Lá thư cuủa tổng thống trump lỗi chính tả năm 2024

Tổng thống đắc cử Ronald Reagan và Phó tổng thống đắc cử George H. W. Bush xuất hiện tại một cuộc họp báo vào ngày 5-11-1980, ở Los Angeles, sau chiến thắng của họ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980 - Ảnh: Washington Post

Năm 1993, sau một cuộc bầu cử tổng thống đầy chia rẽ, một truyền thống hiện đại ra đời ở nước Mỹ nhằm đánh dấu sự kết thúc của quá trình chuyển giao quyền lực: lá thư gửi người kế nhiệm.

Vào ngày 20-1-1993, cựu tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) để lại một thông điệp chân thành dành cho tổng thống mới nhậm chức Bill Clinton trên bàn làm việc trong Phòng Bầu dục.

Bức thư, dù không phải là bức thư đầu tiên do một tổng thống mãn nhiệm để lại cho người kế nhiệm, nhưng được nhiều người xem là lời nhắc nhở sâu sắc về hệ thống lưỡng đảng ở Mỹ. Và cũng từ đây, cử chỉ này gắn liền với các đời tổng thống tiếp theo, theo báo Independent.

Cùng nhìn lại thông điệp cuối cùng các tổng thống Mỹ mãn nhiệm để lại cho người kế nhiệm:

Barack Obama

Lá thư cuủa tổng thống trump lỗi chính tả năm 2024

Cựu tổng thống Barack Obama vẫy tay chào khi kết thúc họp báo tại Nhà Trắng ngày 26-12-2016 - Ảnh: AP

Vào năm 2016, cựu tổng thống Barack Obama đã sử dụng lá thư gửi cho Tổng thống Donald Trump để phản ánh về nghĩa vụ của tổng thống trong việc duy trì nền dân chủ.

"Chúng ta chỉ là những người tạm trú tại văn phòng này", ông Obama viết. "Điều đó khiến chúng ta trở thành những người bảo vệ thể chế và truyền thống dân chủ - như pháp quyền, tam quyền phân lập, bảo vệ bình đẳng và tự do dân sự - mà các bậc tiền bối của chúng ta đã chiến đấu và cống hiến".

Bất chấp mối quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt", ông Obama chúc mừng ông Trump về "chiến dịch tranh cử phi thường" và đề nghị "sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách có thể".

Vào thời điểm đó, ông Trump gọi bức thư của người tiền nhiệm là "sâu sắc" và "đẹp".

George W. Bush

Lá thư cuủa tổng thống trump lỗi chính tả năm 2024

Cựu tổng thống George W. Bush và vợ tại lễ tang cha ông là cựu tổng thống George H. W. Bush - Ảnh: GETTY

Ngày 20-1-2009, cựu tổng thống George W. Bush (Bush con) để lại cho ông Obama một bức thư động viên và chúc mừng rất thẳng thắn. Trong đó nhận định ông Obama "sắp bắt đầu một chương tuyệt vời trong cuộc đời".

"Sẽ có những khoảnh khắc phải cố gắng. Những người chỉ trích sẽ nổi cơn thịnh nộ", lá thư viết. "Bất kể điều gì xảy đến, ông sẽ được truyền cảm hứng từ tính cách và lòng trắc ẩn từ những người mà ông sắp dẫn dắt".

Bill Clinton

Lá thư cuủa tổng thống trump lỗi chính tả năm 2024

Cựu tổng thống Bill Clinton - Ảnh: CNN

Trong bức thư gửi cho tổng thống đắc cử George W. Bush, ông Clinton miêu tả niềm vui được trở thành tổng thống.

"Đây là lúc những câu hỏi cũ, không chỉ về vai trò của chính phủ mà còn về bản chất của đất nước chúng ta, phải được trả lời theo cách mới", bức thư viết.

"Những gánh nặng mà ông sắp gánh vác rất lớn nhưng cũng thường bị phóng đại. Không thể diễn tả được niềm vui khi làm những gì ông tin là đúng".

George H. W. Bush

Lá thư cuủa tổng thống trump lỗi chính tả năm 2024

Cựu tổng thống George H. W. Bush - Ảnh: The Rolling Stone

Ý nghĩa thông điệp mà ông George H. W. Bush để lại cho ông Clinton được tóm tắt trong một câu trích dẫn duy nhất: "Thành công của ông bây giờ là thành công của đất nước chúng ta. Tôi đang tận tình giúp đỡ ông".

Ông George H. W. Bush cũng viết về "cảm giác kinh ngạc và tôn trọng" mà ông cảm thấy khi bước vào Phòng Bầu dục và nói rằng: "Tôi biết ông cũng sẽ cảm thấy điều đó".

Trong một bài viết trên tờ Washington Post năm 2018, ông Clinton nói bức thư nói lên rằng vị tổng thống thứ 41 của nước Mỹ là một người "đáng tôn kính, lịch thiệp và tử tế, người tin tưởng vào nước Mỹ, vào Hiến pháp, vào thể chế và tương lai chung của chúng ta".

Ronald Reagan

Lá thư cuủa tổng thống trump lỗi chính tả năm 2024

Cựu tổng thống Ronald Reagan - Ảnh: AP

Nhà sử học Mark K Updegrove nói với tờ New York Times vào năm 2018 rằng truyền thống viết thư cho người kế nhiệm như chúng ta biết hiện nay xuất phát từ lời nhắn hài hước mà ông Reagan để lại cho ông George H. W. Bush.

Bức thư của ông Reagan nhắn nhủ "đừng để gà tây làm ông thất vọng", kèm theo bức vẽ gà tây ngồi trên một con voi - biểu tượng của Đảng Cộng hòa.

