Hướng dẫn sử dụng máy cnc 1325

Hướng dẫn sử dụng máy cnc đục vi tính chắc chắn sẽ là thông tin cực kỳ hữu ích cho những ai đang sở hữu chiếc máy cnc này mà chưa biết cách sử dụng. Nếu bạn đang không biết tìm kiếm ở đâu để có những thông tin chính xác, đầy đủ, kỹ lưỡng và dễ hiểu nhất thì hãy tin tưởng Đông Phương chúng tôi qua bài chia sẻ này nhé!

Máy CNC đục vi tính là gì?

Máy CNC đục vi tính [hay còn gọi là máy đục gỗ vi tính] là một sản phẩm tiêu biển được sử dụng phổ biến thuộc dòng máy CNC. Chiếc máy này được ứng dụng rộng rãi trong ngành gỗ nhờ khả năng đục khắc được tranh gỗ, đục tượng gỗ, phù điêu gỗ và cắt 2D trên những sản phẩm có chất liệu gỗ [bằng bản mẫu được thiết kế riêng trên máy tính].

Ưu điểm: Thời gian sử dụng máy để gia công nhanh, cùng một lúc cho ra được nhiều sản phẩm với độ chính xác cao, giống nhau như đúc. Chính nhờ điều này mà máy CNC gỗ thích hợp cho những doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất hàng loạt. Việc sử dụng máy CNC gỗ giúp bạn hạn chế tối đa sự phụ thuộc tay nghề người thợ, giúp giảm bớt những rủi ro khi khắc hay đúc gỗ sai.

Nhược điểm: Tuy việc sử dụng máy CNC gỗ không phụ thuộc vào tay nghề người thợ nhưng máy lại yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức sâu về máy vi tính. Và điều này bạn chỉ nắm bắt được khi bạn có những thông tin về hướng dẫn sử dụng máy CNC gỗ một cách cặn kẽ. Bên cạnh đó nếu sản phẩm có góc khuất khiến máy không gia công được thì chi phí đầu tư máy phải tăng lên khá cao để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Tuy nhiên bạn cần biết rằng, có một chiếc máy đục gỗ vi tính thôi là chưa đủ. Bạn cần hiểu được cách thức sử dụng để điều khiển máy CNC gỗ và cho ra sản phẩm như bạn mong muốn.

Để sử dụng máy CNC đục vi tính bạn cần điều gì?

  • Nắm ít nhất là sơ qua phần mềm hỗ trợ được dùng cho máy CNC.
  • Thiết kế được các sản phẩm có độ tinh xảo cần đục trên máy tính.
  • Lập trình và tiến hành xuất mã cho máy chạy [máy chỉ đọc mã lệnh như các tọa độ không gian].
  • Viết chương trình vào máy, tiến hành khai báo một số thông số cơ bản và chạy.
  • Hiểu được cách thức lựa chọn tốc độ cắt, đường kính dao cho từng loại gỗ và cách cắt khác nhau, độ tiến dao, đường kính dao cho từng loại gỗ và cách cắt khác nhau sao cho tối ưu nhất.

Ngoài ra bạn cũng cần phải học theo trình tự gồm:

  • Tìm giáo trình tiện CNC hoặc phay CNC phù hợp cho từng loại máy.
  • Nắm rõ cấu tạo của máy và các mã lệnh CNC.
  • Các loại dao gia công tương ứng.
  • Các thông số gia công cho từng loại biên dạng, từng loại vật liệu khác nhau.
  • Các đời máy CNC và sự khác nhau giữa chúng.

Muốn sử dụng máy CNC đục vi tính thì dùng phần mềm hỗ trợ nào?

Hiện tại ở nước ta, bạn có thể lựa chọn hai phần mềm được sử dụng phổ biến nhất cho lĩnh vực thiết kế và lập trình là: Artcam và Jdpaint. Cả hai phần mềm hỗ trợ này đều được trang bị đầy đủ các chức năng để thực hiện hoàn hảo một quá trình đúc hay khắc trên máy CNC gỗ.

