Phá giá tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến du lịch nước ngoài

  • Trần Thắng
  • Gửi cho BBCVietnamese.com từ Nha Trang

Chụp lại hình ảnh,

Giá cả tăng làm nhiều người tiêu dùng lo lắng

Vừa ra Tết, khi người dân Việt Nam bắt đầu đi làm ngày đầu tiên, thông tin tăng giá xăng đã làm những người quan tâm đến giá cả định hình ngay được tính nhạy cảm của lạm phát năm nay.

Ngày hôm sau nữa thì có thông tin về tăng giá điện, mức tăng là 6,8%, cao hơn so với phương án đề xuất phê duyệt của Bộ Công thương là 4,91%. Nhiều người cảm thấy bất ngờ. Và chắc chắn lạm phát đúng là một bài toán khó cho điều hành kinh tế năm 2010.

Trong năm 2009 vừa qua, Nhà nước Việt Nam liên tục phá giá đồng tiền. Vào tháng 11/2009, đồng tiền Việt Nam bị mất giá 5,44% so với đôla Mỹ. Mới đây nhất là vào ngày 12/2/2010 [nhằm ngày 28 tết Nguyên Đán], đồng tiền Việt Nam lại giảm 3,4% so với đô la Mỹ.

Theo giải thích của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, việc điều chỉnh lại tỷ giá, hay nói cho đúng là phá giá đồng tiền Việt Nam là nhằm “cân đối hài hoà cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo là biện pháp phá giá đồng tiền có nguy cơ làm tăng lạm phát và thâm hụt thương mại. Năm 2009, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam được đánh giá lên tới 12,2 tỷ đô la. Trong năm 2008, lạm phát của Việt Nam tăng vọt 23%, sau đó giảm xuống còn 6,88% trong năm 2009. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong thời gian gần đây, lạm phát lại có xu hướng tăng, có thể lên tới 7,62%.

Ai cũng biết, hậu quả lớn nhất của việc định giá cao đồng nội tệ VNĐ là làm giảm tăng trưởng xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Hạn chế sự phát triển nông nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, và tăng hàng rào bảo hộ mậu dịch. Điều này ảnh hưởng lớn đến với người dân Việt Nam, khi có đến hơn 75% dân số là nông dân.

Theo bài báo “Giữ được lạm phát 7% là một kỳ công” được đăng trên trang nhất báo Tuổi Trẻ vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, TS Nguyễn Đình Ánh - Viện phó Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, cho biết: “Với việc tăng tỉ giá VNĐ/USD, giá xăng và tới đây là giá điện cũng tăng, thì giữ được lạm phát năm 2010 như Quốc hội giao là một kỳ công, nếu không muốn nói là không thể”.

Khả năng quản lý kinh tế của Đảng Cộng sản đang bị “tòa án công luận” đưa ra xét xử, với bằng chứng được trưng ra là một tỷ giá hối đoái đang mất giá đều đặn trên thị trường chợ đen đã buộc Ngân hàng Nhà nước phải cho giảm tỷ giá chính thức của tiền Đồng một cách định kỳ, mới nhất là 3,4% vào 28 âm tết âm lịch.

Những áp lực kinh tế này là phần cộng thêm vào nhiều rắc rối khác đã có sẵn của Nhà nước, xuất phát từ nỗi căm giận của công chúng về cách xử sự của nhà nước trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, hay những tranh chấp về số đất đai tịch thu của Giáo hội Công giáo. Biểu hiện của sự lúng túng ngày càng rõ rệt qua các cuộc đàn áp thẳng tay đối với tôn giáo và các nhà bất đồng chính kiến và ngăn chặn, hạn chế các trang mạng về dân chủ tại Việt Nam.

Khả năng cần có của chế độ trong việc quản lý nền kinh tế là một trong những tuyên bố của Đảng về tính chính danh của mình. Sự bất ổn về kinh tế được diễn dịch thành hành động thách thức đối với nhà cầm quyền. Theo thống kê chính thức, trong năm qua đã có hơn 200 cuộc đình công của giới lao động không được phép, và con số nhân công hãng xưởng ra về ngang xương lên đến hàng chục ngàn. Số nông dân kéo đến biểu tình trước các cửa quyền về việc trưng thu đất đai của họ đã trở thành một “chuyện thường ngày ở huyện”.

