Libre office là gì

huong dan su dung lib writer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 63 trang )

PHẦN 1 LIBREOFFICE WRITER
CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI LIBREOFFICE WRITER
I.Giới thiệu Libreoffice writer
LibreOffice là một bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở được phát triển bởi The
Document Foundation với hơn 20 năm lịch sử hình thành và phát triển.
LibreOffice bao gồm 6 ứng dụng với nhiều tính năng cho tất cả các nhu cầu xử lý dữ liệu
và xuất bản tài liệu: Writer, Calc, Impress, Draw, Math và Base.
Ưu điểm của LibreOffice
·0 Nói đến phần mềm mã nguồn mở thì ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là hoàn toàn
miễn phí, bạn có thể tự do sử dụng nó và thậm chí chỉnh sửa lõi của phần mềm mà
không tốn bất kì chi phí nào.
·1 Có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một cộng đồng lớn sử dụng phần mềm này.
·2 Giao diện sử dụng khá thân thiện với người dùng.
·3 Dễ dàng chuyển đổi các tập tin từ định dạng của MS Office sang LibreOffice và
ngược lại.
·4 Được cài đặt sẵn trong các hệ điều hành phân phối Linux.

Nhược điểm của LibreOffice
·5 Nhược điểm đầu tiên kể đến đối với hầu hết những người sử dụng mới lần đầu
dùng phần mềm này đó là lạ lẫm, chưa quen với việc thao tác trên nó.
·6 So với MS Office, về mặt giao diện cũng như một số ít tính năng chưa thực sự
ngang bằng.
LibreOffice gồm những gì?
Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Linux như Ubuntu Desktop, Linux Mint hay Fedora cho
máy tính của mình thì bộ LibreOffice đã được tích hợp sẵn cùng hệ điều hành, có nghĩa
là khi bạn cài đặt xong hệ điều hành cho máy tính thì bộ phần mềm văn phòng này đã sẵn
sàng cho bạn sử dụng ngay.
Các thành phần cơ bản của bộ phần mềm này gồm:
LibreOffice Writer: đây là trình soạn thảo văn bản của bộ phần mềm này, nó giống
như trình soạn thảo văn bản MS Word. Về mặt cơ bản, trình soạn thảo này cung
cấp khá đầy đủ các tiện ích cho phép bạn viết nên một văn bản hoàn chỉnh; tuy


nhiên, theo kinh nghiệm sử dụng của cá nhân mình thì có một vài điểm nó chưa
thể so sánh bằng MS Word được.
LibreOffice Calc: đây là bộ tính toán tương tự như Excel bên MS Office. Mình ít xử
dụng Calc vì không phải dân chuyên kế toán nhưng về mặt giao diện và các tính
năng cơ bản thì không thua gì MS Office.
LibreOffice Impress: đây là thành phần cho phép bạn trình chiếu đa phương tiện và
so sánh thì nó tương ứng với MS PowerPoint. Về mặt trải nghiệm cá nhân, bản
thân mình thích sử dụng Impress hơn PowerPoint vì Impress bố trí các layout tiện
dụng hơn và dễ dàng tìm kiếm các nút điều khiển hơn. Đôi khi đơn giản lại giúp
chúng ta dễ nhìn thấy hơn.
LibreOffice Draw: đây là một tính năng mà mình thích trong bộ phần mềm này;
thông thường, khi sử dụng MS Office thì nếu chúng ta muốn vẽ gì đó thì sẽ dùng
ngay trên MS Word nhưng với bộ phần mềm này thì nó cung cấp cho chúng ta hẳn
một công cụ để vẽ các khối, chữ, biểu tượng.
LibreOffice Math: đây lại là một tính năng khá thú vị của bộ phần mềm văn phòng
này, nếu bạn sử dụng MS Office và muốn viết một biểu thức toán học nào đó hay
1

một phương trình thì thực sự khá là vất vả. Bạn phải vào menu của MS Word để
kích hoạt tính năng đó lên và việc sử dụng tính năng đó để viết biểu thức cũng
không phải dễ dàng và nhanh gọn. Nhưng với LibreOffice Math thì khác, nó là
một giao diện riêng, cho phép bạn nhập các biểu thức toán học, các công thức một
cách dễ dàng và thuận tiện.
Base Database: thành phần này sẽ giải quyết vấn đề nếu bạn muốn sử dụng tính năng
giống như của MS Access thì sao. Nó hỗ trợ việc nhập cơ sở dữ liệu từ MS Access
hay MySQL, cho phép bạn thao tác trên cơ sở dữ liệu này.
1.Cách khởi động :
Có rất nhiều cách để khởi động Libreoffice writer . Tùy vào mục đích sử dụng ta có thể
chọn 1 trong những cách sau :


Cách 1: Chọn Lệnh Start của Windows : Start All programs Libreoffice Libreoffice
Writer.
Cách 2: Bấm vào biểu tượng
của phần mêm Libreoffice nếu nhìn thấy nó bất kỳ ở
chỗ nào : Trên thanh tác vụ (task bar ) hoặc trên màn hình nên của windows ( desktop ).
2.Môi trường làm việc :
Sau khi khởi động môi trường làm việc của Writer thường có dạng như sau :

3. Tạo mới văn bản :
- Phím tắt để tạo một tài liệu mới trong LibreOffice Writer là Ctrl+N .
Cách khác :Tạo một tài liệu mới từ mẫu có sẵn: Nhấn Tab File, chọn New. Chọn
text document để tạo một tài liệu mới từ mẫu đã chọn.

