Mất bằng lái xe máy bị phạt bao nhiêu

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe [ảnh minh họa]

Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

- Đăng ký xe;

- Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới [gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định] theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có  Giấy chứng nhận kiểm định;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

Trường hợp không có hoặc không mang theo, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe

- Đối với ô tô:

+ Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng [Điểm a Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16].

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 6 Điều 16.

+ Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng [Điểm b Khoản 3 Điều 21].

- Đối với xe máy:

+ Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng [Điểm a Khoản 2 Điều 17].

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 17.

+ Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng [Điểm b Khoản 2 Điều 21].

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận kiểm định [áp dụng đối với xe ô tô]

+ Trường hợp không có Giấy chứng nhận kiểm định: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng [Điểm e Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 16].

+ Trường hợp không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng [Điểm c Khoản 3 Điều 21].

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe

- Đối với xe mô tô

+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng [Điểm c Khoản 2 Điều 21].

[Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia].

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe:

++ Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 [Điểm a Khoản 5 Điều 21].

++ Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên [Điểm b Khoản 7 Điều 21].

- Đối với xe ô tô

+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng [Điểm a Khoản 3 Điều 21].

[Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia].

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng [Điểm b Khoản 8 Điều 21].

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Đối với ô tô: Bị phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng [Điểm b Khoản 4 Điều 21].

- Đối với xe máy: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng [Điểm a Khoản 2 Điều 21].

Tải ngay iThong về điện thoại của bạn để tra cứu mức phạt giao thông

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

>>> Xem thêm: Quên mang giấy tờ xe thì có bị xử phạt như lỗi không có giấy tờ xe hay không? Mức phạt đối với hành vi này?

Mẫu mới nhất Đơn đề nghị đổi [cấp lại] giấy phép lái xe năm 2022? Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe gồm những gì?

Giấy phép lái xe hết hạn thì có cần phải thi lại không? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để được cấp giấy phép lái xe?

Thanh Lợi

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Tình trạng người dân mất bằng lái xe trở nên không còn xa lạ hiện nay. Khi tham gia giao thông, bắt buộc phải có những giấy tờ hợp pháp, trong đó có bằng lái xe. Vậy thủ tục cấp lại bằng lái xe hiện nay được tiến hành như thế nào? Hãy cùng luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Có được cấp bằng lái xe khi mất?

Bằng lái xe [hoặc giấy phép lái xe] là một loại giấy phép; chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người tham gia giao thông; điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp. Nôm na bằng lái xe là giấy phép để được điều khiển phương tiện giao thông.

Trong trường hợp bị mất bằng lái xe, người dân có thể tiến hành xin cấp lại bằng lái xe.

Thủ tục cấp lại bằng lái xe

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp lại bằng lái xe

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại bằng lái xe.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp; thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại [trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần]
  • Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe [Nếu còn giữ]
  • Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm; CMND, CCCD, hộ chiếu [đối với người Việt Nam]; hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng [đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài].

Lưu ý:

Khi đến làm thủ tục cấp lại bằng lái xe; người lái xe sẽ được chụp ảnh tại chỗ; không phải mang theo ảnh chụp sẵn.

Ảnh dán trong Giấy chứng nhận sức khỏe lái xe là ảnh 4×6; có nền trắng [ra tiệm ảnh nói chụp ảnh GPLX là họ biết].

Nếu GPLX bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên phải thi sát hạch lại nên sẽ có thêm mẫu “Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe”

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX; hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh

Khi đến nộp hồ sơ; người nộp xuất trình CMND; thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần [từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 – sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30], ngày lễ, tết nghỉ.

Bước 3: Xác minh hồ sơ

Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng của GPLX; Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xác minh và cấp lại bằng lái xe
Cụ thể gồm các trường hợp sau:

Trường hợp 1

Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng; được xét cấp lại, không phải thi sát hạch. Thời hạn cấp lại bằng lái: sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ; chụp ảnh và nộp lệ phí [nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch].

Trường hợp 2

Giấy phép lái xe bị mất; quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ; xử lý; sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại, cụ thể:a] Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, dự sát hạch lại lý thuyết;b] Quá hạn từ 01 năm trở lên, sát hạch lại lý thuyết và thực hành.[Quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo; sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ]

Lưu ý

Thời gian xác minh bằng lái tối đa là 60 ngày; đây là thời gian để sở GTVT xác minh tại CSGT; Thanh tra giao thông các địa phương xem bằng lái có đang bị tạm giữ không.

Thời gian xem xét cấp lại bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc [thứ 7, CN không tính ], kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại; được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

Sở GTVT nơi cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất sẽ gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.

Bước 4: Nhận bằng lái xe

Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc
Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải; hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới và hồ sơ gốc; hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

Chi phí cấp lại bằng lái xe

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên phương tiện và lệ phí đăng ký; cấp biển xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau:

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

  • Đối với thi sát hạch lái xe mô tô [hạng xe A1, A2, A3, A4]:

Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

  • Đối với thi sát hạch lái xe ô tô [hạng xe B1, B2, C, D, E, F]:

Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;

Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;

  • Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Lệ phí khám sức khỏe lái xe [không tính xét nghiệm, X-quang]: 120.000 đồng/người [quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT]. Tổng các chi phí: 360.000 đồng [nếu bao gồm xét nghiệm ma túy].

Thông tin liên hệ với Luật Sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết : Xe máy có bị phạt nguội không?

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí khám sức khỏe là bao nhiêu?

Lệ phí khám sức khỏe lái xe [không tính xét nghiệm, X-quang] hiện nay là 120.000 đồng/người .

Chi phí cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định cụ thể lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe bị mất như sau:Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX.

Chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?

Chuẩn bị hồ sơ gồm:Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xeGiấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại [trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần]Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe [Nếu còn giữ]

Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu [đối với người Việt Nam] hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng [đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài].

Nhận giấy phép lái xe tại đâu?

Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của SGTVT; hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

0 ra khỏi 5

Video liên quan

Chủ Đề