“Vết thương” bauxite vẫn chưa được “lên da non” thì ngay lập tức Nhà nước lại “xát muối” vào vết thương còn chưa lành hẳn bằng cách cho phép Trung Quốc “thuê” đất trồng rừng đầu nguồn dài hạn ở mười tỉnh thành Bắc – Trung – Nam Việt Nam. Nhiều blogger Việt Nam đã cáo buộc rằng Hà Nội đang xúc tiến cuộc mạo hiểm này cho việc làm giàu cá nhân của một số cán bộ cao cấp và để giảm bớt nhu cầu tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.

Không thể khuất phục được “tính đối kháng”.

Kể từ tháng Mười vừa qua, chính quyền Việt Nam đã kết án 17 người hoạt động [dân chủ] trong một loạt phiên xử chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng một ngày về tội tuyên truyền chống phá, lật đổ nhà nước, và hành hung người khác.

Thế nhưng cho đến nay những người đối nghịch với chế độ vẫn có vẻ không sợ sệt. Hệ thống Internet đã cho phép người dân Việt Nam tổ chức [mà không có sự cho phép của nhà cầm quyền] và chia sẻ tư tưởng ngày càng đông và mạnh bạo. Trong khi nhà nước đang cố gắng giam giữ blogger, họ vẫn không thể hạn chế được việc sử dụng Internet nhiều lắm, bởi các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào mạng lưới Internet.

Và nếu sự hạn chế đi quá xa, Đảng Cộng Sản sẽ gặp sự rủi ro là ly gián hàng triệu khách sử dụng Internet, trong đó có nhiều người trẻ, là những con em rất thành đạt của giới cầm quyền.

Sự mất giá tiền tệ trong đầu năm nay chỉ là một triệu chứng của một sự bất ổn to tát hơn nhiều.

Giới trí thức đã dần nhận ra được sự lúng túng và băng hoại đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nhưng nếu Nhà nước tiếp tục trấn áp và kiềm hãm, ắt sẽ gây ra mất lòng tin của tất cả dân chúng, bao gồm thành phần nông dân. Bởi vì bao nhiêu người sẽ tích cực hỗ trợ hệ thống hiện tại nếu nền kinh tế tiếp tục đi xuống cùng các vấn đề chủ quyền đất nước và quyền con người như tự do dân chủ, tôn giáo?

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Việt Nam.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • [Toquoc]- Dù không nằm trong nhóm du khách quốc tế chi tiêu cao, song việc đồng Nhân dân tệ [NDT] bị phá giá kỷ lục trong thời gian qua sẽ khiến cho du khách Trung Quốc đến Việt Nam tiếp tục “thắt lưng buộc bụng”. Lượng khách đến từ quốc gia này cũng được dự báo có thể giảm hơn.

    Du khách Trung Quốc sẽ hạn chế đi du lịch?

    Trong 3 ngày liên tiếp gần đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc lần lượt hạ tỷ giá tham chiếu với các mức 2%, 1,6% và 1,1%. Đây là mức phá giá kỷ lục của nước này từ năm 1994, đảo ngược chính sách ổn định đồng nội tệ trước đó. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hiện ở mức 21.673 VND/USD, các ngân hàng được phép điều chỉnh tỷ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ lên mức trần là 22.106 VND/USD, và tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD.

    10.0pt;line-height:130%;font-family:Arial score=8> Theo các chuyên gia du lịch, việc NDT mất giá liên tiếp sẽ khiến người dân Trung Quốc hạn chế đi du lịch hoặc mua sắm ở nước ngoài, do chi phí đắt đỏ hơn. Xu hướng này cùng với việc tỷ giá tiền đồng/ USD bị điều chỉnh tăng lên, du lịch Việt Nam không tránh bị ảnh hưởng, tuy nhiên không quá nặng nề.

    Khách Trung Quốc đến Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục giảm do người dân thắt chặt chi tiêu [Ảnh: Ngọc Thành]

    Ông Nguyễn Công Hoan – Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtours [HNRT] đánh giá, biến động tỷ giá đồng NDT có thể sẽ ảnh hưởng đến giá tour, cụ thể là tour Trung Quốc. Khi chuyển đổi từ đồng NDT sang đồng USD thì giá tour Trung Quốc sẽ rẻ đi. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã nâng biên độ tỷ giá USD/VNĐ, khiến giá USD tăng lên vượt 22.000 đồng/USD, do vậy đối với khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc, tổng giá tour tính ra tiền đồng sẽ không có gì thay đổi do hầu hết giá dịch vụ đều được thanh toán bằng USD.