2

4.Mở một văn bản tạo sẵn :
- Tương tự như Word 2007, phím tắt mở tài liệu có sẵn là Ctrl+O. Bạn cũng có thể
vào Tab File chọn Open. Sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

Hãy tìm đến thư mục nơi chứa tệp tin cần mở. Chọn tệp tin sau đó ấn nút Open để
tiếp tục. Tệp tài liệu sẽ được mở ra trên màn hình nền Writer.
5.Lưu một văn bản đã soạn thảo :
Phím tắt để lưu tài liệu là Ctrl+S (giống Word 2007). Cách khác: Nhấn Tab File,
chọn Save.
Nếu file tài liệu này trước đó chưa được lưu lần nào, bạn sẽ được yêu cầu đặt tên
file và chọn nơi lưu.
Để lưu tài liệu với tên khác (hay định dạng khác), bạn nhấn Tab File, chọn Save
As. Sẽ xuất hiện hộp thoai sau :
Hãy xác định thư mục nơi chứa tập tin mới này rồi gõ tên tệp tin vào mục File


name : rồi nhấn nút Save để kết thúc việc ghi nội dung tài liệu .
6.Thoát khỏi môi trường làm việc :
Khi không làm việc với Writer nữa, bạn có thể thực hiện theo một trong các cách
sau:
- Mở mục chọn File Exit
hoặc
- Nhấn tổ hợp phím tắt Alt + F4.

3

CHƯƠNG 2 : SOẠN THẢO VĂN BẢN
1. Nhập văn bản
Nhập văn bản là khâu đầu tiên trong qui trình soạn thảo tài liệu. Thông thường
lượng văn bản (Text) trên một tài liệu là rất nhiều, bạn tiếp cận được càng nhiều
những tính năng nhập văn bản thì càng tốt, bởi lẽ nó sẽ làm tăng tốc độ chế bản tài
liệu.
a. Sử dụng bộ gõ tiếng Việt
Từ năm 2001 Chính phủ ban hành tiêu chuẩn bộ mã chữ Việt trên máy tính
TCVN:6909 sử dụng phông chữ Unicode. Hiện nay có hai cách gõ tiếng Việt chính
là kiểu gõ Telex được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh phía bắc còn VNI được sử dụng
rộng rãi ở phía Nam.
Phần mềm tiếng Việt chúng tôi giới thiệu trong cuốn giáo trình này là Unikey với
kiểu gõ Telex. Máy tính của bạn phải được cài đặt phần mềm này để có được bộ gõ
và bộ phông chữ đi kèm.
Khi nào trên màn hình của bạn xuất hiện biểu tượng Unikey là khi bạn có thể gõ
được tiếng Việt. Nếu biểu tượng xuất hiện chữ E (kiểu gõ tiếng Anh), bạn phải
nhấn chuột lên biểu tượng lần nữa để chuyển về chế độ gõ tiếng Việt. Qui tắc gõ
tiếng Việt như sau:
Ví dụ:


Muốn gõ dòng: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bạn phải bật tiếng Việt và gõ lên tài liệu như sau:
Coongj hoaf xax hooij chur nghiax Vieetj Nam
b. Sử dụng bàn phím
Bật tiếng Việt (nếu bạn muốn gõ tiếng Việt) và sử dụng những thao tác soạn thảo,
thông thường để soạn thảo tài liệu như là:
- Các phím chữ a, b, c, .. ,z.
- Các phím số từ 0 đến 9.
- Các phím dấu: , > < ? [ ] { }
- Sử dụng phím Shift để gõ chữ in hoa và một số dấu.
- Sử dụng phím Caps Lock để thay đổi kiểu gõ chữ in hoa, chữ thường.
- Sử dụng phím Enter để ngắt đoạn văn bản.
- Sử dụng phím Tab để dịch điểm Tab.
- Sử dụng phím Space Bar để chèn dấu cách.
- Sử dụng các phím mũi tên: để dịch chuyển con trỏ trên tài liệu.
- Sử dụng phím Page Up và Page Down để dịch chuyển con trỏ về đầu hoặc cuối
từng trang màn hình.
- Phím Home, End để đưa con trỏ về đầu hoặc cuối dòng văn bản.
- Phím Delete để xoá ký tự văn bản đứng kề sau điểm trỏ.
- Phím Backspace để xoá ký tự đứng kề trước điểm trỏ.
2. Thao tác trên khối văn bản
Mục này cung cấp những kỹ năng thao tác trên một khối văn bản bao gồm: sao
chép, cắt dán, di chuyển khối văn bản. Giúp làm tăng tốc độ soạn thảo văn bản.
a. Sao chép
4

Sao chép khối văn bản là quá trình tạo một khối văn bản mới từ một khối văn bản
đã có sẵn. Phương pháp này được áp dụng khi bạn cần phải gõ lại một đoạn văn
bản giống hệt hoặc gần giống với một đoạn văn bản đã có sẵn trên tài liệu về mặt


