Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em

Dưới đây là top 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị nhất mà bạn có thể cùng chơi với con tại nhà, các cô cũng có thể hướng dẫn trẻ trong những hoạt động tập thể của lớp.

Chắc chắn rằng tuổi thơ ai cũng gắn liền với những trò chơi dân gian như nhảy dây, đánh bi, ô ăn quan… đúng không nào? Hôm nay MarryBaby sẽ giới thiệu top 10 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa vui vừa bổ ích để bạn có thể cùng chơi và làm bạn với con nhé!

1. Trò chơi dân gian cho nhóm nhỏ trẻ mầm non

1.1 Trò chơi dân gian mầm non: Chi chi chành chành

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Trò chơi này sẽ giúp kích thích sự phản xạ nhanh của trẻ.

Cách chơi:

  • Người chơi có thể từ 3 người trở lên.
  • Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra, những người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào.
  • Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
    “Chi chi chành chành.
    Cái đanh thổi lửa.
    Con ngựa đứt cương.
    Ba vương ngũ đế.
    Chấp chế đi tìm.
    Ù à ù ập”
  • Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh.
  • Ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

1.2 Oẳn tù tì (kéo – búa – lá)

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Trò chơi trẻ em oẳn tù tì sẽ giúp bé rèn tính phán đoán và phản xạ nhanh. Cha mẹ nên dạy cho bé chơi trò này khi bé lên 2.

Cách chơi:

  • Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi.
  • Tay đung đưa theo nhịp câu hát:
    “Oẳn tù tì.
    Ra cái gì?
    Ra cái này!”
  • Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là lá.
  • Người thắng sẽ được tìm ra theo quy tắc sau: búa nện được kéo, kéo cắt được lá; lá bao được búa.

1.3 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Bịt mắt bắt dê

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Nhờ bịt mắt bắt dê; trẻ rèn luyện thính giác, óc phán đoán.

Cách chơi truyền thống:

  • Để bắt đầu trò này, cho trẻ chơi trò “tay trắng tay đen” trước để loại ra 2 người.
  • Và 2 trẻ bị loại sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
  • Những trẻ còn lại sẽ đứng thành vòng tròn, trẻ làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê; nhưng không được chạy ra khỏi vòng tròn.
  • Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người.

Cách chơi biến thể:

  • Cho trẻ oẳn tù tì để tìm ra trẻ bị bịt mắt đi tìm dê.
  • Trẻ còn lại sẽ làm dê, luôn miệng kêu “be, be” và chạy xung quanh người bịt mắt; chạm vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy trước khi người đó chụp mình.
  • Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên của người đó.
  • Nếu nói đúng thì người bị bắt sẽ bị bịt mắt, còn nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ.

1.4 Ếch dưới ao

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng đi, nhảy, di động, né tránh. Hình thành tố chất nhanh nhẹn, sức bật cùng sự khéo léo. Tinh thần đồng đội cùng sự mạnh dạn. Hiểu biết thêm về môi trường một con vật cũng như hoạt động của con người.

Cách chơi:

  • Cô giáo hãy vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao và trẻ sẽ đứng thành vòng tròn làm ếch.
  • Cho một trẻ đứng cách vòng tròn khoảng 3 – 4 mét, tay cầm một cái que nhỏ giả làm người đi câu ếch.
  • Khi nghe giáo viên vỗ tay báo hiệu trì chơi bắt đầu thì những bạn làm ếch đồng thanh hát bài ca:
    “Ếch ở dưới ao.
    Vừa ngớt mưa rào.
    Nhảy ra bì bọp.
    Ếch kêu ộp ộp.
    Ếch kêu ặp ặp.
    Thấy bác đi câu.
    Rủ nhau trốn mau.
    Ếch kêu ộp ộp.
    Ếch kêu ặp ặp.”
  • Các con ếch từ trong ao vừa hát vừa nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ.
  • Khi đó, người đi câu sẽ đuổi theo, dây câu chạm vào vai trẻ nào thì trẻ ấy phải thay thế vai người đi câu ếch.
  • Con ếch nào đã kịp nhảy lại ao thì sẽ không bị câu nữa.

