu.

Tôi không biết các bạn đồng nghiệp trong nước thấy thế nào về việc này, đối với chúng tôi, không thấy có danh tiếng gì thêm cho trường khi liên kết với đại học nước ngoài.

Người học đến chỗ chúng tôi học, chỉ chăm chăm có cái bằng nước ngoài mà xã hội coi trọng, không bao giờ kể đến cái trường nơi họ đến học, nó tiếp sinh viên thế nào, nó có đủ phương tiện đáp ứng việc học thế nào?

Hoàn toàn không, chúng tôi chẳng có danh tiếng gì với người học cũng như với xã hội. Nếu có danh tiếng thì là danh tiếng với nước ngoài như sau: họ nói với chúng tôi rằng tại sao mỗi lần thi lại quay cóp nhiều như vậy khiến họ bắt phải thi lại nhiều lần?

Thày Việt Nam cho điểm gì mà cao thế [phía chúng tôi phụ trách dạy 1/3 chương trình để học phí hạ xuống] để tổng điểm tốt nghiệp bao giờ cũng cao nhất trong 3 nơi thi  là Mỹ, Pháp, Việt Nam trong khi điểm đầu vào lại thấp nhất? Danh tiếng của chúng tôi chỉ có vậy.

Trước tình hình liên kết như vậy, cho nên trong giai đoạn hiện nay chúng tôi thấy không nên mở rộng liên kết với đại học nước ngoài mà phải tập trung vào nâng cao đào tạo sau đại học trong nước.

Chúng tôi đã có chủ trương mời thày nước ngoài dạy cho những môn mà chúng tôi thấy cần thiết cho việc hội nhập khi nước mình đã ký một loạt hiệp định thương mại với quốc tế. Vấn đề khó khăn ở đây là học viên không nghe giảng được bằng tiếng Anh.

Vì vậy, chúng tôi đã tung giảng viên của mình dịch bài giảng bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, phát bài giảng bằng cả hai thứ tiếng cho học viên trước khi lên lớp, và cuối cùng lúc giảng viên nước ngoài dạy thì giảng viên của chúng tôi ở bên cạnh để dịch và cũng để giải thích khi có thắc mắc.

Một lớp dạy như vậy rất tốn tiền, nhưng chúng tôi chấp nhận, vì:

Thứ nhất giảng viên trẻ của chúng tôi được nâng cao trình độ và có nhiều cơ hội tiếp xúc với đại học nước ngoài.

Thứ hai, việc phát bài giảng cho học viên bằng hai thứ tiếng giúp học viên trong công việc họ đang làm khi họ gặp tình huống phải sử dụng tiếng Anh.

Thứ ba, học viên thấy rõ là chúng tôi tổ chức lớp học như vậy là vì người học.

Qua chuyện trên, là nhà quản lý, chúng tôi hiểu rằng để phản ứng tích cực, nhanh nhạy với tình hình thì phải được chủ động trong tài chính, trong học thuật và trong nhân sự. Tất nhiên là trường tư dễ dàng xử lý hơn trường công vì nhân sự lãnh đạo không nhiều và vì chúng tôi không nhận tài trợ của nhà nước.

Chúng tôi có thể tóm tắt sau các trình bày ở trên : chúng tôi được tự chủ với  ít ràng buộc trong chi tiêu và tổ chức - nhân sự. Về học thuật thì chỉ được phần nào như việc tổ chức dạy cao học trong nước như kể trên; còn ngành nghề và khung chương trình thì hoàn toàn là nằm trong khung đã định sẵn.

Và còn việc xin phép liên kết với một đại học nước ngoài thì quả là khó khăn, nó có những quy định mà chúng tôi mong rằng trong tương lai sẽ bớt đi. Mọi người trong chúng ta đều hiểu rằng tự chủ trong học thuật làm trường nổi tiếng.

GS.Hoàng Xuân Sính

Video liên quan

Chủ Đề