nội dung cũng như định dạng (chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm định dạng ở phần
tiếp theo). Cách làm như sau:
Bước 1: Bôi đen khối văn bản cần sao chép. Để lựa chọn khối văn bản bạn làm như
sau:
- Di chuột và khoanh vùng văn bản cần chọn.
hoặc
- Dùng các phím mũi tên kết hợp việc giữ phím Shift để chọn vùng văn
bản. Chọn đến đâu bạn sẽ thấy văn bản được bôi đen đến đó.
Bước 2: Ra lệnh sao chép dữ liệu bằng một trong các cách:
- Mở mục chọn Edit Copy.
hoặc
- Nhấn nút Copy trên thanh công cụ Standard.
hoặc
- Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + C.
Bước 3: Dán văn bản đã chọn lên vị trí cần thiết. Bạn làm như sau:
Đặt con trỏ vào vị trí cần dán văn bản, ra lệnh dán bằng một trong các cách sau:
- Mở mục chọn Edit Paste.
hoặc
- Nhấn nút Paste trên thanh công cụ Standard.
hoặc
- Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + V.
Bạn sẽ thấy một đoạn văn bản mới được dán vào vị trí cần thiết. Bạn có thể thực
hiện nhiều lệnh dán liên tiếp, dữ liệu được dán ra sẽ là dữ liệu của lần ra lệnh Copy
gần nhất.
b. Di chuyển khối văn bản
Với phương pháp sao chép văn bản, sau khi sao chép được đoạn văn bản mới thì
đoạn văn bản cũ vẫn tồn tại đúng vị trí của nó. Nếu muốn sao chép đoạn văn bản ra
một nơi khác và đoạn văn bản cũ sẽ được xoá đi (tức là di chuyển khối văn bản đến
một vị trí khác), phương pháp này sẽ giúp làm điều đó. Có thể thực hiện theo hai
cách như sau:

Cách 1:
Bước 1: Lựa chọn khối văn bản cần di chuyển.
Bước 2: Ra lệnh cắt văn bản có thể bằng một trong các cách sau:
- Mở mục chọn Edit Cut.
hoặc
- Nhấn nút Cut trên thanh công cụ Standard.
hoặc
- Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + X.
Văn bản đã chọn sẽ bị cắt đi, chúng sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm (Clipboard) của
máy tính.
5

Bước 3: Thực hiện lệnh dán văn bản (Paste) như đã giới thiệu ở trên vào vị trí định
trước.
Cách 2:
Bước 1: Lựa chọn khối văn bản cần di chuyển.
Bước 2: Dùng chuột kéo rê vùng văn bản đang chọn và thả lên vị trí cần di chuyển
đến.
Phương pháp này gọi là kéo thả (drag and drop).
3. Thiết lập Tab
Tab là công cụ được sử dụng rất nhiều trong việc nhập văn bản. Ngoài khả năng
dịch chuyển điểm trỏ theo từng bước nhẩy, mục này sẽ giới thiệu cách sử dụng Tab cho
việc tạo một văn bản hiển thị dưới dạng các cột.
Bài toán đặt ra: hãy tạo bảng dữ liệu như sau:
STT
Họ và tên
Địa chỉ
1
Nguyễn Văn Quang


123, Tây Sơn
2
Hồ Hải Hà
68, Nguyễn Du
3
Dương Quốc Toản
23/10 Nguyễn Trãi
4
Nguyễn Anh Đức
32/7 Nguyễn Trãi
Các bước làm như sau:
Bước 1: Định nghĩa khoảng cách cho các cột của bảng bởi hộp thoại Tab như sau:
Mở bảng chọn Format Paragraph Tabs . Hộp thoại Tab xuất hiện :

- Bảng trên có 3 cột, mỗi cột sẽ được bắt đầu tại một vị trí có khoảng cách cố định đến lề
trái trang văn bản mà ta phải thiết lập ngay sau đây. Giả sử cột STT cách lề trái 1cm, cột
Họ và tên cách lề trái 3 cm, cột Địa chỉ cách lề trái 8cm. Khi đó phải thiết lập các thông
số này trên hộp thoại Tabs như sau:
Mục Type chọn lề cho dữ liệu trong cột này (cột STT):Left căn lề dữ liệu bên trái
cột, Right căn lề bên phải cột, Centered căn lề giữa cột, chọn Center. Chọn xong nhấn nút
New. Tương tự lần lượt khai báo vị trí Tab cho các cột còn lại: Họ và tên (3) và cột Địa
chỉ (8).
6

Cuối cùng nhấn nút OK để hoàn tất việc thiết lập Tabs cho các cột và có thể sử
dụng chúng. Nút Delete để xoá bỏ điểm Tab đang chọn; Nút Delete All để xoá bỏ toàn bộ
các điểm Tabs đang thiết lập trên hộp thoại.
Bước 2: Cách sử dụng những điểm Tab vừa thiết lập ở trên để tạo bảng dữ liệu:
Khi con trỏ đang nằm ở đầu dòng văn bản, nhấn Tab để nhập dữ liệu cột STT. Nhập


xong nhấn Tab, con trỏ sẽ chuyển đến vị trí tab tiếp theo (vị trí cột, họ và tên) và nhập
tiếp dữ liệu vào cột Họ và tên. Nhập xong, nhấn Tab để nhập dữ liệu cột Địa chỉ. Làm
tương tự với các dòng tiếp theo, bạn đã có thể tạo được bảng dữ liệu như yêu cầu ở trên.
Đặc biệt, chỉ cần dùng chuột xử lý trên thước kẻ nằm ngang (Vertical Ruler) bạn
cũng có thể thiết lập và điều chỉnh các điểm tab như vừa rồi. Cách làm như sau:
Để tạo điểm tab cho cột STT (có khoảng cách là 1cm, lề giữa), hãy nhấn chuột trái lên vị
trí 1 cm trên thước kẻ nằm ngang. Một điểm Tab có khoảng cách 1cm, lề trái (Left) đã
được thiết lập.
4. Các kỹ năng định dạng văn bản
Nhập văn bản bao gồm các thao tác để gõ được văn bản lên tài liệu. Còn định dạng văn
bản bao gồm các thao tác giúp bạn làm đẹp văn bản theo ý muốn.
4.1 Định dạng đơn giản
Giúp bạn có được những kỹ năng định dạng văn bản đầu tiên, đơn giản nhất như là:
phông chữ, màu sắc, cỡ chữ, lề v.v...
Hãy gõ đoạn văn bản sau:
Mẫu văn bản định dạng
a. Chọn phông chữ
Để chọn phông chữ cho đoạn văn bản trên, hãy làm như sau:
Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản.
Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Font
trên thanh công cụ Standard. Một danh sách các kiểu phông chữ xuất hiện. Bạn có thể
chọn một kiểu phù hợp.
b. Chọn cỡ chữ
Để chọn cỡ chữ cho đoạn văn bản trên, hãy làm như sau:
Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản.
Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Size
trên thanh công cụ Standard. Một
danh sách các cỡ chữ xuất hiện cho phép chọn lựa. Hoặc cũng có thể gõ trực tiếp cỡ chữ
vào mục Size này.
c. Chọn kiểu chữ