1.5 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Thả đỉa ba ba

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Rèn cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, tăng cường tính hòa đồng khi được vui chơi cùng mọi người xung quanh.

Cách chơi thả đĩa ba ba – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp và những thành viên tham gia sẽ đứng thành vòng tròn giữa sân.
  • Cô giáo sẽ chọn một bạn làm “đỉa”. Sau khi chọn xong, cả nhóm sẽ cùng đọc bài đồng dao “Thả đỉa ba ba”
    “Thả đỉa ba ba.
    Chớ bắt đàn bà.
    Phải tội đàn ông.
    Cơm trắng như bông.
    Gạo mềm như nước.
    Đổ mắm. đổ muối.
    Đổ chuối hạt tiêu.
    Đổ niêu nước chè.
    Đổ phải nhà nào.
    Nhà ấy phải chịu.”
  • Người làm đỉa đi xung quanh vòng tròn và cứ mỗi tiếng người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn.
  • Bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình và tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3…
  • Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào em nào thì em đó phải sẽ đứng lại “sông” làm đỉa, còn những em khác thì chạy nhanh lên “hai bờ sông”.
  • Nếu người nào chậm chân bị “đỉa” bám ở dưới “sông” thì phải xuống “sông” làm đỉa, còn người làm “đỉa” lại được lên bờ.
  • Và cứ như thế trò chơi lại tiếp tục…

1.6 Kéo cưa lừa xẻ

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích:

Cách chơi:

  • Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau.
  • Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
  • Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
  • “Kéo cưa lừa xẻ.
    Ông thợ nào khỏe.
    Về ăn cơm vua.
    Ông thợ nào thua.
    Về bú tí mẹ.
    Hoặc:
    “Kéo cưa lừa xẻ.
    Làm ít ăn nhiều.
    Nằm đâu ngủ đấy.
    Nó lấy mất của.
    Lấy gì mà kéo.”

1.7 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Chùm nụm

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Cách chơi chùm nụm – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau.
  • Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.
  • Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên; tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay.
  • Tất cả cùng hát:
    “Chùm nụm chùm nẹo.
    Tay tí tay tiên.
    Đồng tiền chiếc đũa.
    Hạt lúa ba bông.
    Ăn trộm ăn cắp.
    Trứng gà trứng vịt.
    Bù xe bù xít.
    Con rắn con rít.
    Nó rít tay này.”
  • Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó.
  • Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi.
  • Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc.

1.8 Trò chơi dân gian cho trẻ em – Đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích:

Cách chơi:

  • Cho tất cả trẻ ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, giữ 2 chân thẳng ra phía trước.
  • Người ở đầu hàng đếm chuyền xuống và người ở cuối hàng đếm chuyền lên.
  • Trong quá trình đếm thì đọc bài ca dân gian sau:
    “Đúc cây dừa chừa cây mỏng.
    Cây bình đỏng (đóng) cây bí đao.
    Cây nào cao cây nào thấp.
    Chập chùng mồng tơi chín đỏ.
    Con thỏ nhảy qua bà già.
    Ứ ự chùm rụm chùm rịu (rạ) mà ra chân này.
    Khi đọc hết bài ca mà từ cuối cùng rơi vào chân người nào thì người đó thụt chân lại.
  • Người nào thụt hất cả hai chân thì sẽ thắng còn ai chưa thụt chân nào vào hết thì sẽ thua.
  • Người thắng cuộc cần chuẩn bị chạy để cho người thua đến rượt bắt.

1.9 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: De-ùm

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: De-ùm – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non tập cho trẻ khả năng phản xạ một cách nhanh nhạy.

Cách chơi:

  • Người chơi chủ sẽ lật bàn tay của mình lên.
  • Những người còn lại cần đưa ngón trỏ của mình vào lòng bàn tay của người chơi chủ.
  • Khi người chơi chủ bắt đầu hô to từ de ùm thì tất cả mọi người phải thật nhanh rút tay của mình lại để không bị chụp được.

