Mang thai có soi cổ tử cung được không

Tử cung là một bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ, là nơi mà trứng đã được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Có nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bất thường ở tử cung nên việc có con với họ gặp nhiều khó khăn.

Tử cung hay còn được gọi là dạ con là cơ quan quan trọng trong bộ phận sinh sản của nữ giới. Tử cung nằm ở trong khung xương vùng chậu của phụ nữ và có hình dáng giống quả lê. Tử cung có chiều dài khoảng 7,5cm, chiều rộng 5cm và chiều sâu 2,5cm với cấu tạo gồm 3 phần: đáy tử cung, cổ tử cung và thân tử cung.

Tử cung là nơi trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ chui vào làm tổ và phát triển thành thai nhi. Thai nhi sẽ nằm trong tử cung của mẹ cho đến khi chào đời. Vì vậy, tử cung phải đảm bảo ổn định, bình thường thì thai nhi mới có thể phát triển bình thường được.

Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 18 phụ nữ thì có 1 người tử cung bất thường. Tử cung của người đó sẽ có kích thước, hình dạng hoặc cấu trúc khác lạ so với người bình thường. Khi tử cung có tình trạng bất thường thì sẽ ít nhiều cản trở đến quá trình làm tổ của trứng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Tử cung là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ quan sinh sản nữ giới

Có rất nhiều loại bất thường ở tử cung. Trong đó, có 4 hình thái phổ biến, thường gặp ở nhiều chị em gồm:

Không có tử cung

Đây là dạng bất thường hiếm gặp nhất với xác suất là 1/4000-10000 phụ nữ. Những người phụ nữ mắc chứng này thường không có tử cung hoặc có tử cung nhưng tử cung quá nhỏ. Những người này có âm đạo rất ngắn, thậm chí còn không có âm đạo và không có kinh nguyệt. Thế nhưng, họ vẫn có buồng trứng và ống dẫn trứng như bình thường.

Với trường hợp không có tử cung, người phụ nữ không thể nào mang thai được vì cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa thực hiện được kỹ thuật cấy ghép tử cung nhân tạo. Nếu muốn có con, họ phải nhờ người khác mang thai hộ.

Tử cung có vách ngăn

Một bất thường tử cung nữa đó sự xuất hiện của một vách ngăn làm chia đôi lòng tử cung. Vách ngăn này kéo dài từ đáy đến một phần tử cung, thậm chí kéo dài đến cổ tử cung.

Dù vách ngăn ngắn hay dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ vì lòng tử cung hẹp dễ gây sảy thai hoặc sinh non. Nếu muốn mang thai, chị em bị tử cung có vách ngăn phải phẫu thuật tạo hình tử cung trước khi có ý định mang thai. Nếu không, dù mang thai tự nhiên được nhưng khó đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Tử cung đôi

Đây là một dạng bất thường tử cung hiếm gặp. Người phụ nữ gặp phải tình trạng này thì tử cung của họ sẽ có 2 buồng tử cung riêng biệt, không liên quan đến nhau. Mỗi buồng tử cung có thể có một âm đạo và một tử cung riêng. Cho nên người đó có thể có tới 2 âm đạo và 2 tử cung riêng.

Những phụ nữ có tử cung đôi thường dễ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc thai chậm phát triển do các động mạch nuôi dưỡng thai bị phân tán, lòng tử cung hẹp và khả năng co giãn của tử cung cũng kém hơn những phụ nữ có tử cung bình thường.

Nếu mang thai, buồng tử cung không chứa thai nhi sẽ nằm thấp và có thể cản trở đường ra âm đạo của thai nhi nên mẹ bầu gặp phải tình trạng này thường sẽ được chỉ định sinh mổ thay cho sinh thường để tránh gây nguy hiểm cho em bé.

Tử cung đôi là một bất thường tử cung hiếm gặp

Tử cung một sừng

Tử cung một sừng hay còn được gọi là tử cung đơn là tình trạng tử cung chỉ có kích thước bằng ½ tử cung bình thường và chỉ có một ống dẫn trứng duy nhất. 

Phụ nữ có tử cung một sừng thường gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên và thường cần đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng nếu muốn có con.

Tử cung hai sừng

Khác với tử cung một sừng, tử cung hai sừng thay vì có hình dáng giống quả lê lộn ngược thì sẽ có hình dáng giống hình trái tim. 

Loại bất thường tử cung này không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai nhưng lại tác động không tốt đến thai nhi do em bé có ít không gian để phát triển so với tử cung bình thường. Ngoài ra, mẹ cũng dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Tử cung hình vòm

Là tình trạng tử cung có hình thái bất thường. Phần đáy tử cung của những người phụ nữ này hơi bị lõm vào nên sẽ có hình vòm chứ không giống tử cung bình thường. Tình trạng này có thể dễ dàng phát hiện thông qua siêu âm.