Thông tin về cách sử dụng máy CNC hiện nay khá là đầy đủ và phong phú, do vậy bạn cần phải chọn lọc thông tin mình cần thì mới mau tiến bộ được, việc chọn máy CNC nào để sử dụng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm mà bạn gia công, số lượng bạn gia công, độ chính xác của sản phẩm gia công, không những vậy bạn cần phải nắm qua các phần mềm hỗ trợ lập trình gia công trên máy tính nhằm có thể tối ưu và linh động công việc của mình.

Sử dụng phần mềm lập trình điêu khắc chuyên dụng

Như thông tin trên các bạn đã biết, nước ta sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thiết kế và lập trình là hai phần mềm hỗ trợ Artcam và Jdpaint. Với giao diện dễ nhìn, thân thiện và dễ sử dụng, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng làm quen với hệ điều khiển của phần mềm này.

Không chỉ có thế, cả hai phần mềm lập trình này còn khắc phục được lỗi nhấc trục Z, đặc biệt có kèm thêm NC Convert 4.0.

Bước tiếp theo mà bạn nên làm đó là cài đặt phần mềm lập trình điêu khắc chuyên dụng mà bạn muốn sử dụng và cài đặt nó. Các bước này bạn có thể tham khảo thêm ở các bài viết hoặc trên youtube.

Thiết kế bản mẫu trên máy tính

Công đoạn khó khăn nhất trong công việc thiết kế bản mẫu này là bạn cần phải lên ý tưởng. Ý tưởng này được bạn sáng tạo nên dựa theo yêu cầu công việc bắt buộc bạn phải tạo ra sản phẩm gì. Bạn nên suy nghĩ và lên ý tưởng cặn kẽ xem sản phẩm của bạn có kích thước như thế nào, góc cắt áp dụng làm sao cho phù hợp, độ nông sâu ra sao, cách thực hiện tối ưu nhất… để áp dụng tốt cho máy CNC gỗ.

Lập trình

Đây là phần đòi hỏi kiến thức chuyên sâu của bạn. Kiến thức này chủ yếu phải qua đào tạo thực tiễn nên chúng tôi khó có thể diễn tả tại bài viết.

Hiện nay lượn một vòng trên google, bạn có thể thu thập được rất nhiều mẫu thiết kế có sẵn rất đẹp để tham khảo và làm tư liệu cho bản thân. Đồng thời bạn cũng có thể download về và sử dụng ngay cho sản phẩm của mình. Sau khi hoàn thành bước này, bạn hãy chuyển sang bước cuối cùng để tiến hành gia công sản phẩm.

Tiến hành xuất mã cho máy

Nhập file đã lập trình vào máy tính, khai báo các thông số cần thiết, và để máy chạy.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH TĐH Đông Phương Hà Nội

KCN Phố nối A, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên.

Số 171/3, P Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline gặp Thu Hường : 0968.68.9988 / 0396.883.888 / 0383.669.966

Website: //maydongphuong.com

Máy đục vi tính bao nhiêu tiền

Để cắt được cần làm 2 thao tác chính: Chọn chế độ và công cụ cắt trên Artcom pro trên máy tính và thao tác chọn vật liệu định vị trên máy khắc.

I. Thao tác trên Artcom pro 7000.

– Mở Artcom pro 7000 ra, sau đó mở trang mới Create New model đánh thông số chiều dài, rộng của khổ máy [ X=1224, Y=2440]. Sau đó vào biếu tượng  Import vector Data lấy file và di chuyển file cắt xuống sát góc cuối cùng bên trái [Chú ý phải nằm trong khung của vật liệu định cắt. Ta có thể tách nhóm Ungroup Vetor hoặc nhóm các đối tượng lại Group Vetor bằng cách click chuột phải vào file ]. Trong Artcom pro 7000 có 2 phần chính cắt, khắc 2D và khắc 3D.

