Mẫu thiệp mời đính hôn

Lễ đính hôn là phần teaser mở đầu cho một bộ phim dài tập mang tên “Hạnh phúc hôn nhân” mà bất kì đôi nam nữ yêu nhau nào cũng muốn trở thành nhân vật chính.
  • 1.1 Lễ đính hôn là gì
  • 1.2 Lễ đính hôn cần chuẩn bị gì
  • 1.3 Trang phục cho lễ đính hôn
  • 1.4 Nghi thức lễ đính hôn
  • 1.5 Trang phục cho lễ đính hôn

Lễ đính hôn là phần teaser mở đầu cho một bộ phim dài tập mang tên “Hạnh phúc hôn nhân” mà bất kì đôi nam nữ yêu nhau nào cũng muốn trở thành nhân vật chính.

Lễ đính hôn là gì

Lễ đính hôn là một nghi thức quan trọng trong thủ tục cưới xin của người Việt Nam từ xưa đến nay. Tùy vào từng vùng miền khác nhau, lễ đính hôn còn có thể gọi bằng những tên khác như lễ ăn hỏi, đám hỏi. Đây được xem như mà một thỏa thuận giữa gia đình gia đình hai bên về việc dựng vợ cho con trai và gả chồng cho con gái mình, là bước đệm để tiến tới lễ thành hôn sau đó. Có khá nhiều thứ cần được chuẩn bị chu đáo trước ngày diễn ra lễ.

Cùng Thiệp cưới nhà mèo điểm qua cần chuẩn bị những gì và có những nghi thức và thủ tục nào trong lễ đính hôn

  • Hướng dẫn chi tiết cách viết nội dung mời thiệp cưới

Lễ đính hôn cần chuẩn bị gì

Theo phong tục, trước khi đến nhà gái, bên phía nhà trai sẽ đi coi ngày để chọn ngày lành tháng tốt cho việc tổ chức lễ đính hôn và sẽ thống nhất với gia đình nhà gái. Ngoài ra, sính lễ cho cô dâu cũng được chuẩn bị kỹ càng từ trang sức, quần áo đến phong bao lì xì cho cặp đôi.

Mẫu thiệp mời đính hôn

Ngoài ra để gửi thông báo chính thức cũng như mời gia đình, họ hàng, bạn bè đến ăn lễ, gia đình nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị thiệp mời. Khâu này cũng quan trọng không kém. Vì mẫu thiệp cưới sẽ thể hiện rõ nét phong cách và dấu ấn riêng của từng cô dâu chú rể. Nhiều cặp đôi đã tin tưởng và chọn cho mình những mẫu thiệp cưới từ cổ điển đến hiện đại, đơn giản đến sang trọng nhưng không kém phần tinh tế của thương hiệu trẻ THIỆP CƯỚI NHÀ MÈO. Hơn thế nữa, THIỆP CƯỚI NHÀ MÈO còn có những mẫu thiệp cưới in hình cô dâu chú rể để tạo sự khác biệt so với những mẫu truyền thống.

  •  thiệp cưới màu tím

Mẫu thiệp mời đính hôn

Trang phục cho lễ đính hôn

Theo truyền thống, cô dâu và chú rể sẽ mặc áo dài. Ngày nay, chú rể có thể mặc vest theo phong cách Tây.

Nghi thức lễ đính hôn

Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật

Khi gần đến cổng hoa nhà gái, nhà trai sẽ chỉnh trang lại trang phục, mâm quả và xếp lại đội hình. Đại diện phía nhà trai bao gồm chủ hôn và rể phụ sẽ vào nhà cô dâu trước để trình khay trầu rượu. Sau khi được nhà gái chấp nhận, dàn bê tráp của nhà trai sẽ trao mâm quả lại cho bên nhà gái. Ngày nay, dresscode (trang phục theo chủ đề) cũng được đầu tư kỹ lượng cho cả dàn bê tráp của hai nhà. Mục đích là để phù hợp với concept của lễ đính hôn và trang phục của cô dâu chú rể.