Để chọn kiểu chữ (kiểu chữ đậm, kiểu chữ nghiêng, kiểu chữ có gạch chân) cho
đoạn văn bản trên, hãy làm như sau:
Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản;
Bước 2: Dùng chuột bấm lên nút kiểu chữ trên thanh công cụ Standard:
(Từ trái sang phải )
- Kiểu chữ đậm (phím nóng Ctrl + B)
- Kiểu chữ nghiêng (phím nóng Ctrl + I)
- Kiểu chữ gạch chân (phím nóng Ctrl + U)
- Kiểu chữ gạch chữ
d. Chọn màu chữ
7

Để chọn màu sắc chữ cho đoạn văn bản, hãy làm như sau:
Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản trên.
Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Font Color
trên thanh công cụ Standard.
Một bảng màu xuất hiện cho phép chọn lựa.
e. Chọn màu nền văn bản
Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản trên.
Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Hightlighting
trên thanh công cụ
Standard. Một bảng màu xuất hiện cho phép chọn lựa
5.Thiết lập Bullets and Numbering
Phần này sẽ hướng dẫn cách thiết lập các loại đánh dấu đầu đoạn (Bullets) và cách
đánh số chỉ mục (Numbering) cho các tiêu đề trên tài liệu Writer.
5.1 Thiết lập Bullets
Để đánh dấu đầu dòng một đoạn văn bản, hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần đánh dấu đầu dòng và kích hoạt tính năng đánh dấu
đầu dòng bằng cách mở mục chọn: Format Bullets and Numbering, ..


Hộp thoại sau đây xuất hiện:

Bước 2: Thiết lập thông tin về dấu đầu dòng ở thẻ Bullets như sau:
Dùng chuột nhấn lên kiểu Bullet muốn thiết lập
Nhấn thẻ Image. để chọn một kiểu bullet là các hình ảnh khác, khi đó hộp thoại
sau đây xuất hiện:

8

Chọn một loại bullet rồi nhấn OK để hoàn tất.
5.2 Thiết lập Numbering
Để đánh số chỉ mục cho các tiêu đề tài liệu, hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần đánh số chỉ mục và kích hoạt tính năng đánh số chỉ
mục bằng cách mở mục chọn: Format Bullets and Numbering.., ấn vào thẻ
Numbering type hộp thoại sau đây xuất hiện:

Bước 2: Thiết lập thông tin về đánh số chỉ mục ở thẻ Numbered như sau:
Hãy dùng chuột nhấn lên kiểu đánh số chỉ mục muốn thiết lập;
Nhấn OK để chấp nhận các thay đổi, Cancel để hủy bỏ các công việc vừa làm.
6. Soạn thảo công thức toán học
Cách soạn thảo một công thức toán học được tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn một vị trí trên tài liệu, nơi sẽ chèn công thức toán học vào;
Bước 2: Kích hoạt trình soạn thảo công thức toán học bằng cách: mở mục chọn Insert
Object Formula
Bước 3: Soạn thảo công thức: Đơn giản bằng cách chèn các mẫu công thức rồi xây dựng
các thành phần công thức.
9


7. Chia văn bản thành nhiều cột
Libreoffice.org cung cấp tính năng Columns giúp người dùng dễ dàng chia văn bản
của mình thành nhiều cột (giống như định dạng trên các trang báo và tạp chí).
Mỗi đoạn văn bản có thể được chia thành các cột có độ rộng khác nhau. Trên mỗi cột, có
thể thực hiện chèn các thông tin như: bảng biểu, hình vẽ, như thao tác trên các trang tài
liệu bình thường.
7.1 Chia cột văn bản
Bước 1: Lựa chọn (bôi đen) vùng văn bản cần chia làm nhiều cột;
Bước 2: Kích hoạt mục chọn Format Columns, hộp thoại Columns xuất hiện

Thiết lập các thông số cho hộp thoại Columns với các định dạng tương tự như hình
vẽ mô tả.
- Bạn có thể thiết lập số cột cần tạo ra nhiều hơn bằng cách gõ số cột vào mục
Columns.
- Mục Width và Spacing cho phép thiết lập các thông số về chiều rộng và khoảng cách
giữa các cột. Bạn có thể dùng chuột lựa chọn (hoặc gõ) thay đổi giá trị mục Width, độ
rộng của cột tương ứng sẽ được thay đổi. Hoặc thay đổi giá trị mục Spacing.
7.2 Sửa lại định dạng
Để sửa lại định dạng cột đã chia, hãy làm theo 2 bước.
Bước 1: Đặt điểm trỏ vào một vị trí bất kỳ trên vùng văn bản đã chia cột.
Bước 2: Kích hoạt menu Format Columns Hộp thoại Columns xuất hiện cho phép
chỉnh sửa các thông số về các cột đã chia.
8. Tìm kiếm và thay thế văn bản
Tính năng Find & Replace trong Writer giúp tìm kiếm văn bản, đồng thời giúp thay thế
một cụm từ bởi một cụm từ mới. Điều này giúp ích rất nhiều khi bạn phải làm việc trên
một số lượng trang văn bản rất lớn (một giáo trình, một báo cáo dài chẳng hạn).
8.1 Tìm kiếm văn bản
Để tìm kiếm một cụm từ trong tài liệu của mình, làm như sau:
Bước 1: Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm;
Nếu không lựa chọn một vùng văn bản, Writer sẽ thực hiện tìm kiếm trên toàn bộ tài liệu.