>> Cha mẹ xem thêm: Chuẩn bị vào lớp 1: Cách dạy con học chữ Tiếng Việt dễ hiểu

1.10 Đi tàu hỏa

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích:

Cách đi tàu hỏa – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Trẻ được người dẫn trò xếp thành một hàng dọc. tay của trẻ phía sau được đưa lên vai của trẻ phía trước.
  • Trẻ dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
  • Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” thì các trẻ còn lại phải chạy chậm, bàn chân nhón lên, tiến hành chạy bằng mũi bàn chân.
  • Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, trẻ cần chạy chậm lại bằng gót chân.
  • Trong lúc chạy, trẻ sẽ tiến hành hát bài đồng dao:
    “Đi cầu đi quán.
    Đi bán lợn con.
    Đi mua cái xoong.
    Đem về đun nấu.
    Mua quả dưa hấu.
    Về biếu ông bà.
    Mua một đàn gà.
    Về cho ăn thóc.
    Mua lược chải tóc.
    Mua cặp cài đầu.
    Đi mau, về mau.
    Kẻo trời sắp tối.”

2. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát triển tính tập thể

2.1 Đua thuyền trên cạn

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Những gì mà bé phải kết hợp trong trò chơi sẽ giúp con phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và tinh thần đồng đội.

Cách chơi:

  • Trẻ sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 7-8 trẻ) xếp ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm.
  • Trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước để tạo thành một chiếc thuyền đua.
  • Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức 2 tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên; và tiến về phía trước cho đến đích.
  • Khi đua, các thuyền đua phải cố gắng bám thật chặt vào nhau để không bị đứt thuyền.

2.2 Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Đếm sao

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và lắng nghe.

Cách chơi đếm sao – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Tất cả ngồi thành vòng tròn, một người đứng ngoài vòng, phía sau lưng của mọi người.
  • Bắt đầu từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát:
    “Một ông sao sáng.
    Hai ông sáng sao.
    Tôi đố anh chị nào.
    Một hơi đếm hết.
    Từ một ông sao sáng.
    Đến 10 ông sáng sao.”
  • Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ:
    “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…”. Cho đến 10 ông sáng sao.
  • Yêu cầu phải đếm một hơi không được ngừng và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng sao” không được lộn.
  • Nếu hết hơi hay đọc sai thì sẽ bị phạt.

2.3 Rồng rắn lên mây

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, phối hợp với tập thể và rèn luyện thể lực.

Cách chơi:

  • Cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
  • Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài; đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:
    “Rồng rắn lên mây.
    Có cây lúc lắc.
    Có cái nhà điểm binh.
    Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”
  • Khi đọc đến câu “Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?” thì trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”.
    • Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên.
    • Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.
      Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
      Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
      Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
      Cả nhóm: Chả có gì ngon
      Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
      Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Lợi ích: Với trò chơi này, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng phán đoán, sự nhanh nhẹn, khéo léo…

Cách chơi:

  • Để bắt đầu, bạn chia trẻ làm 2 đội chơi, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5… nhắc các bé nhớ số của mình.
  • Vẽ 1 vòng tròn cắm cờ và vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội.
  • Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn để chuẩn bị cướp cờ.
  • Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải cướp được cờ và chạy về.
  • Nếu khi đang cầm cờ mà bị đối phương (cùng số) đụng trúng sẽ thua cuộc.

>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

2.7 Mèo đuổi chuột

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Mèo đuổi chuột

Cách chơi:

  • Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được 2 vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
  • Giáo viên cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong và vòng tròn lớn bên ngoài.
  • Giáo viên sẽ phân một trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ.
  • Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ cao để làm thành hang.
  • Khi nghe hiệu lệnh của cô giáo, trẻ làm chuột sẽ chạy trước và trẻ làm mèo đuổi theo sau. Chuột chạy vào hang nào thì mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang thì đồng thanh đọc:
    “Đã là Mèo.
    Phải bắt Chuột.
    Bắt được Chuột.
    Là chén liền.
    Đã là chuột.
    Trông thấy Mèo.
    Phải chạy ngay.”
  • Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì 2 trẻ làm hang đó đổi vai thành mèo và chuột; còn hai trẻ đã làm mèo và chuột ban đầu sẽ nắm tay nhau làm hang.

