Mẫu đơn đề nghị thay công tơ điện

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Đơn di dời công tơ điện là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét, tiến hành việc di dời công tơ điện vì lý do hợp lý nào đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của những chủ thể liên quan.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

……………, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN XIN DI DỜI CÔNG TƠ ĐIỆN

(V/v: Di dời công tơ điện của ………. đang sử dụng điện tại………………….)

– Căn cứ Luật điện lực năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2012;

– Căn cứ…

Kính gửi: – CÔNG TY ĐIỆN LỰC………….

– Ông:…………….. – Giám đốc Công ty điện lực……….

Họ và tên:………………………….. Sinh năm:……….

Chứng minh nhân dân số:…………….. do CA…………… cấp ngày …/…./…….

Địa chỉ thường trú:………………………………………

Địa chỉ hiện nay:…………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………..

Là:………… (tư cách làm đơn, như là: Người sử dụng điện theo Hợp đồng số:……….)

Tôi xin trình bày sự việc sau:

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

(Trình bày sự kiện là lý do dẫn đến việc bạn làm đơn)

Căn cứ điểm…. Khoản….. Điều….. Luật điện lực năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2012/Nghị định…./ Hợp đồng mua bán điện quy định:

“…”

(Trích văn bản mà bạn sử dụng làm căn cứ làm đơn yêu cầu di dời công tơ điện)

Tôi nhận thấy bản thân mình có quyền đề nghị Quý cơ quan xem xét thực hiện việc di dời công tơ điện là thiết bị đo điện của cá nhân/hộ gia đình từ vị trí hiện tại sang vị trí khác để………….. (chủ thể đề nghị) có thể…………….. (mục đích di dời).

Nên tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét và thực hiện việc di dời công tơ điện theo quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp Quý công ty cũng như của…… trong thời gian trước ngày…/…./…..

Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã đưa ra là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan xem xét, giải quyết yêu cầu này của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

Mẫu đơn xin dời đồng hồ điện là gì, mục đích của mẫu đơn là gì? Mẫu đơn xin dời đồng hồ điện? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến đồng hồ điện?

Trong quá trình sử dụng điện, nếu khách hàng có nhu cầu thay đổi vị trí thiết bị đo đếm điện, toàn bộ chi phí để thay đổi vị trí thiết bị đo đếm điện do khách hàng đầu tư. Khi muốn thực hiện di dời đồng hồ điện, khách hàng phải làm đơn xin dời đồng hồ điện. Vậy mẫu đơn này có nội dung và mục đích ra sao? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách soạn thảo đơn dời đồng hồ điện và cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin dời đồng hồ điện là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin dời đồng hồ điện:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
  • 4 4. Những quy định liên quan đến đồng hồ điện:
    • 4.1 4.1. Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện:
    • 4.2 4.2. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử dụng công trình điện lực và các công trình khác:
    • 4.3 4.3.Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:
    • 4.4 4.4. An toàn trong phát điện:

1. Mẫu đơn xin dời đồng hồ điện là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?

Đồng hồ điện, công tơ điện hay điện năng kế là thiết bị đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện.

Mẫu đơn xin dời đồng hồ điện là văn bản được lập ra để ghi chép về việc dời đồng hồ điện, nội dung mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung di dời, lý do dời đồng hồ điện…

Mục đích của mẫu đơn xin được dời đồng hồ điện thường được cá nhân hộ gia đình lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích xin được dời đồng hồ điện.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Hà Nội, ngày…tháng …năm…

ĐƠN XIN DỜI ĐỒNG HỒ ĐIỆN

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012, 2018;

– Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực;

– Căn cứ Hợp đồng cấp điện số…/HĐCĐ

Kính gửi: – Công ty Cổ phần Dịch vụ Điện lực MH

Tôi tên là:(1)………

Sinh ngày:………..

CMND số …………………cấp ngày…………………….tại………….