     1. Cắt và khắc 2D.

     a. Cắt 2D:

Chọn Toolpaths [công cụ cắt, khắc] và Chọn 2D Profiling. Ở đây có 2 chế độ cắt ngoài đối tượng  Outside[ cắt thông thường] và cắt trong Inside[ cắt lỗ tròn], có 6 bước chính.

Bước 1: Finish Depth: 0, độ sâu hoạt động mũi dao.

Bước 2: Machine Safe Z: 20, độ nhấc  dao an toàn dao khi cắt đối tượng này sang đối tượng khác. Thông thường độ nhấc dao cho cao hơn vật liệu khoảng 10 mm tránh trường hợp phồng vật liệu,để hợp lý và vẫn an toàn không bị hỏng mặt vật liệu thì tốc độ cắt nhanh hơn.

Bước 3: Select: Đây là bước chọn dao tùy vào vật liệu cắt, khắc ta có thể chọn dao 2D, 3D sao cho phù hợp.  Bước này rất quan trọng vì nó quyết định bản khắc và giảm được sự cố gẫy dao. Có 2 nhóm dao chính : Roughing and 2D finishing và 3 D Wax[ Jewelry].

Bước 4: Material: Cài đặt vật liệu

Vào setup à chọn Top Offset: 0 à OK

Bình thường có thể bỏ qua bước này. Đây là bước mới cài lại phần mềm  Artcom pro 7000 mới phải đặt lại sau đó nó mặc định luôn.

Bước 5: Now: Hoàn tất thao tác. Chú ý click chuột đúng vào file cần làm việc và xem đường dao chạy có chồng chéo đối tượng hay bỏ sót không.

Bước 6: Toolpaths: Lưu sang USB à Chọn Save Toolpaths à Chọn đường dẫn vào USB và chọn đuôi Model Matter [*.mmg].

     b. Khắc 2D : Khắc lõm

Chọn Toolpaths và Area Clearance.

Bước 1: Finish Depth: ….,chọn độ sâu muốn khoét lõm xuống, đơn vị là mm.

Bước 2: Machine Safe Z :….,

Bước 3: Add: Chọn dao tùy vào hình thù to, nhỏ của file. Ta chọn làm sao không bỏ nét  và nhanh hiệu quả nhất. Sau đó chọn Offset  chế độ dao chạy theo hình của đối tượng.

Bước 4: Now: Xem trước đường đi của mũi dao.

Bước 5: Save Toolpaths: Lưu vào USB, tượng tự phần trên.

     2. Khắc 3D.

Bước 1: Mở trang mới Create Model From Image và vào đường dẫn lấy file 3D. Vào Image size chọn kích thước file và Height in Z chọn độ lồi lõm lớn nhất bức tranh 3D và Relief Editing và Smooth Relief để làm nét bức tranh. Trong ô Smoothing passes đánh số 1 hoặc 2 và Alpply chấp nhận

Bước 2: Vào 3D Toolpaths, chọn machine Relief: Có 2 chế độ chạy dao chính Whole Model chạy toàn bộ nền và ảnh, Selected Vector chỉ chạy quanh ảnh bỏ nền. Ở 2 chế độ này ta chỉ làm việc các bước chính sau.

  • Machine Safe Z: độ nhấc dao
  • Select: Chọn dao 2D, vào Edit đánh đúng thông số đường kính góc vát , độ tù của dao: Ví dụ: 3.15 -15··˚ 0.1 [có nghĩa là đường xích đạo = 3.15, góc vát = 30˚, độ tù = 0.2, các thông số này ghi trên dao]. Cuối cùng chỉnh lại Step Over [Size, % of]=50 phần trăm các đường dao đè lên nhau.
  • Now: Hoàn tất.
  • Save Toolpaths: Lưu vào USB