    Ông Hoan cho rằng, sự biến động tỷ giá đồng NDT của Trung Quốc sẽ không tạo biến động gì nhiều đối với du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến luồng khách Trung Quốc đến Việt Nam theo chiều hướng giảm do người dân nước này hạn chế đi du lịch để thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, dù không thuộc nhóm du khách quốc tế chi tiêu cao khi đến Việt Nam, song du khách đến từ nước này sẽ tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” khi đi du lịch, do vậy doanh thu từ thị trường này dự báo sẽ tiếp tục bị giảm.

    10.0pt;line-height:130%;font-family:Arial score=11>Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Đạt – Giám đốc Công ty Du lịch Transviet cũng cho rằng biến động tỷ giá ở Trung Quốc sẽ có tác động nhất định, nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến du lịch Việt Nam. Tác động rõ rệt nhất là đồng NDT yếu hơn sẽ làm cho chi phí tại quốc gia này đỡ tốn kém hơn, đem lại lợi ích cho khách du lịch Việt Nam khi đi tour Trung Quốc. Trong khi đó, khách Trung Quốc đến Việt Nam sẽ phải chịu chi phí đắt đỏ hơn, do giá khách sạn, vé máy bay và nhiều dịch vụ kèm theo khác đều thanh toán bằng USD. Do vậy, rất có thể lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

    Được biết, nếu như năm 2014, khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt 1,9 triệu lượt khách, chiếm 24,7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam thì trong 7 tháng đầu năm nay, khách đến từ quốc gia này chỉ đạt 950.800 lượt người, giảm 24,4% so với cùng kỳ.  

    Bên cạnh đó, theo điều tra của Tổng cục Thống kê, mặc dù vốn là một trong các thị trường inbound [khách quốc tế đến Việt Nam] trọng điểm của Việt Nam, song khách du lịch Trung Quốc lại là đối tượng có khả năng chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế khác tại Việt Nam.  Theo đó, khách du lịch Trung Quốc tự tổ chức đến Việt Nam có mức chi tiêu bình quân trên 711,38 USD/lượt khách [khoảng 90 USD/ngày khách], chỉ bằng 63% so với chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam, thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chỉ cao hơn khách Lào, Malaysia. Chi tiêu trung bình ngoài tour của khách du lịch Trung Quốc đối với khách đi theo tour là 41,28 USD/ngày/khách, chỉ bằng 35% mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam.

    line-height:130%;font-family:Arial score=0>

    Giá các tour khác có thể sẽ tăng?

    Ở góc độ khác, một số doanh nghiệp lữ hành khác cho rằng, biến động tỷ giá đồng NDT, kéo theo việc các ngoại tệ khác như USD và EU đều tăng giá nhanh chóng nên sẽ gây thiệt hại đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chuyên khách outbound [đưa khách đi du lịch nước ngoài]. Bởi lẽ, đây là hai đồng ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất trong ngành du lịch, do vậy sẽ gây nên những xáo trộn không nhỏ về mặt bằng giá dịch vụ, trong đó có giá tour.

    Bà Tống Thu Hiền – Giám đốc Công ty Thăng Long GTC cho biết, với mảng du lịch quốc tế, hiện tại các công ty du lịch đều mua dịch vụ tại nước ngoài bằng ngoại tệ. Khi ngoại tệ tăng giá thì đồng nghĩa giá tour phải tăng. Tuy nhiên, các công ty lớn thường bán tour theo seri khởi hành đã đặt sẵn từ nhiều tháng trước với giá bán cố định. Do vậy, khi tỷ giá đột ngột tăng mạnh như hiện nay, các công ty khó có khả năng điều chỉnh tăng giá đối với khách hàng vì giá tour đã được niêm yết bằng đồng Việt Nam chứ không quy đổi. “Ví như Thăng Long GTC chúng tôi hiện nay đang có những chuỗi tour đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Dubai và Châu Âu được đặt sẵn và giá bán cố định, thậm chí nhiều tour đã bán hết, như vậy không có khả năng thu thêm tiền của khách hàng” – bà Hiền cho biết.

    Bà Hiền cũng cho rằng, vì tỷ giá biến động bất ngờ như vậy, nên hầu hết doanh nghiệp chưa có giải pháp nào ứng phó, đành chấp nhận chịu thiệt, giảm lợi nhuận để giữ nguyên mặt bằng giá. “Tuy nhiên, nếu tỷ giá tiếp tục tăng và giữ ở mức cao như hiện nay thì tôi chắc rằng các công ty du lịch cũng sẽ có biện pháp điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của các khách hàng và doanh nghiệp” – bà Hiền chia sẻ./.

    Lâm Minh

    Video liên quan

    Chủ Đề