Mẫu biên nhận đặt cọc mua bán đất

Giấy giao nhận tiền là biểu mẫu quan trọng khi các bên thực hiện Hợp đồng đặt cọc. Sau đây là mẫu Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản nhất.

Đặt cọc được hiểu thế nào?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm:

- Tiền

- Kim khí quý

- Đá quý

- Vật có giá trị khác

Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất đầy đủ và chi tiết nhất

Kết quả của việc đặt cọc

Trong trường hợp việc đặt cọc thành công, kết quả đạt được sẽ là hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà đất được ký kết và thực hiện. Lúc này, tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc:

- Trả lại cho bên đặt cọc

- Trừ đi để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua bán nhà đất.

Đến lúc này, bên nhận đặt cọc sẽ thực hiện việc chuyển Sổ đỏ sang tên mình và trở thành chủ sử dụng, sở hữu hợp pháp của nhà đất đó.

Nếu việc đặt cọc không thành công, lúc này Hợp đồng đặt cọc không thực hiện được đồng nghĩa với Hợp đồng mua bán cũng không thể thực hiện được và tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận ban đầu. Có thể sẽ là:

- Nếu bên đặt cọc có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc

- Nếu lỗi thuộc về bên nhận đặt cọc thì bên này phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương với tài sản đặt cọc trừ phi có thỏa thuận khác.

Mẫu Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/23/mau-giay-giao-nhan-nhan-tien-dat-coc-mua-nha__2404135557_2311164839.doc

Mẫu biên nhận đặt cọc mua bán đất

Mẫu Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách điền biểu mẫu

Mục “Bên đặt cọc”: Bên đặt cọc hay sau này sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.

Mục “Bên nhận đặt cọc”: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự như bên đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.

Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.

Ví dụ: Số tiền là 500.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng)

Ngoài ra, còn nên nêu cách xử lý số tiền này thế nào.

Ví dụ: Số tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất sau khi hai bên thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất theo quy định.

Mục “Lý do đặt cọc”: Vì đây là giấy giao nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. Trong mục này có thể nêu qua về thông tin của nhà đất mà hai bên dự định mua bán.

Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.

Ví dụ: 05 ngày kể từ ngày 24/4/2019 đến 29/4/2019.

Trên đây là hướng dẫn cách điền thông tin vào Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản va cơ bản nhất. Để tìm hiểu thêm các thông tin về biểu mẫu, đọc tại đây.

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm nhưng không bắt buộc thực hiện, nếu các bên mua bán đất có nhu cầu thì có thể sử dụng mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất dưới đây, trong đó quy định về mức phạt cọc, cam kết của các bên.

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • 1. Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất
  • 2. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc công chứng
  • 3. Phải ghi “đặt cọc” nếu không sẽ không thể phạt cọc
  • 4. Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất

* Mua bán đất là cách gọi phổ biến dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

1. Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Tải về

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ……………………. chúng tôi gồm:          

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ..........................................................................................................................

Sinh năm: .................................................................................................................

CMND/CCCD số: ..................... do .................................... cấp ngày .....................

Hộ khẩu thường trú tại: ............................................................................................

Bà: ............................................................................................................................

Sinh năm:..................................................................................................................

CMND/CCCD số: ...................... do ................................. cấp ngày ......................

Hộ khẩu thường trú tại: ...........................................................................................

Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông:..........................................................................................................................

Sinh năm: .................................................................................................................

CMND/CCCD số: ................... do ............................ cấp ngày ..............................

Hộ khẩu thường trú tại: ...........................................................................................

Bà: ...........................................................................................................................

Sinh năm: ................................................................................................................

CMND/CCCD số: ................... do .............................. cấp ngày ...........................

Hộ khẩu thường trú tại: ..........................................................................................

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thoả thuận sau đây:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền ………………… đồng (Bằng chữ: ………………………………đồng chẵn) mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng thửa đất số…………, tờ bản đồ số ………………..tại địa chỉ……………………………………………………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………………… số ……………..; số vào sổ cấp GCN số ……….. do ……………………………..cấp ngày ……………… mang tên………………

Thông tin cụ thể như sau:

- Diện tích đất chuyển nhượng: ........ m2 (Bằng chữ: ..................... mét vuông)

- Thửa đất:............................. - Tờ bản đồ:............................................................ 

- Địa chỉ thửa đất:  ................................................................................................

- Mục đích sử dụng:..................................m2

- Thời hạn sử dụng: ...............................................................................................

- Nguồn gốc sử dụng: ...........................................................................................

Điều 2: Thời hạn đặt cọc và giá chuyển nhượng

2.1. Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày …………………………… hai bên sẽ tới tổ chức công chứng để lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2.2. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng thửa đất nêu trên được hai bên thỏa thuận là:..............(Bằng chữ: ....................................................đồng chẵn).

Giá chuyển nhượng này cố định trong mọi trường hợp (sẽ thỏa thuận tăng hoặc giảm nếu được bên còn lại đồng ý).

Điều 3: Mức phạt cọc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể :

- Nếu Bên A từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mất số tiền đặt cọc.

- Nếu Bên B từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trả lại cho Bên A số tiền đặt cọc và chịu phạt cọc với số tiền tương ứng.

Điều 4: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Cam đoan của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau:

5.1. Bên A cam đoan

- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

- Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng nêu trên.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

5.2. Bên B cam đoan

- Những thông tin về nhân thân, về quyền sử dụng đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

- Quyền sử dụng đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng.

- Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này Bên B cam đoan thửa đất nêu trên có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch, chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

- Bên B cam đoan kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực sẽ không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào.

- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.  

Điều 6: Điều khoản chung

- Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.

- Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành văn bản, có xác nhận của người làm chứng và chữ ký của hai bên.

- Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm …. ….. tờ, …. ……. trang và được lập thành ….…… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ  ……… bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.'

BÊN ĐẶT CỌC
(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC
(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc công chứng

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Mẫu biên nhận đặt cọc mua bán đất
Hợp đồng đặt cọc mua đất không bắt buộc công chứng (Ảnh minh họa)

3. Phải ghi “đặt cọc” nếu không sẽ không thể phạt cọc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, nếu bên dự định mua giao tiền cho bên có đất nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc chỉ có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc.

Trường hợp chỉ có giấy biên nhận tiền (trong đó không có từ nào là đặt cọc) thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Nếu đưa một khoản tiền mà không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”. Về bản chất trả trước là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:

- Bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

- Nếu bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, người dân cần hết sức lưu ý vấn đề này vì rất nhiều trường hợp trên thực tế muốn phạt cọc bên còn lại nhưng không có thỏa thuận đặt cọc thì không xử lý được.

4. Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất

Mức phạt cọc được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, mức phạt cọc được quy định như sau:

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

Lưu ý: Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.

Kết luận: Khi đặt cọc các bên có thể sử dụng luôn Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất như trên mà không cần chỉnh sửa nội dung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.