Thông thường, đáy tử cung sẽ phẳng hoặc hơi lồi nên nếu đáy tử cung lõm sẽ khiến phần cơ ở đáy tràn vào lòng tử cung, tạo thành lớp đệm nhỏ. Tử cung hình vòm là bất thường tử cung phổ biến và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, phụ nữ có tử cung hình phòm có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cao hơn những phụ nữ bình thường khác.

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp phát hiện những bất thường ở tử cung như siêu âm, chụp cộng hưởng từ.

Siêu âm 3D: Hình ảnh siêu âm sẽ cho ta nhìn thấy khoang tử cung, đường viền bên ngoài tử cung, nội mạc tử cung… Hình ảnh này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tử cung có vách ngăn và tử cung đôi.

Tuy nhiên, siêu âm 3D có hạn chế là nó được thực hiện qua đường âm đạo nên những đối tượng như người chuyển giới, trẻ em không sử dụng phương pháp này.

Thông qua siêu âm có thể phát hiện được bất thường ở tử cung

Siêu âm hoặc chụp siêu âm truyền nước muối: Hai phương pháp này giúp phát hiện được đường viền bên trong khoang tử cung và có thể đánh giá chính xác chiều dài, chiều rộng của vách ngăn ở tử cung trước khi lên kế hoạch phẫu thuật cắt bỏ nếu phụ nữ muốn mang thai bình thường.

Chụp cộng hưởng từ [MRI]: Chụp MRI giúp xác định chính xác những bất thường xuất hiện ở cổ tử cung hoặc sự hiện diện của nội mạc tử cung trong trường hợp sừng tử cung tắc nghẽn. 

Nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở rốn để đưa ống nội soi vào và quan sát tử cung, ống dẫn trứng để phát hiện bất thường.

Sau khi chẩn đoán chính xác những bất thường tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Tử cung có bất thường đều ảnh hưởng đến việc mang thai, chỉ là ít hay nhiều thôi. Có những bất thường tử cung không quá nghiêm trọng, người bệnh vẫn có thể mang thai bình thường mà không cần điều trị.

Với trường hợp không có tử cung thì người bệnh không thể mang thai được, nếu muốn có con phải nhờ người mang thai hộ. Còn với những trường hợp bất thường khác, vẫn có thể mang thai nhưng thai nhi bị ảnh hưởng, nguy cơ sảy thai, sinh non cao và bé cũng khó phát triển bình thường như những đứa trẻ của người mẹ có tử cung bình thường.

Việc tử cung dị dạng cũng khiến vị trí bám của thai trong lòng tử cung không thuận lợi. Thai có thể sẽ rơi vào ngôi ngang, ngôi mông gây khó khăn cho quá trình sinh tự nhiên nên khả năng mẹ phải sinh mổ là rất lớn để hạn chế tối đa các tai biến sản khoa có thể gây hại cho mẹ và bé.

Tùy vào từng dạng bất thường cũng như mức độ và mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân.

Cũng có những bất thường không cần phải điều trị, mẹ vẫn mang thai và thai nhi phát triển bình thường. Cũng có những phương pháp điều trị có thể làm tăng nguy cơ khó mang thai nên mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Ví dụ như trường hợp tử cung có vách ngăn. Nếu phẫu thuật mổ mở loại bỏ vách ngăn thì có thể để lại sẹo ở màng tử cung, từ đó làm giảm khả năng sinh sản. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ vách ngăn bằng mổ nội soi qua âm đạo. Phương pháp mổ nội soi ít xâm lấn nên hạn chế tối đa việc gây hại cho tử cung.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bệnh phụ khoa là một bệnh nguy hiểm và có xu thế ngày càng tăng, đe doạ sức khỏe của các chị em phụ nữ. Lúc này, soi cổ tử cung là một phương pháp thăm khám giúp phát hiện sớm các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy soi cổ tử cung là gì, khi nào cần thực hiện và quy trình diễn ra như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến kỹ thuật này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thế nào là soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng khá phổ biến trong thăm khám phụ khoa. Phương pháp này sử dụng các thiết bị chuyên dùng để phát hiện các bất thường ở cổ tử cung.

Dụng cụ bao gồm:

  • Một mỏ vịt để cho vào âm đạo.

  • Máy soi cổ tử cung.

  • Phần điều chỉnh máy.

  • Màn hình hiển thị hình ảnh thu được khi soi.

Với tiến bộ của y học 4.0 thì phương pháp khám cổ tử cung bằng soi là một bước tiến trong dịch vụ sức khỏe con người.