II. Những thao tác làm việc trên bảng điều khiển máy khắc CNC

  • Mở máy: nhấn nút Start à chọn OK đưa motor điều khiền về Home
  • Tắt máy: nhấn nút Stop
  • X+ : Đưa motor cắt sang phải
  • X– : Đưa motor cắt sang trái
  • Y+: Đưa motor cắt tiến
  • Y–: Đưa motor cắt lùi
  • Xo: Định vị vị trí cắt, khắc
  • Zo: Định vị độ sâu cắt, khắc
  • Home: Đưa motor cắt về vị trí mặc định máy [góc cuối cùng bên trái]
  • High / Slow: Thay đổi tốc độ di chuyển bằng tay
  • On / Off : Bật, tắt motor quay
  • Menu: Cài đặt thông số [ không được dùng]
  • OK / Origin: Chấp nhận khi thay đổi thao tác, đưa về vị trí định vị
  • Model: Đặt chế độ từng bước hay di chuyển liên tục
  • Run / Delete: Chạy, xóa, tạm dừng, chạy tiếp
  • Stop / Cancle: Dừng, hủy lệnh, thoát về màn hình bật máy

1. Các bước chạy cắt, khắc trên máy CNC

– Khi đã xác định được vật liệu, kích thước vật liệu, chọn dao phù hợp [chú ý dao đúng với khai báo trên máy tính]. Sau đó định vị vị trí bắt đầu cắt, khắc X˚Y˚, và độ sâu Z˚.

– Nếu cắt 2D định vị Z˚ ở đáy vật liệu, khắc 2D, 3D thì định vị Z˚ trên mặt vật liệu.

-Run / Delete à OK à Chọn file cần cắt, khắc à OK, lúc này màn hình điều khiển sẽ hiện lên:

Proc spd : 8000 Tốc độ chạy theo phương thẳng

Trvl spd : 10000 Tốc độ chạy theo đường vòng

Z DownRat : 0.5 Tốc độ lên xuống dao ≤ 1

Spd Rati : 0.3 Hệ số tốc độ chạy ≤ 1

Spd Grad : 7 Tốc độ quay

  • Nếu muốn chỉnh lại các thông số trên di chuyển vệt sáng bằng phím X+, X– => Run / Delete => Thay đổi => OK
  • Cuối cùng các thông số trên được chấp nhận ta ấn OK để Load chạy file.

2. Các sự cố thông thường

– Khi đang cắt thấy dao chưa cắt đứt vật liệu  hoặc cắt sâu quá  => Nhấn Run / Delete tạm dừng  => Z– hoặc Z+  thay đổi độ sâu  => Run / Delete 2 lần để chạy tiếp.

– Khi đang cắt thấy dao bị gẫy, lúc này ta nhanh tay nhấn Stop => X–1   =>OK để lưu vị trí vừa bị Stop, dao chạy về vị trí thay dao. Sau khi thay xong ta định vị lại độ sâu Z˚. Tiếp theo mở lại file bằng cách nhấn đồng thời Run / Delete + X–1 [ nhớ là màn hình mặc định lúc bật máy mới nhấn được tổ hợp phím này]. Một bảng các thông số hiện ra để thay đổi lại các thông số => OK à Một  bảng các đường đã chạy X, Y, Z hiện ra nếu muốn trừ một số đường chạy vì khi gãy dao thường thì motor sẽ chạy quá 1 đoạn nhấn Delete và thay đổi xong => OK để chạy tiếp.

– Muốn hủy lệnh nhấn Stop 2 lần

  Cách cài Artcom pro 7000.

Mở Artcom pro 7000 => Chọn pdxdac7 => Install đợi cho chạy hết 100% => chọn Yes => Next => Next  => Next, đợi cho chạy xong quay lại mở Paradox => Patch chọn đường dẫn vào ổ C vừa cài Artcom pro 7000 C:\ Program file\ Artcom pro 7000 Exec => Select à Apply => Bye bye.

Video liên quan

Chủ Đề