Hộ khẩu thường trú:…………

Điện thoại liên hệ:…………

Hợp đồng dịch vụ cấp điện số (2) ……………..………ký ngày…..…

Mã khách hàng (ghi đúng theo hóa đơn tiền nước)………

Tôi làm đơn này xin dời đồng hồ điện với lý do như sau: (3)

Tại cột điện số…, trên phố ……………, có khoảng 30 hộp nhựa có chứa đồng hồ điện của các gia đình lân cận, trong đó bao gồm cả gia đình tôi. Do số lượng đồng hồ điện treo trên đồng hồ số qua nhiều nên những lần nhân viên kiểm tra, sửa chữa hay đo đạc rất khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức và nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sự an toàn của nhân viên cũng như người dân xung quanh.

Do vậy, tôi làm đơn này kính mong Công ty Cổ phần Điện lực MH di dời đồng hồ điện của gia đình tôi sang một cột điện khác.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1) Người làm đơn cần điền đầy đủ thông tin của bản thân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp hiện tại, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số điện thoại liên lạc.

(2) Ghi rõ hợp đồng dịch vụ cấp điện, ngày ký, mã khách hàng;

(3) Lý do của người viết đơn xin di dời đồng hồ điện.

4. Những quy định liên quan đến đồng hồ điện:

4.1. Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện:

Được quy định tại Điều 48 Luật điện lực sửa đổi 2018 

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

4.2. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử dụng công trình điện lực và các công trình khác:

Được quy định tại Điều 48 Luật điện lực sửa đổi 2018 

– Khi xây dựng, cải tạo và mở rộng công trình công cộng hoặc công trình khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị điện lực để giải quyết.

– Khi tu sửa, cải tạo, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị điện và công trình điện lực có khả năng ảnh hưởng đến công trình công cộng hoặc công trình khác thì đơn vị điện lực phải phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết.

– Trường hợp các bên liên quan không thỏa thuận được thì yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và triển khai thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Khi không còn khai thác, sử dụng thì công trình điện lực phải được xử lý, quản lý bảo đảm an toàn theo quy định của Chính phủ.

4.3.Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:

Được quy định tại Điều 51 Luật điện lực sửa đổi 2018 

– Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.

– Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.

– Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

– Cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

– Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

Trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.

– Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

– Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thủy khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa đó.

Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.

– Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

4.4. An toàn trong phát điện:

Nhà máy điện, trạm phát điện phải được bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh phải có tường rào bảo vệ, biển báo an toàn về điện, về phòng cháy, chữa cháy; những người không có nhiệm vụ không được phép vào nhà máy điện, trạm phát điện.

Hồ chứa nước, đập thủy điện và các công trình phụ trợ phục vụ nhà máy thủy điện phải được xây dựng, quản lý, bảo vệ bảo đảm an toàn vận hành nhà máy thủy điện và vùng hạ du. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm đập thủy điện, lòng hồ, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến khả năng phát điện.

 Phòng đặt trang thiết bị điện phải được bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy nổ; có biển báo khu vực nguy hiểm, đường thoát hiểm, hệ thống chiếu sáng đầy đủ, hệ thống thông gió làm mát thiết bị, cửa thông gió phải có lưới bảo vệ chống sự xâm nhập của các loài động vật, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường.

 Tùy theo đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại trang thiết bị điện, phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo biển báo an toàn; phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ lưới bảo vệ hoặc vách ngăn đến phần mang điện của trang thiết bị không được nhỏ hơn khoảng cách quy định và có các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường đến hoạt động của trang thiết bị điện.

 Tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ; chỉ được sử dụng loại thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ chuyên dùng.

– Hệ thống cáp điện trong nhà máy điện, trạm phát điện phải đáp ứng các quy định về an toàn sau đây:

Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên các giá đỡ. Cáp điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ;

Hầm cáp, mương cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, bảo quản sạch sẽ, khô ráo. Không được để nước, dầu, hóa chất, tạp vật tích tụ trong hầm cáp, mương cáp. Hầm cáp phải có tường ngăn để tránh hỏa hoạn lan rộng; có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng điện áp an toàn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

– Các trang thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất trong nhà máy điện, trạm phát điện, trạm phân phối điện phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.