Mô tả và phân tích chuỗi giá trị của M portal

Làm thế nào để tổ chức tạo ra những giá trị?
Làm thế nào để chuyển đổi từ đầu vào thành đầu ra để tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn hơn chi phí bỏ ra?
Làm thế nào để giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất và gia tăng tăng sự khác biệt của sản phẩm?

Đây là những câu hỏi sẽ được phân tích và trả lời bởi Porter’s Value Chain [Chuỗi giá trị của Porter]

Porter’s Value Chain là gì ?

Các công ty sản xuất mua những nguyên liệu thô và tạo ra giá trị mới cho chúng bằng cách làm ra những thứ hữu ích. Các nhà bán lẻ tập hợp một loạt những thứ hữu ích đó, sắp xếp và tạo điều kiện để chúng có thể tiếp cận tới khách hàng… Giá trị được tạo ra bởi một công ty chính là biên lợi nhuận [Profit Margin] :

Giá trị được tạo ra – Chi phí ban đầu = Lợi nhuận

Một tổ chức tạo ra càng nhiều giá trị, lợi nhuận thu được sẽ càng lớn. Một tổ chức cung cấp cho khách hàng càng nhiều giá trị, lợi thế cạnh tranh sẽ được xây dựng càng vững chãi. Do đó, hiểu được cách mà tổ chức tạo nên giá trị và tìm cách để gia tăng giá trị chính là một trong những yếu tố quan trọng của việc phát triển chiến lược cạnh tranh. Đây cũng là vấn đề mà Michael Porter đã thảo luận trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh” vào năm 1985. Trong đó, lần đầu tiên ông giới thiệu khái niệm về Value Chain [chuỗi giá trị].

Porter’s Value Chain hay Value Chain là đại diện cho tất cả các hoạt động nội bộ mà một công ty tham gia để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Value chain được hình thành từ các hoạt động chính làm tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp và các hoạt động hỗ trợ tăng giá trị một cách gián tiếp.

Các yếu tố đại diện cho Porter’s Value Chain

Thay vì chỉ nhìn vào từng bộ phận hay các loại sổ sách chi phí, Porter’s Value Chain tập trung vào cả hệ thống và quá trình chuyển đổi từ đầu vào đến đầu ra. Sử dụng quan điểm này, Porter đã mô tả một chuỗi các hoạt động chung cho tất cả các doanh nghiệp và ông chia chúng thành các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ như hình bên dưới đây.

Hoạt động chính:

Những hoạt động chính liên quan trực tiếp đến việc tạo ra, bán, bảo trì và hỗ trợ của sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng bao gồm:

  • Logistics nội bộ [Inbound logistics]: Đây là tất cả các quy trình liên quan đến nhận, lưu trữ và phân phối đầu vào trong nội bộ. Những mối quan hệ với nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra giá trị ở đây.
  • Vận hành [Operations]: Đây là các hoạt động chuyển đổi đầu vào thành đầu ra để bán cho khách hàng. Ở đây, hệ thống vận hành tạo ra giá trị.
  • Logistics bên ngoài [Outbound logistics]: Đây là những hoạt động cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng [có thể ở dạng bán buôn, bán lẻ…]; bao gồm những thứ như: hệ thống thu thập, lưu trữ và phân phối; chúng có thể ở trong chính tổ chức hoặc ở bên ngoài tổ chức.
  • Tiếp thị và bán hàng [Marketing and Sales]: Đây là quy trình được sử dụng để tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua hàng từ công ty thay vì đối thủ cạnh tranh. Những lợi ích mà công ty có thể cung cấp và cách công ty truyền đạt những thông điệp có thể tạo ra nguồn giá trị tại đây.
  • Dịch vụ [Service]: Đây là các hoạt động liên quan đến việc duy trì giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng sau khi hoàn thành mua bán.

Hoạt động hỗ trợ:

Những hoạt động này hỗ trợ các hoạt động chính ở trên. Mỗi hoạt động hỗ trợ có thể đóng vai trò trong nhiều hơn một hoạt động chính. Ví dụ, hoạt động mua sắm hỗ trợ các hoạt động vận hành và cũng hỗ trợ hoạt động tiếp thị & bán hàng hay các hoạt động khác. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm:

  • Mua sắm [Procurement]: Đây là những gì tổ chức làm để có được các nguồn lực cần thiết cho việc vận hành. Điều này bao gồm việc tìm nhà cung cấp và đàm phán mức giá tốt nhất.
  • Quản lý nguồn nhân lực [Human resource management]: Đây là cách một công ty tuyển dụng, chiêu mộ, đào tạo, động viên, khen thưởng và giữ chân nhân viên của mình. Con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Bởi vậy, các tổ chức có thể tạo ra những lợi thế rõ ràng với các hoạt động nhân sự tốt.
  • Phát triển công nghệ [Technological development]: Những hoạt động này liên quan đến quản lý và xử lý thông tin, cũng như bảo vệ và phát triển nền tảng kiến thức của công ty. Giảm thiểu chi phí công nghệ thông tin, theo kịp các tiến bộ công nghệ và duy trì sự xuất sắc của các kỹ thuật là nguồn gốc tạo ra giá trị.
  • Cơ sở hạ tầng [Infrastructure]: Đây là các hệ thống hỗ trợ của tổ chức và các chức năng cần thiết cho phép nó duy trì những hoạt động hàng ngày. Kế toán, pháp lý, hành chính và quản lý chung là những ví dụ về cơ sở hạ tầng cần thiết mà tổ chức cần sử dụng để tạo nên lợi thế.