Bước 2: Khởi động tính năng tìm kiếm văn bản bằng cách: kích hoạt mục Edit
Find hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + F, hộp thoại Find & Replace xuất hiện:

Bước 3:
- Gõ từ cần tìm kiếm vào mục Search for: ví dụ: Viet nam
- Match case tìm kiếm mà không phân biệt chữ hoa, chữ thường;
Bước 4:
Nhấn nút Find, máy sẽ chỉ đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm.
10

8.2 Tìm và thay thế văn bản
Tính năng này giúp tìm ra những cụm từ trên văn bản, đồng thời có thể thay thế
cụm từ tìm được bởi một cụm từ mới. Để thực hiện tính năng này, làm như sau:
Bước 1: Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm; khởi động tính năng tìm kiếm văn bản;
Bước 2: Thiết lập thông tin về cụm từ cần tìm và cụm từ sẽ thay thế

- Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào mục Search for
- Gõ cụm từ sẽ thay thế ở mục Replace with
Hộp thoại trên thiết lập thông tin tìm kiếm cụm từ Viet nam, nếu tìm thấy có thể thay thế
cụm từ đó bởi cụm từ Việt Nam
Bước 3: Nhấn nút Find next để tìm đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm. Khi tìm thấy,
có thể bấm nút Replace để thay thế cụm từ tìm được bởi cụm từ đã chỉ định ở mục
Replace with, hoặc nhấn nút Replace All, Writer sẽ tự động thay thế toàn bộ các cụm từ
sẽ tìm được như chỉ định.
9. Tạo cấu trúc bảng
Sử dụng thanh công cụ: Bạn có thể nhấn nút Table trên thanh công cụ Standard để chèn
một bảng lên tài liệu. Bảng chọn sau đây xuất hiện, cho phép chọn số dòng và số cột của
bảng:


* Để chỉnh sửa cấu trúc bảng thì nhấn vào bảng. Sẽ có danh sách lựa chọn hiện cuối trang
11

10. Chèn số trang tự động
Bạn có thể chèn số trang tự động
Bước 1: Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn số tra
Bước 2: Mở mục chọn: Insert Fields Page number số trang sẽ tự động điền vào
chỗ con trỏ chuột
11. In ấn
11.1 Tính năng page styles
Tính năng này thiết lập cấu trúc trang in, khổ giấy in . Hãy mở mục chọn Format page để
kích hoạt . Hộp thoại page style xuất hiện :

- Thẻ Pape: cho phép bạn lựa chọn khổ giấy in
- Mục Format: để chọn khổ giấy in. Bao gồm các khổ: Letter, Legar, Tabloid,
User, C4, C5
thường, văn bản được soạn thảo trên khổ A4 với định dạng Letter - Ngoài ra bạn có
thể thiết lập chiều
Height) cho khổ giấy;
- Phần Margins: cho phép thiết lập lề trang in. - Mục Top: để thiết lập chiều
- Mục Bottom: để thiết lập chi
- Mục Left: để thiết lậ
- Mục Right: để thiết lập chiều rộng của lề bên phải của trang in; - Nhấn OK để đồng ý
và đóng hộp thoại lại.
11.2 Xem tài liệu trước khi in
Mở mục chọn File Print Preview.
Màn hình Preview cùng thanh công cụ Print preview sẽ xuất hiện

12

11.3 In ấn tài liệu
Có nhiều cách cho bạn lựa chọn in ấn :
Cách 1 : Mở mục chọn file Print
Cách 2 : Ấn tổ hợp phím Ctrl + P
Hộp thoại Print sẽ xuất hiện :

Hộp print cho phép bạn chọn máy in cần in . Nút Properties cho phép bạn thiết lập các
thuộc tính máy in nếu cần.
Hộp print Range and Copies : cho phép thiết lập phậm vi các trang in.
Chọn All : In toàn bộ các trang trên tệp tài liệu.
Selection : Chỉ in trang tài liệu đang chọn.
Pages : chỉ in những trang cần in.
12. Tạo liên kết (Hyperlink)
Bước 1: Bạn bôi đen cụm từ, đoạn văn bản muốn chèn Link. Vào Insert -> Chọn
Hyperlink .

13

Hoặc chọn ngay trên Menu thanh công cụ:

Bước 2: Một hộp thoại hiện ra, bạn có thể chọn tới link, email, file, đề mục để chèn vào
văn bản.

Sau khi chèn liên kết, bạn nhấn OK để hoàn thành.
- Để đi tới liên kết đã chèn vào văn bản bạn nhấn : Ctrl + Nhấn đúp chuột.
* Thực hiện hủy liên kết bằng cách Click chuột phải và chọn Remove Hyperlink.
13. Đánh số trang từ một trang bất kỳ trong


Bước 1: Bạn vào thanh công cụ bên phải, chọn Styles and Formatting -> Click chuột phải
tạo New Style.