Soi cổ tử cung là một phương pháp hiện đại trong chẩn đoán các bệnh phụ khoa

2. Mục đích của việc soi cổ tử cung

Soi là phương pháp khám cổ tử cung để chẩn đoán các bệnh phụ khoa liên quan đến âm đạo, cổ tử cung. Nhờ có thủ thuật này mà bác sỹ có thể chẩn đoán, phát hiện được các bệnh sau:

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Hiện tượng tăng sinh bất thường các tế bào cổ tử cung, các tế bào này có khả năng xâm lấn và gây hại đến nhiều cơ quan bộ phận khác.

Viêm cổ tử cung

Đây là một bệnh rất thường gặp, nguyên nhân là do nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây viêm tại cổ tử cung. Viêm cổ tử cung lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh.

Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện các khối u tại cổ tử cung. Các khối u có thể nhiều hoặc ít, lớn hoặc nhỏ nhưng chúng không lây lan và gây hại như ung thư nên được xem là các khối u lành tính.

Mụn cóc bộ phận sinh dục

Trong trường hợp người bệnh có cảm giác đau, ngứa và khó chịu thì cần tiến hành soi cổ tử cung để chẩn đoán chính xác tình nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thủ thuật có thể quan sát, phát hiện các mụn cóc ở cơ quan sinh dục thông qua quá trình soi.

Các xuất huyết bất thường ở cổ tử cung

Thường dấu hiệu xuất huyết bên trong tử cung chỉ xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy đến nếu bị rối loạn phụ khoa. Lúc này, soi cổ tử cung sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị kịp thời.

3. Khi nào cần soi cổ tử cung

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, đặc biệt là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Việc soi kiểm tra cổ tử cung được thực hiện khi:

  • Các xét nghiệm phụ khoa cho kết quả không bình thường.

  • Nghi ngờ viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung.

  • Đang mắc sùi mào gà, lậu cũng được tiến hành soi để kiểm tra.

  • Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, màu bất thường [máu, mủ, xanh,…].

  • Đau ở vùng bụng dưới.

  • Đau khi quan hệ vợ chồng.

  • Chảy máu âm đạo mà không tìm được nguyên nhân.

Khi có các dấu hiệu bất thường về hệ sinh sản, chị em phụ nữ nên chủ động gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn thực hiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp.

4. Quy trình thực hiện soi cổ tử cung

Soi kiểm tra cổ tử cung được tiến hành qua 5 bước sau:

- Bước 1: Thăm khám sơ bộ. Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra sơ bộ hệ sinh dục nữ, hỏi về các biểu hiện bất thường gặp phải.

- Bước 2: Đưa mỏ vịt vào âm đạo, bộc lộ rõ cổ tử cung.

- Bước 3: Bôi acid acetic, dùng máy soi phát hiện các bất thường.

- Bước 4: Bôi lugol [chứng nghiệm schiller] để đánh giá cổ tử cung.

- Bước 5: Nếu có nghi ngờ, bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết ngay khi soi.

Thời gian soi cổ tử cung khoảng 5-10 phút. Nó giúp chẩn đoán bệnh sớm để có phương án điều trị hữu hiệu nhất, đặc biệt là với các bệnh nguy hiểm như Ung thư cổ tử cung.

Tác dụng của mỏ vịt trong soi cổ tử cung

5. Những lưu ý khi thực hiện phương pháp

Trước khi thực hiện soi kiểm tra cổ tử cung, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Không quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi đi soi.

  • Không sử dụng các thuốc đặt âm đạo hay dùng tampon trong 24 giờ trước khi thực hiện.

  • Không đi soi khi đang trong kỳ kinh nguyệt.

  • Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê hoặc thuốc an thần để giảm cảm giác đau khi soi.

Trong quá trình soi, bác sĩ có thể sẽ kết hợp lấy mẫu sinh thiết. Sau đó bệnh nhân sẽ có cảm giác đau và có thể chảy máu ít, nên sử dụng bông gạc thấm chứ không nên sử dụng băng vệ sinh trong trường hợp này.

Bạn cũng được khuyên là không nên quan hệ tình dục hay thụt rửa âm đạo trong vòng 1 tuần kể từ khi soi xong.

Bạn nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi có các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý của hệ sinh dục, nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.

Không thực hiện soi cổ tử cung trong kỳ kinh nguyệt

6. Biến chứng và nguy cơ khi thực hiện phương pháp

Có thể thấy rằng soi cổ tử cung là một phương pháp tốt nhất trong xác định các bệnh nguy hiểm về cổ tử cung và âm đạo. Đây cũng là một thủ thuật an toàn đối với sức khỏe và gần như không gây bất kỳ biến chứng nào. Vì vậy, bất cứ khi nào có các dấu hiệu bất thường về sinh dục, sinh sản, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh sớm. Để được tư vấn về sức khỏe sinh sản, hoặc tìm hiểu về dịch vụ soi kiểm tra cổ tử cung, độc giả có thể liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề