Khái niệm chính sách đối ngoại là gì

Chính sách đối ngoại là tập hợp các chiến lược mà một quốc gia sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau.

Khái niệm chính sách đối ngoại là gì

Chính sách đối ngoại 

Khái niệm

Chính sách đối ngoại trong tiếng Anh là foreign policy.

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. 

Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột hoặc thậm chí chiến tranh.

Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng. 

Các yếu tố quyết định 

Nhìn chung, các nhân tố chủ chốt quyết định chính sách đối ngoại của một quốc gia bao gồm:

- Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế;

- Tình hình chính trị và an ninh thế giới;

- Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được;

- Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại;

- Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,...)

Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều vấn đề đối nội đang có tác động lan tỏa ra ngoài biên giới quốc gia, các chính sách đối nội vì vậy cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đối ngoại và quan hệ ngoại giao của quốc gia này đối với các quốc gia khác, chẳng hạn như các chính sách về kinh tế, đầu tư, nhập cư,...

Kể từ khi bắt đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới từ cuối những năm 1980, Việt Nam đã "thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,..."

(Theo Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, NXB Chính trị Quốc gia sự thật)

  • Đối ngoại là gì?
  • Đặc điểm của hoạt động đối ngoại
  • Quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động đối ngoại
  • Yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại
  • Vai trò của đối ngoại trong thời kỳ hiện nay

Công tác đối ngoại luôn là công tác quan trọng không chỉ dối với mỗi quốc gia, mà còn đối với ngay trong gia đình của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các nội dung cơ bản của đối ngại.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Đối ngoại là gì?

Đối ngoại là gì?

Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động có được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Đặc điểm của hoạt động đối ngoại

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về đối ngoại là gì? chúng tôi làm rõ các đặc điểm của hoạt động đối ngoại. Đặc điểm của hoạt động đối ngoại như sau:

– Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội phối hợp cùng thực hiện.

– Các hoạt động đối ngoại được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính nhất quán, tính khoa học, đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng khác, tức là Quản lý tất cả các hoạt động và quan hệ do các cơ quan, tổ chức của Việt Nam thực hiện với các nước, các tổ chức nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực.

Khái niệm chính sách đối ngoại là gì

Quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động đối ngoại

– Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tông trọng độc lập, chuyển quyền, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp lớn đề tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chủ trương và biện pháp lớn để tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thống nhất Quản lý Nhà nước về công tác đối ngoại.

– Trình Chủ tịch nước quyết định việc kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và trình Chủ tịch nước phê chuẩn việc kí kết, gia nhập Điều ước quốc tế do Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

– Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cụ thể vè hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác với các nước và các tổ chức quốc tế, mở rộng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

– Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của nước ta tại nước ngoài và tạo và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; Quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại

– Lợi ích quốc gia: Lợi ích quốc gia trong đối ngoại bao gồm hai nhóm:

+ Nhóm lợi ích sống còn: Giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; giữ vững hòa bình với bên ngoài, bảo đảm ổn định và trật tự bên trong; bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân; bảo đảm an ninh kinh tế của quốc gia; giữ gìn bản sắc dân tộc.

+ Nhóm lợi ích phát triển: Không ngừng nâng cao khả năng giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; mở rộng không gian phát triển; phát huy bản sắc dân tộc; phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

– Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế: Chính sách đối ngoại được xây dựng trên cơ sở không những phải phù hợp với lợi ích của quốc gia, mà còn phải tương thích với vị thế và sức mạnh tổng hợp của đất nước.

– Tinh hình chính trị và an ninh thế giới: Cục diện thế giới và khu vực cũng có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của mọi quốc gia trên thế giới.

– Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được.

– Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại.

– Các nhân tố chính trị nội bộ (Các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận…).

Vai trò của đối ngoại trong thời kỳ hiện nay

– Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với các nước trên thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

– Hoạt động đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai mạnh và hiệu quả chủ trướng lớn về Hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế đã được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các kênh, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Quốc hội, đối ngoại nhân dân, diễn ra hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Hoạt động đối ngoại đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

– Người Việt Nam ở xa đất nước ngày càng hướng về quê hương, gắn bó và có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ công dân, thực hiện thành chỗ dựa tin cậy của cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, Đối ngoại là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Ben cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp một số nội dung liên quan tới vấn đề đối ngoại và chính sách đối ngoại.