Hướng dẫn làm bảng cân đối kế toán Informational

– Số dư đầu kỳ bên nợ = Số dư đầu kỳ bên có, Số phát sinh trong kỳ bên nợ = Số phát sinh trong kỳ bên có, Số dư cuối kỳ bên nợ = Số dư cuối kỳ bên có.

– Tất cả số liệu trên bảng cân đối tài khoản, không có số liệu nào được ghi âm.

– Các tài khoản thuộc nhóm tài sản (Loại 1, loại 2) có số dư cuối kỳ bên nợ, trừ các trường hợp đặc biệt sau:

+ Tài khoản 229, 214 có số dư cuối kỳ bên có

+ Tài khoản 131, 138 có thể đồng thời có số dư cả bên nợ, và bên có

– Các tài khoản thuộc nhóm nguồn vốn (Loại 3, loại 4) có số dư cuối kỳ bên có, trừ các trường hợp đặc biệt sau:

+ Tài khoản 412, 413, 421 có thể có số dư bên nợ, hoặc có số dư bên có

+ Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể đồng thời có số dư cả bên nợ, và bên có

– Các tài khoản từ Loại 5 đến Loại 9 không có số dư cuối kỳ

– Tài khoản 111: Khớp với bảng kiểm kê quỹ Tiền mặt

– Tài khoản 112: Khớp với sao kê (sổ phụ) của ngân hàng

– Tài khoản 133, 3331 khớp với tờ khai thuế GTGT

– Tài khoản 242 khớp với bảng phân bổ Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước

– Tài khoản kho: 151, 152, 153, 155, 156, 157 khớp với tổng hợp Nhập xuất tồn các kho tương ứng

– Tài khoản 211, 212, 213, 214 khớp với bảng trích khấu hao Tài sản cố định

– Tài khoản 131, 331 khớp với bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả

– Và các tài khoản sẽ phải khớp với các bảng biểu còn lại: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính ==>Sẽ hướng dẫn tiếp các bạn ở những bài viết sau nhé.

? Tại sao nó hay còn được gọi là Báo cáo về tình hình tài chính, phản ánh cho tổng tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp cũng như vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán xây dựng nên nền tảng của báo cáo tài chính các doanh nghiệp. Nắm được cách đọc bảng cân đối kế toán đối với một cổ đông của doanh nghiệp là một kỹ năng vô cùng cần thiết. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bảng cân đối kế toán có cấu trúc như thế nào, cách đọc hiểu bảng cân đối kế toán đồng thời nắm được kỹ năng để phân tích nó nhằm áp dụng trong phân tích doanh nghiệp trước mỗi quyết định đầu tư.

Hướng dẫn làm bảng cân đối kế toán	Informational

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của các cổ đông (hoặc chủ sở hữu) trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Phương trình kế toán định dạng trong bảng cân đối kế toán đó là:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Bảng cân đối kế toán bao gồm 3 phần chính, và mỗi phần sẽ tượng trưng cho loại tài khoản mà nó đại diện. Một bảng cân đối kế toán có thể được lập theo những định dạng khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo được liệt kê đầy đủ 3 thành phần trên của phương trình kế toán.

Định dạng được sử dụng phổ biến nhất khi lập bảng cân đối kế toán đó là các định dạng có cấu trúc theo chiều dọc và chiều ngang. Trong đó định dạng dọc là dễ đọc nhất đối với các nhà đầu tư bởi nó liệt kê kết quả của nhiều thời kỳ với các cột nằm cạnh nhau.

Cơ sở hình thành nên bảng cân đối kế toán là từ cách thức kế toán được thực hiện bằng phương pháp kế toán kép. Nguyên tắc là mỗi vế của phương trình phải khớp với vế còn lại - nghĩa là một tài khoản được ghi nợ và tài khoản còn lại được ghi có.

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được xem là bản tóm tắt về tình hình tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Nó cũng được coi như một phiên bản cô đọng hơn của số dư tài khoản của doanh nghiệp đó.

Dựa vào thông tin trong bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư có thể xác định các tỷ lệ tài chính từ đó có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp sử dụng cấu trúc tài chính dựa trên các khoản nợ, trong khi đó một số doanh nghiệp khác lại sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hình thành cấu trúc tài chính.

\=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng của Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư dành cho các tài khoản mở mới trong tháng 6/2023 (Ưu đãi áp dụng đến hết 30/06). Sử dụng đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư.

\=> Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu?source=web09

Hướng dẫn đọc bảng cân đối kế toán

Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) thì cách đọc bảng cân đối kế toán HCSN cũng tương tự như đọc bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp nói chung. Cụ thể, để nắm được cách để đọc bảng cân đối kế toán thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các thành phần của bảng cân đối kế toán, sau đó mới đến các bước cụ thể để đọc hiểu nó.

Hướng dẫn làm bảng cân đối kế toán	Informational

Các thành phần của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm 3 thành phần chính tuân theo công thức kế toán.