2.8 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Thả chó

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Thả chó

Cách chơi thả chó – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Một bạn đóng vai “chú chó”, một bạn đóng vai “ ông chủ”, các bạn còn lại đống vai “thỏ con”.
  • Các bạn cùng hát:
    “Ve ve chùm chùm.
    Cá bóng nổi lửa.
    Ba con lửa chếp chôi.
    Ba con voi thượng đế.
    Ba con dế đi tìm.
    Ù a ù ịch.”
  • Một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ.
  • Khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại
  • Khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ.
  • Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó.
  • Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chũ tả chạm vào. và quay về chạm ông chủ.
  • Khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay.nêu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó.

3. Trò chơi dân gian giúp trẻ cải thiện kỹ năng vận động

3.1 Trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi: Nhảy bao bố

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Với trò chơi dân gian cho trẻ mầm non tập thể này, trẻ sẽ có thể được rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo, khả năng giữ thăng bằng trong khi chơi.

Cách chơi:

  • Người chơi chia làm 2-3 đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy về đích.
  • Người thứ nhất của mỗi đội bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao.
  • Sau khi nghe lệnh xuất phát người thứ nhất cố gắng nhảy đến đích, khi tới nơi, người thứ 2 mới bắt đầu nhảy.
  • Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
  • Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà người thứ 2 đã nhảy cũng phạm luật.
  • Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật.

3.2 Cáo và thỏ

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Cáo và thỏ

Lợi ích: Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo; và phát triển ngôn ngữ.

Luật chơi:
Mỗi chú thỏ (một trẻ) có một cái hang (một trẻ khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân thì sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi cáo và thỏ – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Cô giáo sẽ chọn một trẻ làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ.
  • Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì sẽ có một trẻ làm chuồng.
  • Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi bắt.
  • Trước khi bắt đầu chơi, cô giáo hãy yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
  • Vào trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
    “Trên bãi cỏ
    Chú thỏ con
    Tìm rau ăn
    Rất vui vẻ
    Thỏ nhớ nhé
    Có cáo gian
    Đang rình đấy
    Thỏ nhớ nhé
    Chạy cho nhanh
    Kẻo cáo gian”
  • Khi đọc hết bài thì cáo sẽ xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ hãy chạy nhanh về chuồng của mình.
  • Những chú thỏ nào bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, các trẻ đổi vai chơi cho nhau.

3.3 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Dung dăng dung dẻ

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Dung dăng dung dẻ

Cách chơi:

  • Chơi trong nhà ngoài sân; với từ 5-10 em chơi 1 nhớm
  • Quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi.
  • Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc:
    “Dung dăng dung dẻ.
    Dắt trẻ đi chơi.
    Đi đến cổng trời.
    Gặp cậu gặp mợ.
    Cho cháu về quê.
    Cho dê đi học.
    Cho cóc ở nhà.
    Cho gà bới bếp.
    Ngồi xệp xuống đây”
  • Khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.
  • Sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên; lại sẽ có 1 bạn không có; trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
  • Trong 1 khoảng thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua. Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng.

3.4 Kéo co

Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ em
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Cách chơi kéo co – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

  • Kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe; mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
  • Đặt một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo.
  • Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”.
  • Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo.
  • Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

3.5 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Lộn cầu vồng

Lợi ích: Phát triển ngôn ngữ, sự vận động cho bé.

Cách chơi:

  • Hai người đứng đối diện và nắm tay nhau đưa sang hai bên theo nhịp:
    “Lộn cầu vồng.
    Nước trong nước chảy.
    Có cô mười bảy.
    Có chị mười ba.
    Hai chị em ta.
    Cùng lộn cầu vồng.”
  • Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía.
  • Quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc lần hai.
  • Cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.

>> Cha mẹ xem thêm: Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo?

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.