Kẻ 8 lạng người nửa cân là gì

Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được áp dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên, có những câu khiến cho người đời sau cảm thấy khó hiểu như câu "Kẻ 8 lạng, người nửa cân".

Câu nói này ý chỉ sự tương đồng, không bên nào kém bên nào. Chúng ta có thể nghe thấy câu nói này khi người khác nói đến 2 đối thủ trong một cuộc thi đấu nào đó, nhan sắc của 2 cô gái hay ý tiêu cực là thủ đoạn của 2 người trong một đấu trường chiến đấu.

Nhưng tại sao lại thế, trong khi hệ thống đo lường quốc tế quy định 1 cân (kg) tương đương với 10 lạng (100kg). Nếu vậy thì làm sau mà 8 lạng lại bằng 0.5kg được. Có phải các cụ tính toán sai hay không. Thực tế là như thế nào, ai đúng ai sai đến nay vẫn còn là đề tài khiến không ít người đem ra tranh luận.

Kẻ 8 lạng người nửa cân là gì

Ảnh minh họa.

Theo Từ điển Tiếng Việt, đúng là 5 lạng bằng nửa cân. Nhưng cũng không có nghĩa là người xưa đã nhầm. Vấn đề là câu thành ngữ này không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, mà chỉ áp dụng với cân tiểu ly hay còn gọi là "cân tạ".

Cân tiểu ly là loại cân người xưa thường sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Theo quy ước của loại cân này, 16 lạng mới bằng 1 cân (cân này bằng 0,605kg). Như vậy, 1 lạng cân ta sẽ tương đương với 37,8g và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.

Một thắc mắc nữa là tại sao người xưa lại quy định 16 lạng là 1kg vì, người cổ đại quan sát trên bầu trời thấy các chòm sao như Bắc Đẩu thất tinh (7 ngôi sao), Nam Đẩu lục tinh (6 ngôi sao) và bên cạnh có 1 chòm 3 sao Phúc Lộc Thọ. Như vậy có 16 ngôi sao nên người xưa đã quyết định quy đổi 1kg bằng 16 lạng.

Tuy nhiên, trong ý nghĩa sâu xa của câu nói này cũng muốn răn dạy người đời nên sống ngay thẳng, đừng là việc xấu xa để đến mức người khác nói mình như thế.

Cũng như làm ăn buôn bán đúng tâm, đúng người, không nên cân điêu, cân thiếu sẽ ảnh hưởng đến phúc đức đời sau của con cái. Câu nói này cũng khiến chúng ta nghĩ đến câu chuyện Cái cân thủy ngân và quả báo cho những người làm ăn buôn bán thất đức.

Một câu thành ngữ phổ biến trong cuộc sống nhưng đến 100% người dùng hiểu nhầm, không rõ nguồn gốc của nó.

Trong cuộc sống, khi có xảy ra tranh cãi, đôi co mà hai bên đều cương quyết muốn dành phần thắng về mình hoặc trong trường hợp "ngang cơ" nhau, người ngoài nhìn vào thường nói: "Kẻ tám lạng, người nửa cân đây mà". Tới nay nhiều người vẫn thắc mắc tại sao "tám lạng" (800gr) lại so sánh với "nửa cân" (500gr), chênh nhau đến 300gr mà. Một số người khác lại hiểu theo nghĩa "xấp xỉ bằng nhau".

Vì vậy, câu thành ngữ xưa xuất hiện nhiều kiểu biến tấu, nói khác đi: "Người chín lạng, kẻ một cân", "Kẻ bốn lạng, người nửa cân". Có lẽ, người dùng cảm thấy nếu chênh nhau đến ba lạng thì hơi quá nên tự rút bớt khoảng cách còn một lạng để nghe hợp lí hơn.

Kẻ 8 lạng người nửa cân là gì

"Kẻ tám lạng, người nửa cân" là câu thành ngữ được sử dụng thường xuyên nhưng ít ai biết được nguồn gốc của nó. (Ảnh minh hoạ)

Thực tế, theo hệ thống đo lường xưa, một cân tương đương với mười sáu lạng. Cân này còn gọi là "cân ta" để phân biệt với "cân Tây" (tương ứng với mười lạng). Như vậy, tám lạng đúng bằng với nửa cân ta. Câu nói: "Kẻ tám lạng, người nửa cân" là hoàn toàn chính xác. Ngày xưa, khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc, người ta thường dùng cân ta.

Theo Thành ngữ, tục ngữ lược giải của tác giả Nguyễn Trần Trụ có giảng: "Kẻ bia tám lạng, kẻ này nửa cân: Tám lạng cũng là nửa cân. Ý nói 2 bên bằng nhau, không hơn không kém".

Trong cuốn Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức cũng giải thích: "Kẻ kia tám lượng (lạng), người này nửa cân: Bằng nhau, không ai hơn ai (một cân có mười sáu lạng". Câu thành ngữ này vốn bắt nguồn từ thành ngữ Tiếng Trung: "Bán cân bát lượng".

Kẻ 8 lạng người nửa cân là gì

Ngày xưa, người ta thường dùng cân ta để cân đo, một cân xưa bằng mười sáu lạng. (Ảnh minh hoạ)

Phía dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự ngỡ ngàng xen lẫn hài hước:

- Mình cũng thắc mắc câu này từ lâu rồi nhưng giấu trong lòng, không dám hỏi ai.

- Giờ thời đại vàng bạc lên ngôi rồi, đổi câu khác đi, chẳng hạn như: "Kẻ năm phân, người nửa chỉ".

- Tới giờ mới biết nguồn gốc câu thành ngữ này, từ trước vẫn nghĩ 500gr với 800gr.

Tóm lại, "Kẻ tám lạng, người nửa cân" vốn là cách nói chỉ sự ngang tài ngang sức dựa trên hệ thống đo lường xưa, với một cân bằng mười sáu lạng.

Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cau-thanh-ngu-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-dam-ca-100-nguoi-dung-hieu-nham-nghe-nguon-goc-te-ngua-nguoi-16222140206002834.htm