Mở đầu chiến dịch Tây Nguyên 4 3 1975, ta đánh nghi binh ở đầu

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 04-3-2022 cũng đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩmphát thanh podcastvà video clip trênChuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 04-3

Sự kiện trong nước

- Ngày 4-3-1949: Mở đầu chiến dịch Đông Bắc, quân ta phục kích ở Điền Xá, diệt 16 xe và 150 tên địch. Sau thắng lợi này, chiến dịch Đông Bắc phát triển tiêu diệt địch ở đường Đông Khê - Cao Bằng, đồn Bản Sâm [Lạng Sơn], đồn Ba Chẽ [Quảng Ninh], đồn Bản Trại, cầu Bản Trại và bức rút các vị trí địch ở Pò Mã, Bản Phan, Pò Vao...

- Ngày 4-3-1954: Các chiến sĩ ta đã khôn khéo, bí mật đột nhập vào sân bay Gia Lâm, đặt mìn phá hủy 5 chiếc máy bay B26, 10 chiếc Đatôta, 4 chiếc chở khách, 1 kho xǎng và 2 máy phát điện.

- Ngày 4-3-1973: Hoàn thành công tác khôi phục cầu Long Biên bị phá hỏng trong 2 cuộc đấu tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ.

- Ngày 4-3-1975: Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành Chiến dịch Tây Nguyên.

Bộ độitiến công giải phóng Buôn Ma Thuột. Ảnh tư liệu.

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị động, bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên, đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột đã thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng mà cụ thể là sự chỉ đạo của Bộ Tham mưu tối cao là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về tất cả các mặt, từ việc chọn chiến trường, thời điểm, chọn vị trí đột phá cho đến việc chớp thời cơ phát triển chiến dịch đến những thắng lợi tiếp theo to lớn hơn.

Bộ đội truy kích địch trong chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Chiến dịch đã để lại nhiều vấn đề về nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật nghi binh lừa địch. Đây là một kinh nghiệm lịch sử vô cùng quý giá cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 còn nổi bật ở nghệ thuật phát triển tiến công. Nắm thời cơ có địch rút chạy, ta đã kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt chúng, đưa địch đến thất bại chưa từng có, làm rung chuyển chiến lược của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ vào bước ngoặt quyết định.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 4-3-1193: Vị quân chủ khai quốc của Triều đại Ayyub là Saladin qua đời.

- Ngày 4-3-1351: Ramathibodi lên ngôi vương, trở thành quân chủ đầu tiên của Vương quốc Ayutthaya.

- Ngày 4-3-1837: Chicago được hợp thành tổ chức như một thành phố.

Theo dấu chân Người

- Ngày 4-3-1928, Nguyễn Ái Quốc đang có mặt tại Béclin thủ đô nước Đức đã được cơ quan giao thông tin bí mật của Quốc tế Cộng sản bố trí gặp một số đồng bào tại trụ sở Liên minh Phản đế trên đường từ Pháp qua Liên Xô.

Giấy thông hành của đại diện Toàn quyền liên bang CHXHCN Xô Viết tại Berlin – Đức cấp cho Chen Vang [tức Nguyễn Ái Quốc] để đi Liên Xô. Ảnh tư liệu

Đó là một ngày với những nỗ lực ngoại giao phi thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm điều hòa những quyền lợi của các thế lực trong nước cũng như quốc tế có liên quan, để tìm một giải pháp hòa bình tránh bùng nổ xung đột bảo đảm cho nền độc lập của quốc gia non trẻ. Rạng sáng ngày 5-3-1946, tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi nguy cơ đụng độ quân sự giữa Pháp và Tưởng tại Hải Phòng đang trở thành điều khó tránh. Bác và Thường vụ Trung ương theo dõi chặt chẽ tình hình và bàn việc ứng phó một khi xung đột quân sự giữa các thế lực nước ngoài bùng nổ.

Ngày 4-3-1950, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân tới Bắc Kinh để tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 4-3-1952, Bác gặp gỡ các chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc họp đại hội và căn dặn: “Các cô, các chú cũng như Bác không phải làm quan mà là làm đầy tớ cho dân. Đầy tớ làm sai thì phải phê bình. Như thế là dân chủ. Dân chủ là phê bình thật thà”. Trên báo “Cứu Quốc” ra cùng ngày, với bút danh “Đ.X”, Bác viết bài “Kính chúc các cụ nghìn tuổi” giới thiệu chính sách quan tâm đến người cao tuổi ở Liên Xô và đề nghị các địa phương nào có các cụ thọ trên dưới 90 tuổi thì qua tờ báo của Mặt trận báo cho người đứng đầu chính phủ biết.

Ngày 4-3-1969, Bác gửi điện tới Luật sư Trịnh Đình Thảo, Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa - NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật 2010; Hồ Chí Minh Toàn tập - NXB Chính trị quốc gia]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Xa xỉ thì nhiều bệnh, cần kiệm thì sống lâu”

Trong bút danh C.B được Báo Nhân Dân, số 367 đăng ngày 4-3-1955, nói về vấn đề sức khỏe, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối liên hệ giữa đạo đức, lỗi sống của cán bộ, đảng viên với sức khỏe của nhân dân. Người coi đạo đức, lối sống là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nhất là khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta mới giành thắng lợi, miền Bắc bước vào giai đoạn khôi phục và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hết sức khó khăn, nền kinh tế lạc hậu, đội ngũ cán bộ chủ yếu chưa được đào tạo căn bản. Vì vậy, để đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện thống nhất nước nhà, bảo đảm cho nhân dân có sức khỏe tốt, có cuộc sống tốt đẹp, cần chú trọng trong công tác đào tạo và xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, quan tâm đến sức khỏe của nhân dân; cán bộ, đảng viên cần ra sức rèn luyện, phấn đấu, tránh những thói hư, tật xấu; nhân dân hăng say rèn luyện sức khỏe nâng cao tuổi thọ... Qua đó, cũng góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện sức khỏe bằng tập tạ hàng ngày.Ảnh tư liệu

Để phòng chống căn bệnh "xa xỉ" thì phải chống lối sống vô độ, xa hoa lãng phí, ăn chơi trác táng, cục bộ, ích kỷ, vụ lợi, ham quyền lực, ham của cải làm giàu bất chính, sống hưởng thụ, không chăm chỉ làm việc.

Đối với đồng chí, đồng đội, không được kèn cựa, địa vị, gây mất đoàn kết, đối với nhân dân thì không được quan liêu, sách nhiễu, xa rời hoặc dân chủ giả tạo, không mải lo lợi ích cá nhân, gia đình mà quên hết lợi ích của Đảng, của dân, cơ hội, thực dụng, vụ lợi, tham nhũng, nói không đi với làm, làm trái với chủ trương, chỉ thị nghị quyết của Đảng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút ý chí chiến đấu, mơ hồ hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội... Đồng thời, phải “cần kiệm”, tức là phải cần cù, siêng năng với tinh thần tự lực; không xa hoa, lãng phí; xây dựng một lối sống chuẩn mực và đạo đức cách mạng trong sáng. Có như vậy mới tránh được những thói hư tật xấu, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng, để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

Trong Quân đội, quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch 696-KH/QU ngày 29-7-2017 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị xác định chỉ tiêu thực hành tiết kiệm cụ thể, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong củng cố kỷ luật tài chính, quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả ngân sách, tài sản của Nhà nước, quân đội. Đề cao tính gương mẫu của cấp trên, cán bộ chủ trì các cấp và cán bộ, đảng viên trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2795 ra ngày 4-3-1969 đăng tin: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân đăng ngày 4-3-1969.

ĐẶNG CƯỜNG [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề