Mẫn cảm thuốc là gì

Chứng mẫn cảm của cơ thể là hiện tượng cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với các  dị nguyên. Các triệu chứng mẫn cảm có thể xuất hiện ngay trong vài giây nhưng cũng có thể muộn hơn sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Các bệnh do cơ thể quá mẫn cảm

Hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người diễn ra rất phức tạp nên cũng có nhiều nguy cơ xảy ra các sai sót và hiện tượng mẫn cảm [dị ứng] là một trong những sai sót đó. Hiện tượng dị ứng là một dạng phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trường sống mà bình thường vốn ít nguy hại.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng.

Các loại phản ứng viêm dị ứng và dẫn tới các bệnh lý liên quan đến dị ứng thường gặp là hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mày đay, sốc phản vệ... Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi cá thể tùy thuộc vào loại bệnh bị mắc, mức độ mẫn cảm của cơ thể cũng như số lượng và cách tiếp xúc của dị nguyên gây bệnh.

Điều trị bệnh như thế nào?

Để điều trị các bệnh dị ứng nói chung thì cơ bản là phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, sử dụng các thuốc chống dị ứng nhằm giảm triệu chứng và thuốc làm giảm mẫn cảm đặc hiệu.

Thuốc chống dị ứng

Do phản ứng viêm dị ứng với sự giải phóng của các hoạt chất trung gian là cơ chế gây bệnh chủ yếu của hầu hết các bệnh dị ứng, nên các thuốc chống dị ứng hiện nay đều được phát triển theo hướng tác dụng ức chế phản ứng viêm dị ứng hoặc kháng lại các hoạt chất trung gian, giúp giảm các triệu chứng dị ứng cấp tính. Trong những năm gần đây đã có nhiều nhóm thuốc chống dị ứng mới ra đời theo xu hướng này. Trong đó có các thuốc kháng histamin thế hệ mới, kháng leukotriene, kháng thromboxane, kháng các cytokine của tế bào T, ổn định màng tế bào mast và nhiều tác nhân kháng lại các tế bào và phân tử khác.

Thuốc kháng histamin: vai trò quan trọng của histamin và thụ thể histamin H1 trong các bệnh dị ứng đã được hiểu biết ngày càng đầy đủ. Các loại thuốc thế hệ mới cũng đã ra đời ngày càng nhiều với mục đích tăng cường hiệu quả và giảm thiểu khả năng tương tác thuốc cũng như các tác dụng có hại của thuốc. Các thuốc kháng H1 và thế hệ 2 như loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizin, deslorratadine... hiện được ưa sử dụng hơn so với các thuốc thế hệ cũ do thuốc thế hệ mới ít gây buồn ngủ và tác dụng nhanh, ít nguy cơ gây tương tác thuốc và ít tác dụng phụ hơn so với chế phẩm gốc.

Các thuốc kháng leukotriene: Leukotriene là một nhóm các hoạt chất trung gian có vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng và có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhày, giãn mạch... Hiện nay khá nhiều thuốc kháng leukotriene ra đời như montelukast, zafirlukast, zileuton hiệu quả và tính an toàn của các thuốc này đã được chứng minh trong điều trị các bệnh dị ứng như mày đay mạn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Thuốc kháng IgE: kháng thể IgE có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản và nhiều bệnh lý dị ứng khác. Sự kết hợp của kháng thể này với kháng nguyên gây bệnh sẽ khởi động chuỗi phản ứng viêm dị ứng. Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90%. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, omalizumab có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế quản nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Các thuốc kháng thromboxane A2: do có một số bằng chứng về vai trò của thromboxane A2 trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng nên các nhà khoa học đã có ý tưởng sử dụng các chất kháng lại hoạt chất này trong điều trị các bệnh dị ứng. Hiện nay, các thuốc kháng thromboxane A2 như ozagrel, ramatroban và seratridust đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Thuốc kháng cytokine của tế bào lympho Th2: các tế bào lympho Th2 đặc hiệu kháng nguyên được cho là có vai trò khởi phát các phản ứng dị ứng. Điều này đã đưa đến khả năng kiểm soát các bệnh dị ứng bằng cách sử dụng các thuốc ức chế các cytokine của tế bào Th2, suplatast là một trong những dẫn xuất đầu tiên của nhóm này. Thuốc đã được chứng minh là có khả năng ức chế sản xuất các kháng thể dị ứng IgE, ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt dị ứng cấp tính ở chuột. Hiện nay, nghiên cứu sử dụng các thuốc này trên lâm sàng vẫn đang tiếp tục được tiến hành và có thể là một hướng đi nhiều hứa hẹn.

ThS. Nguyễn Vân Anh


  • 11:51 03/11/2021
  • Xếp hạng 4.97/5 với 20253 phiếu bầu

Mẫn cảm là hệ miễn dịch của cơ thể được kích thích để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vậy bệnh mẫn cảm là gì, bao gồm những loại mẫn cảm nào?

Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đó chính là biện pháp bảo vệ đặc hiệu của cơ thể, gọi là mẫn cảm. Tùy vào cơ chế bệnh sinh và vị trí tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ có phương pháp mẫn cảm phù hợp.

Miễn dịch thụ động tự nhiên được truyền từ mẹ cho thai nhi thông qua sữa non

Cơ chế miễn dịch đặc hiệu của cơ thể được hình thành bởi mẫn cảm chủ động hoặc mẫn cảm thụ động. Cả hai loại hình mẫn cảm này đều xảy ra một cách tự nhiên hoặc nhân tạo.


2.1 Mẫn cảm thụ động

Mẫn cảm thụ động là miễn dịch của cơ thể có được nhưng không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên.

Miễn dịch thụ động có được bằng cách truyền huyết thanh [hoặc gamma globulin] từ người có miễn dịch sang người không có miễn dịch. Hoặc sử dụng cá thể được mẫn cảm để tạo ra tế bào miễn dịch và truyền tế bào đó cho người không có miễn dịch.

  • Miễn dịch thụ động tự nhiên: Là miễn dịch được truyền từ mẹ cho thai nhi thông qua nhau thai [IgG] hoặc qua sữa non [IgA].
  • Miễn dịch thụ động nhân tạo: Là truyền kháng thể của người hoặc động vật đã miễn dịch cho người chưa có miễn dịch. Biện pháp mẫn cảm này thường được áp dụng trong các tình huống điều trị dự phòng cấp tính một số bệnh như sởi, uốn ván, bạch hầu, dại, hoặc ngộ độc do côn trùng, thực phẩm thịt, .. Cả kháng thể từ người và động vật đều mang lại hiệu quả và giúp cung cấp miễn dịch tức thì, tuy nhiên kháng thể khác loài thường gây sốc phản vệ và biến chứng bệnh lý, thời gian hiệu quả ngắn. Trong khi đó, kháng thể đồng loài có nguy cơ lây truyền các bệnh như HIV, viêm gan, ....

Mẫn cảm là hệ miễn dịch của cơ thể được kích thích để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh

2.2 Mẫn cảm chủ động

Mẫn cảm chủ động là miễn dịch của cơ thể được hình thành sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.

  • Miễn dịch chủ động tự nhiên: Là cơ thể tạo ra kháng thể đáp ứng miễn dịch để bảo vệ và chống lại tác nhân gây bệnh sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh làm nhiễm trùng nhưng chưa xuất hiện triệu chứng, hoặc xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
  • Miễn dịch chủ động nhân tạo: Là cơ thể tạo ra kháng thể đáp ứng miễn dịch để bảo vệ và chống lại tác nhân gây bệnh sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đã chết, hoặc còn sống hoặc các thành phần của tác nhân. Biện pháp mẫn cảm chủ động này chính là tiêm vắc-xin bao gồm vắc-xin sống giảm độc lực, vắc-xin bất hoạt, vắc-xin tiểu đơn vị và vắc-xin giải độc tố. Tiêm vắc-xin có thể tạo ra miễn dịch bảo vệ suốt đời đối với một số bệnh như lao, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu,... hoặc cũng có thể kéo dài trong vài tháng. Ngoài ra, một biện pháp làm tăng đáp ứng miễn dịch khác là tiêm các kháng nguyên đã được làm yếu hơn bằng cách cho thêm tá dược, là những chất hóa học và sinh học.

Vắc-xin sống giảm độc lực có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh đối với người bị suy giảm miễn dịch

3.1 Vắc-xin sống giảm độc lực

Vắc-xin sống giảm độc lực chứa những vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh còn sống nhưng đã được làm giảm độc lực để tạo khả năng miễn dịch, bao gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

Tuy nhiên, biện pháp mẫn cảm bằng cách dùng vắc-xin sống giảm độc lực có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh đối với người bị suy giảm miễn dịch.

Vắc-xin sống giảm độc lực phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do virus như lao, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella, viêm gan A, sốt vàng da, ...

3.2 Vắc-xin bất hoạt

Vắc-xin bất hoạt chứa virus chết, được bất hoạt bằng nhiệt, hóa chất hoặc tia cực tím. Vắc-xin bất hoạt phòng ngừa các bệnh như bại liệt, cúm, dại, tả, thương hàn, ho gà, dịch hạch, ....

3.3 Vắc-xin giải độc tố

Vắc-xin tiểu đơn vị chứa virus đã được làm giảm độc tính của chất độc do virus sinh ra và kháng nguyên cần thiết để sinh ra miễn dịch. Biện pháp mẫn cảm này mang lại hiệu lực kém hơn so với vắc-xin sống giảm độc lực. Vắc-xin tiểu đơn vị phòng ngừa các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ...

Tiêm vắc-xin để phòng ngừa tác nhân gây bệnh


Phần lớn biện pháp mẫn cảm chủ động nhân tạo được dùng để dự phòng, tức là tiêm vắc-xin để phòng ngừa tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như bệnh dại, có thể dùng vắc-xin để điều trị sau khi cơ thể bị tấn công bởi virus gây bệnh. Tùy vào các điều kiện sau, biện pháp gây mẫn cảm này sẽ có hiệu quả khác nhau:

  • Cơ chế gây bệnh
  • Thời gian ủ bệnh
  • Tốc độ sao chép của tác nhân gây bệnh

Mẫn cảm chủ động nhân tạo bằng cách tiêm vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu.
  • Đau khớp, viêm khớp [rubella]
  • Co giật, tử vong [ho gà]
  • Rối loạn thần kinh [cúm].

Mẫn cảm là cách cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch để bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ...

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

Page 2

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc được tạo ra với mục đích giúp tăng thải nước và muối ra khỏi cơ thể người thông qua đường tiểu. Thuốc lợi tiểu giữ kali là loại khá phổ biến, được chỉ định nhiều trong điều trị bệnh.

Detox được quảng bá rộng rãi như một biện pháp thải độc cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp detox có thực sự mang lại lợi ích sức khỏe cho cơ thể và giảm cân hiệu quả hay không thì vẫn chưa có minh chứng cụ thể. Bài viết sẽ cung cấp thêm các thông tin về phương pháp này.

Lươn và rau đều là những nguyên liệu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ. Sự kết hợp giữa thịt lươn cùng các loại rau sẽ tăng thêm gấp đôi phần dinh dưỡng, cũng như tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn. Vậy nên nấu cháo lươn cho bé với rau gì?

Bài viết bởi Chuyên viên tâm lý Trương Tạ Anh Nga - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thuốc Boruza là loại thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn. Hiện, thuốc đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý như HIV, viêm gan B,...

Đã từ lâu sữa được coi là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên vẫn có nhiều băn khoăn về lợi ích và mức độ cần thiết của sữa đối với trẻ mới biết đi. Nên pha lượng sữa cho bé trên 1 tuổi như thế nào? Dưới đây là một số thông tin giúp giải đáp những thắc mắc trên cho các bậc phụ huynh.

Lansoprazole thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton [PPI], có tác dụng chính là điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản [như ợ nóng, ợ chua, loét dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ ung thư thực quản...].

Trứng là một loại thực phẩm cực kỳ tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của một quả trứng có thể thay đổi, tùy thuộc vào việc bạn ăn cả quả trứng hay chỉ là lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng chứa rất nhiều protein, nhưng ít calo.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngô Đan Thùy - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đái tháo đường là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân trong đó có bệnh răng miệng. Biến chứng răng miệng ở người tiểu đường như sâu răng, viêm nướu răng, chu nha,...nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân bị mất răng hoặc tụt lợi.

Sán là gan là bệnh lý mãn tính thường gặp, có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng đến ống dẫn mật và gan nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Nhận biết được cách phát hiện triệu chứng bệnh sán lá gan sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh tốt, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Công Cảnh, Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Như Tú - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Lao là bệnh lý nhiễm khuẩn của toàn xã hội hiện nay, có khả năng lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Trong đó, lao đường ruột là một loại lao rất phổ biến những những nước đang trong thời kỳ phát triển, ít có triệu chứng lâm sàng điển hình và có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm nguy nhân gây ra bởi lao ruột.

Sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường do cơ thể người mẹ cần đào thải dịch chảy ra từ âm đạo và sẽ hết trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, không ít sản phụ cảm thấy lo lắng vì không biết sản dịch này sẽ chảy trong bao lâu và khi nào là bất thường?

Video liên quan

Chủ Đề