  • In thiệp cưới tự thiết kế

Mẫu thiệp mời đính hôn

Đội bê mâm quả nam và đội bê mâm quả nữ sẽ trao phong bao lì xì cho nhau, xem như trao lộc cho những ai còn độc thân để mà còn được dự lễ đính hôn của họ. Nhà trai đưa phong bao cho đội nam và nhà gái đưa phong bao cho đội nữ.

Sau màn chào hỏi, những người lớn trong gia đình hai bên sẽ được giới thiệu. Phía gia đình chú rể sẽ trình bày những vật phẩm mà họ mang tới. Phía gia đình cô dâu sẽ đồng ý và cảm ơn. Ngày xưa thì lễ vật phụ thuộc và thách cưới của nhà gái. Tương truyền là từ thời Sơn Tinh – Thủy Tinh được vua Hùng thách cưới Mị Nương bằng “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Ngày nay, lễ cưới tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên sẽ không thể thiếu trầu cao, trà rượu, bánh mứt, hoa quả, tiền cưới và trang sức.

  • Dịch vụ in thiệp cưới lẻ uy tín và chất lượng

Mẫu thiệp mời đính hôn

Cô dâu ra mắt hai họ

Cô dâu mặc bộ áo dài truyền thống, ngồi chờ sẵn trong phòng. Lúc nghi thức trao – nhận lễ vật đính hôn xong, nhà gái cho phép chú rể đón cô dâu ra để chào hai họ.

Trang phục cho lễ đính hôn

Mẫu thiệp mời đính hôn
Lễ thắp hương bàn thờ tổ tiên

Đây là thủ tục quan trọng nhất trong toàn bộ phần lễ. Vật phẩm sẽ được đưa lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó chàng rễ đốt đôi đèn cháy cẩn thận sao cho tim đèn cháy đều nhau. Bởi theo quan niệm của người xưa, ngọn lửa tượng trưng cho sự sống, sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tổ tiên đã khuất và con cháu. Chàng rể sẽ khấn vái và xá, đưa 2 ngọn đèn cho 2 chủ hôn cắm lên bàn thờ. Cuối cùng cô dâu chú rể sẽ thắp hương bái lạy tổ tiên.

Mẫu thiệp mời đính hôn
Trao nữ trang cho cô dâu, tiền dẫn cưới cho nhà gái

Theo phong tục chú rể và cô dâu sẽ đeo nhẫn cho nhau. Mẹ của chú rể sẽ đeo các trang sức còn lại cho cô dâu như vòng, kiềng, dây chuyền, lắc tay. Ngoài ra nhà trai còn trao cho nhà gái một số tiền mừng ngoài việc cảm ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu, còn có ý muốn chia sẻ một phần chi phí của lễ.

Cô dâu mời chén trà hiếu (hoặc rượu) đến gia đình nhà trai. Chú rể cũng làm tương tự với gia đình nhà gái.

Bàn bạc về lễ cưới

Bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ đón dâu và lễ cưới

Nhà gái lại quả cho nhà trai

Sau khi kết thúc phần nghi thức lễ, nhà gái sẽ mời tất cả khách của nhà trai dùng bữa tiệc thân mật.

Việc lại quả sẽ diễn ra sau buổi tiệc, nhà gái gửi lại nhà trai một phần lễ vật. Có những quy tắc cần phải tuân thủ trong việc lại quả nhằm thể hiện sự may mắn, tròn trĩnh, có đôi có cặp như: dùng tay xé thay vì dùng kéo, đồ lại quả phải là số chẵn cho tròn cặp, nắp mâm quả phải để ngửa.

  • Thiệp cưới đơn giản giá rẻ

Mẫu thiệp mời đính hôn

Thông thường, lễ đính hôn chỉ diễn ra trong khoảng 60 phút. Mặc dù không quá phức tạp nhưng lễ đính hôn là một buổi lễ quan trọng trong nghi thức cưới xin của người Việt.

Ngày nay dù một vài thủ tục trong lễ đính hôn đã được tối giản hóa hoặc biến tấu để phù hợp hơn với thời đại, với những đôi trai gái trẻ yêu thích sự tự do, đơn giản. Tuy nhiên vẫn nên giữ những nét truyền thống. Một phần là để thể hiện mình là cô dâu, chú rể Việt Nam. Và phần còn lại thể hiện mong cầu tổ tiên phù hộ cho hôn nhân viên mãn.