Tài sản

  • Tài sản ngắn hạn: là loại tài sản có tuổi thọ từ 1 năm trở xuống, loại tài sản này dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền (như trái phiếu, chứng khoán thị trường,...), các khoản phải thu và cả hàng tồn kho. Trong đó tiền mặt là loại tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, bao gồm các chi phiếu và tài khoản ngân hàng. Tài sản ngắn hạn thứ hai là các khoản tương đương tiền, đây là loại tài sản an toàn và cũng dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Các khoản phải thu chính là các khoản nợ ngắn hạn mà khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp hay bán sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng sử dụng hình thức tín dụng để thanh toán, các giao ước này sẽ được tính trong danh mục tài sản ngắn hạn cho đến khi khách hàng hoàn thành việc thanh toán. Và cuối cùng là hàng tồn kho, tài sản đại diện cho hàng hóa dở dang, nguyên vật liệu và thành phẩm của doanh nghiệp. Phân bổ của tài khoản hàng tồn kho tại mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau.
  • Tài sản dài hạn: là loại tài sản không dễ dàng để chuyển đổi thành tiền mặt mà việc chuyển sang tiền mặt được dự kiến trong khoảng 1 năm hoặc hơn. Tài sản dài hạn được phân thành 2 loại là tài sản hữu hình (bao gồm máy tính, máy móc, nhà và đất) và tài sản vô hình (bao gồm bằng sáng chế, lợi thế thương mại, quyền tác giả).

Nợ phải trả

Nợ phải trả là nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp đối với bên ngoài. Nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán cũng được chia thành 2 phần bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên việc kết hợp 2 phần này.

  • Nợ dài hạn: là các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ về tài chính có thời hạn ít nhất 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán.
  • Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà công ty phải thanh toán trong vòng 1 năm.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu chính là số tiền được đầu tư đầu tiên vào một công ty. Vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thường sẽ liệt kê các giá trị của cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông, mệnh giá, tổng giá trị của vốn chủ sở hữu, và lợi nhuận giữ lại.

Cách đọc bảng cân đối kế toán

Dưới đây là các bước để đọc bảng cân đối kế toán dành cho các nhà đầu tư:

  • Bước 1: Liệt kê ra những khoản mục lớn có trong Phần Tài sản và Nguồn vốn.
  • Bước 2: Xác định tỷ trọng của những khoản mục lớn đó trong Tài sản và Nguồn vốn, sau đó xem xét sự thay đổi của các khoản mục này trong kỳ báo cáo.
  • Bước 3: Ghi chú lại những khoản mục có tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động lớn về giá trị tại thời điểm đọc báo cáo.

Việc tìm hiểu toàn bộ những biến động diễn ra trên Bảng cân đối kế toán sẽ khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó bạn chỉ cần lựa chọn những khoản mục có tỷ trọng cao trong cơ cấu của Tài sản và Nguồn vốn. Điều này cũng đã giúp nhà đầu tư có thể nắm được phần lớn tài sản của công ty đang tập trung ở khoản mục nào, cũng như nguồn chủ yếu hình thành nên tài sản của doanh nghiệp là từ đâu? Bởi đây là những khoản mục trọng tâm và sự thay đổi của chúng rất quan trọng, thể hiện rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

\=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit -Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi

Cách phân tích bảng cân đối kế toán

Để nhà đầu tư có thể hiểu sâu hơn về ý nghĩa của bảng cân đối kế toán cũng như cách nó được xây dựng lên như thế nào thì sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân tích bảng cân đối kế toán thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính.

Việc sử dụng các chỉ số tài chính khi đọc bảng cân đối kế toán sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động của nó.

Một lưu ý cho các nhà đầu tư đó là một số chỉ số sẽ cần nhiều thông tin hơn ngoài báo cáo tài chính, ví dụ như từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Những chỉ số chính được lấy thông tin từ bảng cân đối kế toán đó là tỷ số hoạt động và tỷ số về sức mạnh tài chính. Trong đó tỷ lệ hoạt động chủ yếu tập trung vào tài khoản ngắn hạn nhằm mục đích hiển thị cách doanh nghiệp quản lý chu kỳ hoạt động của mình. Tỷ số về sức mạnh tài chính như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và vốn lưu động sẽ giúp nhà đầu tư nắm được mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, cách doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ra sao. Đồng thời còn cung cấp cho các nhà đầu tư sự gợi ý về tính ổn định tài chính của doanh nghiệp như thế nào.

Sự kết hợp giữa bảng cân đối kế toán với báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thu nhập là một trong những công cụ có ý nghĩa nhất đối với các nhà đầu tư trong việc nhận định và đánh giá sâu sắc về một doanh nghiệp. Do đó việc nắm được cách đọc bảng cân đối kế toán cũng như cách phân tích và sử dụng tài liệu này sẽ giúp nhà đầu tư rất nhiều để có được những quyết định đầu tư chính xác. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc nhà đầu tư giao dịch hiệu quả và thành công!