14

Bước 2: Hộp thoại hiện ra, bạn nhập tên Style mới ( Ví dụ tôi nhập là: DEMO 1). Nhấn
OK để hoàn thành.

Bước 3: Đặt con trỏ ở trang bạn muốn bắt đầu đánh số trang -> Vào Insert -> Manual
Break.

15

Bước 4: Hộp thoại hiện ra, click chọn Page break -> Mục Style bạn chọn tên Style mà
bạn đã tạo từ bước 2. Tích vào Change Page Number để điền số thứ tự hiển thị. Nhấn OK
để hoàn thành.

Bước 5: Lúc này dấu ngăn trang hình thành, bạn đặt con trỏ ở chân trang (hoặc đầu trang)
mà muốn bắt đầu đánh số thứ tự. Sau đó vào Insert -> chọn Page Number để đánh số.

14. Xoay ngang 1 trang giấy bất kỳ
Bước 1: Tại khung soạn thảo bạn Click chuột phải, chọn Page

16

Bước 2: Hộp thoại hiện ra, tại mục Nex style -> chọn Landscape -> Nhấn OK để hoàn
thành thao tác.

17

PHẦN 2 LIBREOFFICE CALC
CHƯƠNG 01: LÀM QUEN VỚI CALC
1. Cách khởi động Calc
Có rất nhiều cách có thể khởi động được phần mềm Calc. Tuỳ vào mục đích làm việc, sở
thích hoặc sự tiện dụng mà ta có thể chọn một trong các cách sau đây để khởi động:
- Cách 1:Nhấn nút Start\All Programs\LibreOffice.org\LibreOffice.org Calc.
- Cách 2: Bấm đúp chuột lên biểu tượng của Calc nếu như nhìn thấy nó bất kỳ ở chỗ nào
trên màn hình Desktop,
- Cách 3: Nếu muốn mở nhanh một bảng tính gần đây nhất trên máy tính đang
làm việc, có thể chọn Start\Documents, chọn tên bảng tính (Calc) cần mở. Khi đó
Calc sẽ khởi động và mở ngay bảng tính vừa chỉ định.
2. Màn hình làm việc của Calc
Sau khi khởi động, màn hình làm việc của Calc có dạng như sau:

Thanh tiêu đề (Title Bar): Nằm trên cùng của màn hình hiển thị tên của bảng tính hiện
thời. Nếu bảng tính mới được tạo thì tên của nó sẽ là Untitled X, với X là một con số.
- Thanh trình đơn (Menu Bar): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Calc trong
khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi cũng có thể sử dụng
tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.
- Thanh công cụ chuẩn và thanh công cụ định dạng (Standard Toolbar, Formatting
Toolbar): Cung cấp các biểu tượng chức năng, giúp việc thực hiện các lệnh cơ bản, quản
lý và xử lý trang tính nhanh hơn.
- Thanh công thức (Formular Bar): Bên trái của thanh công thức là một ô nhập liệu
nhỏ gọi là ô Tên, bao gồm một chữ cái và một số
- Thanh thẻ tên trang tính (Sheet Bar): Hiển thị tên của các trang tính.
- Thanh trạng thái (Status Bar): Nằm cuối cửa sổ, hiển thị vị trí trang tính hiện thời


trên tổng số trang tính, độ thu phóng của trang tính, trạng thái phím Insert,

18

- Cột (Column): Là tập hợp các ô trong trang tính theo chiều dọc được đánh thứ tự bằng
chữ cái (từ trái sang phải bắt đầu từ A, B, C, ... , đến AMH, AMI, AMJ, tổng số có 1024
cột). Ngoài cùng bên trái là nút chọn (đánh dấu khối) toàn bộ trang tính.
- Hàng (Row): Là tập hợp các ô trong trang tính theo chiều ngang được đánh thứ tự bằng
số từ 1 đến 65536.
- Ô (Cell): Là giao của một cột và một hàng. Địa chỉ của ô được xác định bằng cột trước,
hàng sau, ví dụ C4, A23.
- Ô hiện thời (Active Cell): Là ô có khung viền chung quanh với một chấm vuông nhỏ ở
góc dưới (Mốc điền) hay còn gọi là Con trỏ ô (sau này gọi là con trỏ). Tọa độ của ô này
được hiển thị trên thanh công thức.
3. Các màn hình thể hiện bảng tính
Để tùy chọn hình thức hiển thị bảng tính, bạn vào menu View rồi chọn các kiểu hiển thị
mong muốn. Calc có một số cách để xem bảng tính như sau:
- Normal: Là màn hình mặc nhiên để soạn thảo.
- Page Break Preview: Chỉ hiển thị vùng bảng tính có dữ liệu.
- Full Screen: Xem bảng tính toàn màn hình.
- Zoom: Xem bảng tính theo tỷ lệ tùy ý.
Khác với phiên bản LibreOffice.org 3.0, ở bản này cho phép người dùng chọn chế độ
xem bảng tính theo tỉ lệ tùy ý bằng cách nhấn chuột vào các biểu tượng tương ứng tại góc
dưới bên phải của màn hình.