(CaliToday) – Viên chức đặc tranh bầu cử hàng đầu của Maine vào thứ 5 ra quyết định cấm ông Donald Trump có tên trên lá phiếu bầu cử sơ bộ của tiểu bang theo Mục 3 Tu chính Án thứ 14, tương tự như ở tiểu bang Colorado. Chánh Thư ký Shenna Bellows trong văn bản quyết định chính thức cho rằng, Donald J. Trump không đủ tư cách tranh cử sơ bộ Cộng hoà ở tiểu bang vì vai trò của ông trong vụ tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng 1. đồng tình với tuyên bố của một số công dân rằng cựu Tổng thống đã kích động bạo loạn, và vì vậy bị cấm tái tranh cử theo Tu chính Án 14. Bellows (Dân chủ) cho biết, bà kết luận, ông Trump “trong vài tháng, và cao điểm vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, đã sử dụng những thuyết âm mưu về gian lận bầu cử để kích động những người ủng hộ, và ra lệnh họ tuần hành về Điện Capitol để ngăn chặn thủ tục chứng nhận kết quả bầu cử 2020, và chuyển giao quyền lực ôn hoà.” “Tôi lưu ý, chưa có Chánh Thư ký tiểu bang nào từng tước quyền có tên trên lá phiếu của một ứng cử viên tổng thống dựa vào Mục 3 của Tu chính Án thứ 14. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý, chưa có ứng cử viên tổng thống nào trước đây từng tham gia vào cuộc nổi loạn,” Bellows ghi. Tối cao Pháp viện tiểu bang Colorado vào tuần trước đưa ra phán quyết 4-3, cho rằng, cựu Tổng thống Donald Trump không hội đủ điều kiện để giữ chức vụ công một lần nữa. “Đa số của Toà cho rằng Tổng thống Trump không đủ tư cách giữ chức vụ tổng thống theo Mục 3 Tu chính Án 14 trong Hiến pháp Hoa Kỳ,” phán quyết 4-3 ghi. “Vì ông không đủ tư cách nên việc Chánh Thư ký tiểu bang Colorado đưa ông vào danh sách ứng cử viên bầu cử vòng sơ bộ tổng thống sẽ là một hành động sai trái theo Luật bầu cử.” Quyết định của tiểu bang Maine làm tăng thêm tính khẩn thiết trong việc kêu gọi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tham gia vào tranh chấp bùng nổ về mặt chính trị về tư cách tranh cử hợp lệ của ông. Chỉ vài tuần trước khi những lá phiếu đầu tiên được bỏ cho vòng sơ bộ 2024, luật sư hai bên yêu cầu Toà Tối cao quốc gia đưa ra hướng dẫn về Tu chính Án được ban hành sau Nội chiến, vốn là trọng tâm của nỗ lực ngăn chặn Trump tranh cử vào Toà Bạch Ốc lần thứ ba. Mục 3 Tu chính Án 14, vốn được phê chuẩn năm 1868 nhằm ngăn cản các viên chức Liên minh miền Nam giữ chức vụ dân cử, nghiêm cấm bất cứ ai “tham gia vào bạo động hay phản loạn chống chính phủ Hoa Kỳ” đều không được giữ chức vụ công. Nhưng toà án và Quốc hội chưa xác định rõ ràng điều khoản này nên diễn dịch như thế nào vào hôm nay, hay mức độ các tiểu bang phải loại ứng cử viên khỏi lá phiếu ra sao. Trong khi câu hỏi về tư cách tranh cử của ông Trump cuối cùng sẽ do Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ giải quyết, một số thách thức pháp lý về vấn đề này được đưa ra ở hơn 30 tiểu bang. Nhiều thách thức trong số đó đã bị bác bỏ, và giới chức ở một số tiểu bang khác, trong đó có California, tỏ dấu hiệu cảnh giác với những nỗ lực loại cựu Tổng thống trong vòng sơ bộ. Tuy nhiên vẫn có một số thách thức pháp lý vẫn đang chờ toà giải quyết. Tại Oregon, nguyên đơn vụ kiện ở Michigan cũng đang tìm cách yêu cầu gạt tên ông Trump ra khỏi phiếu sơ bộ, mặc dù Chánh Thư ký Oregon từ chối vấn đề này sau thách thức trước đó. Khác biệt chính giữa phán quyết ở Michigan và Colorado là phán quyết ở Colorado được Toà Tối cao đưa ra phiên xét xử xác định cơ sở bằng chứng cho thấy Trump đã kích động một cuộc nổi dậy bạo lực sau khi thất cử năm 2020. Trong khi đó, các luật sư nguyên đơn ở Michigan tìm cách có một phiên toà tương tự nhưng bị bác bỏ. Toà ở hai tiểu bang Minnesota and Michigan phán quyết, các viên chức bầu cử ở đó không thể ngăn cản Cộng hoà đưa Trump lên phiếu bầu cử sơ bộ của họ. Tòa Tối cao Michigan vào thứ Tư cho rằng, các tòa phúc thẩm đã đưa ra quyết định phù hợp rằng, các đảng chính trị có quyền xác định ứng cử viên nào đủ điều kiện tranh cử tổng thống. Những nỗ lực tước tư cách tranh cử của Trump khiến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phải đối mặt với một trong những quyết định bùng nổ nhất về mặt chính trị kể từ khi giải quyết tranh chấp bầu cử năm 2000 trong phán quyết đứng về Tổng thống George W. Bush. Kể từ đó, Toà Tối cao Hoa Kỳ trở nên bảo thủ hơn rất nhiều, phần lớn là do 3 Thẩm phán được Trump bổ nhiệm. Hương Giang (Tổng hợp)