4. Tạo một bảng tính mới
Làm việc với Calc là làm việc trên các bảng tính. Bạn có thể mở một bảng tính mới cho
dù tại thời điểm đó đang sử dụng một chuơng trình khác trong bộ LibreOffice.org, ví dụ,
mở bảng tính từ chương trình Writer hoặc Draw. Bạn có thể chọn một trong các cách sau:


- Vào menu File\New\Spreadsheet;
hoặc
- Nhấn chuột vào biểu tượng New
trên thanh công cụ. Nhấn giữ biểu tượng New hoặc
nhấn chuột vào mũi tên bên phải biểu tượng New để mở menu con, từ đó chọn
Spreadsheet;
hoặc
- Nếu bạn đã mở một bảng tính, có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl+N để mở một bảng tính
mới.
5. Lưu bảng tính
- Vào menu File\Save;
hoặc

19

- Nhấn chuột vào biểu tượng Save
trên thanh công cụ. Biểu tượng này sẽ có màu tím
và không chọn được nếu như tệp đã được lưu và không có bất cứ sự thay đổi nào mới;
hoặc
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.
Nếu trước đó bảng tính chưa được lưu, khi đó với bất cứ cách nào nêu trên sẽ mở ra hộp
hội thoại Save As. Trong hộp hội thoại này bạn có thể đặt tên cho bảng tính và xác định
vị trí lưu bảng tính.

- Chọn vị trí lưu bảng tính mới.
- Đặt tên bảng tính tại ô File name.
- Chọn phần mở rộng của tệp tại ô Save as type. Mặc định phần mở rộng là ODF
Spreadsheet (.ods), tuy nhiên bạn có thể chọn lưu tệp dưới dạng .xls, .xml,
- Nhấn nút <> để kết thúc việc lưu bảng tính lên đĩa.


6. Mở bảng tính đã tồn tại trên đĩa
Calc cho phép bạn không chỉ mở được những bảng tính được tạo ra bằng chương trình
này, mà còn mở được cả những bảng tính được tạo ra bằng chương trình MS Excel (tệp
.xls, thậm chí là .xlsx).
Để mở một bảng tính đã có trên đĩa, bạn có thể chọn một trong các cách sau:
- Vào menu File\Open;
hoặc
- Nhấn chuột vào biểu tượng Open
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O.
Hộp hội thoại Open sẽ xuất hiện:

trên thanh công cụ;

20

Tìm đến thư mục chứa bảng tính cần mở trên đĩa, chọn tệp tài liệu. Nhấn nút <>
trên hộp hội thoại, tệp tài liệu được chọn sẽ mở ra trên màn hình Calc.
7. Đóng bảng tính và thoát khỏi Calc
Khi không muốn làm việc với Calc nữa, thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào menu File\Exit, hoặc
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Q.

CHƯƠNG 02: CÁC THAO TÁC VỚI TRANG TÍNH
1. Thêm và xoá các trang tính
Theo mặc định, mỗi một bảng tính mới chứa ba trang tính trống. Nếu không cần tất cả ba
trang tính, bạn có thể dễ dàng xoá bỏ những trang tính không cần thiết. Nếu muốn có
thêm trang tính, bạn có thể chèn các trang tính tuỳ theo nhu cầu. Cách thực hiện như sau:
- Thêm trang tính:
+Ấn chuột trái vào nút cộng cuối trang


hoặc nhấn chuột phải lên
thanh thẻ tên trang tính và chọn Insert Sheet xuất hiện hộp hội thoại:

+ Chọn vị trí xuất hiện của trang tính mới tại phần Position:
21

o Before current sheet: Xuất hiện trước trang tính hiện thời.
o After current sheet: Xuất hiện sau trang tính hiện thời.
+ Chọn số lượng trang tính cần thêm mới tại ô No. of sheets.
+ Đặt tên cho trang tính mới tại ô Name.
+ Nhấn nút <> để thêm trang tính mới.
- Xoá trang tính:
+ Chọn trang tính cần xoá.
+ Nhấn chuột phải lên thanh thẻ tên trang tính và chọn Delete Sheet
+ Xuất hiện cảnh báo xoá, chọn <>.
2. Đổi tên trang tính
Ngầm định các trang tính được đặt tên lần lượt là Sheet1, Sheet2 và Sheet3. Tuy nhiên
bạn có thể đổi tên các trang để dễ nhận biết nội dung của từng trang tính. Cách thực hiện
như sau:
+ Chọn trang tính cần sửa.
+ Nhấn chuột phải lên thanh thẻ tên trang tính và chọn Rename sheet, xuất hiện hộp hội
thoại:

- Nhập tên mới cho trang tính tại ô Name.
- Nhấn nút <> để chấp nhận tên mới của trang tính.
3. Bảo vệ trang tính
Để bảo vệ trang tính khỏi sự thay đổi dữ liệu do người khác gây nên, bạn có thể thực hiện
như sau:
- Chọn trang tính cần bảo vệ.


- Vào menu Tools\Protect Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

- Nhập mật khẩu bảo vệ vào ô Password.
- Nhập lại mật khẩu bảo vệ vào ô Confirm để xác nhận.
- Nhấn nút <> để chấp nhận mật khẩu.

22

Sau khi thực hiện chức năng trên, toàn bộ trang tính sẽ được bảo vệ và không sự thay đổi
nào có thể thực hiện được đối với trang tính đó.
Để bỏ bảo vệ, thực hiện như sau:
- Chọn trang tính cần bỏ bảo vệ.
- Vào menu Tools\Protect Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

- Nhập mật khẩu bảo vệ vào ô trống.
- Nhấn nút <> để bỏ bảo vệ.
4. Chọn nhiều trang tính
- Liền kề: Nhấn chuột vào thẻ tên đầu, giữ phím Shift trong khi nhấn chuột vào thẻ tên
cuối.
- Cách nhau: Giữ phím Ctrl trong khi nhấn chuột vào các thẻ tên cần chọn.
- Để bỏ chọn một trang tính: Giữ phím Ctrl trong khi nhấn chuột vào thẻ tên của trang
tính cần bỏ chọn.

23

CHƯƠNG 03: XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG BẢNG TÍNH
1. Các kiểu dữ liệu
Trong một ô chỉ có thể chứa một kiểu dữ liệu, kiểu dữ liệu của ô phụ thuộc vào ký tự đầu


tiên gõ vào. Các kiểu dữ liệu trong một ô được tạo ra như sau:
1.1. Dạng chuỗi (Text)
- Bắt đầu bởi các chữ cái a đến z hoặc A đến Z.
- Những dữ liệu dạng chuỗi như số nhà, số điện thoại, mã số... khi nhập vào phải bắt đầu
bằng dấu nháy đơn (') và không có giá trị tính toán.
- Theo mặc định, dữ liệu dạng chuỗi được căn sang trái ô.
1.2. Dạng số (Number)
- Bắt đầu bởi các số từ 0 đến 9; các dấu +, - , *, (, $ hoặc một dấu đơn vị tiền tệ khác tùy
thuộc vào việc đặt các thông số quốc tế của Windows.
- Theo mặc định, dữ liệu dạng số được căn sang phải ô.
1.3. Dạng công thức (Formulas)
- Bắt đầu bởi dấu bằng (=). Sau khi nhấn phím Enter công thức nhập vào chỉ thể hiện
trên thanh công thức còn kết quả được thể hiện trong ô.
Nếu thấy
Có thể là do:
####
Cột quá hẹp
#DIV/0!
Chia cho 0, sai về kiểu của toán
hạng
#NAME?
Thực hiện phép tính với một
biến không xác định (tên không
gắn với một ô hay vùng nào cả)
#N/A
Tham chiếu đến ô rỗng hoặc
không có trong danh sách
1.4. Dạng ngày (Date), giờ (Time)
- Trong cách trình bày dưới đây:
DD là 2 con số chỉ ngày

MM là 2 con số chỉ tháng
YY là 2 con số chỉ năm
Nhập theo dạng MM/DD/YY hoặc DD/MM/YY tùy thuộc vào việc đặt các thông số quốc
tế của Windows, ví dụ nếu đặt thông số quốc tế kiểu Pháp, ta gõ vào 27/03/07, trường
hợp dùng kiểu Mỹ (ngầm định) ta gõ vào 03/27/07. Khi nhập sai dạng thức, Calc tự động
chuyển sang dạng chuỗi (căn sang trái ô) và ta không thể dùng kiểu dữ liệu này để tính
toán.
2. Các toán tử trong công thức
2.1. Toán tử số
Phép toán
Ví dụ
+ cộng
10 + 5 = 15
- trừ
10 - 5 = 5
* nhân
10*5 = 50
/ chia
90/3 = 30
^ lũy thừa
3^2 = 9
% phần trăm
50%*600 = 300
24

Thứ tự ưu tiên của các phép toán như sau: lũy thừa trước rồi đến nhân chia và sau cùng
mới đến cộng trừ. Các phép toán ở cùng mức ưu tiên (như nhân chia hoặc cộng trừ) thực
hiện từ trái sang phải. Muốn thay đổi thứ tự ưu tiên, dùng các cặp dấu ngoặc tròn, toán tử
trong cặp ngoặc ở sâu nhất sẽ được thực hiện trước.


2.2. Toán tử chuỗi
& Nối chuỗi.
Ví dụ: Tin&Học. Kết quả thu được là: TinHọc
2.3. Toán tử
>

Lớn hơn
Nhỏ hơn
Lớn hơn hoặc
bằng
<=
Nhỏ hơn hoặc
bằng
<>
Khác
Các toán tử so sánh cho kết quả là True (Đúng) hoặc False (Sai).
3. Nhập dữ liệu
3.1. Dữ liệu bất kỳ
- Đưa con trỏ về ô cần thiết.
- Nhập dữ liệu theo loại dạng thức.
- Để kết thúc việc nhập dữ liệu, làm theo một trong các cách sau:
+ Nhấn phím Enter, con trỏ ô sẽ xuống ô dưới.
+ Nhấn một phím mũi tên để đưa con trỏ sang ô cần thiết, ví dụ nhấn phím sẽ đưa con
trỏ sang ô bên phải.
+ Trỏ chuột vào ô cần tới, nhấn chuột trái.
3.2. Dữ liệu trong các ô tuân theo quy luật
· Chuỗi số với bước nhảy là 1:
- Đưa con trỏ về ô đầu tiên của miền, gõ vào số bắt đầu, ví dụ để đánh số thứ tự cho một
số ô bắt đầu từ 1, ta gõ 1.
- Trỏ chuột vào mốc điền cho xuất hiện dấu cộng màu đen, kéo và thả chuột tại ô cuối của


miền. Kết quả ta được một chuỗi số 1, 2, 3,...
Chu×i sÑ vÛi bước nhảy bất kỳ:
- Đưa con trỏ về ô đầu tiên của miền, gõ vào số bắt đầu, ví dụ để có chuỗi số chẵn ta gõ 2
vào một ô nào đó.
- Về ô dưới (hoặc ô bên phải) của miền, gõ vào số tiếp theo, ví dụ ta gõ số 4.
- Đánh dấu khối 2 ô này, trỏ chuột vào mốc điền cho xuất hiện dấu cộng, kéo và thả chuột
tại ô cuối của miền.
<
>=

3.3. Dữ liệu kiểu công thức
- Phải bắt đầu bởi dấu =.
25