Mặc dù, những hoạt động chính làm tăng giá trị trực tiếp trong quá trình sản xuất, nhưng chúng không nhất thiết quan trọng hơn các hoạt động hỗ trợ. Ngày nay, lợi thế cạnh tranh chủ yếu xuất phát từ những cải tiến hoặc đổi mới công nghệ trong các mô hình hoặc quy trình kinh doanh. Bởi vậy, các hoạt động hỗ trợ như công nghệ thông tin hay quản lý chung lại thường là những nguồn lợi thế khác biệt quan trọng nhất. Các tổ chức sẽ sử dụng những hoạt động chính và hỗ trợ như “các khối gạch” để xây dựng một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị.

Sử dụng Porter’s Value Chain

Ví dụ về một bảng phân tích sơ bộ chuỗi giá trị của Vodafone

Để xác định và hiểu chuỗi giá trị của tổ chức, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các hoạt động phụ tạo ra hoạt động chính.

Đối với mỗi hoạt động chính, hãy xác định xem các hoạt động cụ thể nào sẽ tạo ra giá trị. Có ba loại hoạt động khác nhau:

• Hoạt động trực tiếp tạo ra giá trị của chính nó
Ví dụ như trong hoạt động tiếp thị và bán hàng của nhà xuất bản sách, những hoạt động phụ trực tiếp bao gồm: Thực hiện các cuộc gọi bán hàng đến các nhà sách, quảng cáo và bán hàng trực tuyến.

• Các hoạt động gián tiếp cho phép các hoạt động trực tiếp chạy trơn tru
Đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng của nhà xuất bản sách, các hoạt động phụ gián tiếp bao gồm quản lý lực lượng bán hàng và lưu giữ hồ sơ khách hàng.

• Các hoạt động đảm bảo chất lượng của những hoạt động trực tiếp và gián tiếp
Đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng của nhà xuất bản sách, điều này có thể bao gồm hiệu đính và chỉnh sửa quảng cáo.

Bước 2 – Xác định các hoạt động phụ cho từng hoạt động hỗ trợ.

Đối với mỗi hoạt động hỗ trợ như: Quản lý nguồn nhân lực, Phát triển công nghệ và Mua sắm, hãy xác định các hoạt động phụ nào tạo ra giá trị trong từng hoạt động chính. Ví dụ như việc xem xét cách quản lý nguồn nhân lực làm tăng giá trị cho hoạt động logistics nội bộ, logistics bên ngoài, vận hành… thế nào.

Như bước 1, hãy phân thành các nhóm đảm bảo trực tiếp, gián tiếp và đảm bảo chất lượng. Sau đó, hãy xác định các hoạt động tạo giá trị khác nhau trong cơ sở hạ tầng của tổ chức. Một lần nữa, tìm kiếm các hoạt động trực tiếp, gián tiếp và đảm bảo chất lượng.

Bước 3 – Xác định các liên kết

Tìm ra các kết nối giữa tất cả những hoạt động giá trị đã được xác định. Điều này có thể sẽ mất thời gian, nhưng việc liên kết chính là chìa khóa để gia tăng lợi thế cạnh tranh từ khung chuỗi giá trị. Ví dụ: có mối liên hệ giữa phát triển lực lượng bán hàng [đầu tư nhân sự] và khối lượng hàng bán được. Hay có một liên kết khác giữa thời gian việc quay vòng đơn hàng và các cuộc gọi điện thoại từ các khách hàng thất vọng vì đang chờ giao hàng…

Bước 4 – Tìm kiếm cơ hội để gia tăng giá trị

Xem xét từng hoạt động cùng liên kết đã được xác định và suy nghĩ về cách mà tổ chức có thể sửa chữa hoặc phát triển để tối đa hóa giá trị mà tổ chức cung cấp cho khách hàng [khách hàng của các hoạt động hỗ trợ có thể là nội bộ tổ chức hoặc bên ngoài tổ chức].

Lưu ý rằng chuỗi giá trị của tổ chức sẽ phản ánh các chiến lược kinh doanh chung. Bởi vậy, khi quyết định cách cải thiện chuỗi giá trị, hãy rõ ràng về việc tổ chức đang cố gắng tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh hay chỉ đơn giản là tạo dựng một  cơ sở để giảm thiểu chi phí.

_____

Tạo ra chuỗi giá trị cho doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Sử dụng tốt mô hình chuỗi giá trị của Porter sẽ nhà lãnh đạo giúp xác định các yếu tố có thể được tối ưu hóa cho hiệu quả tối đa và khả năng sinh lời; từ đó có thể tìm ra và thực hiện các chiến lược để việc kinh doanh trở nên tốt hơn.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ CHO TƯƠNG LAI CẤT CÁNH

Dành riêng cho ứng viên nhập học từ nay đến hết 31/8/2022: cơ hội nhận vé máy bay khứ hồi sang Mỹ nhận bằng MBA trị giá 1000$, cùng cơ hội học bổng lên tới 50% học phí. Số lượng học bổng và ưu đãi có hạn.

*ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

Bạn hiểu rằng mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến đó là đem về doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp, thế nhưng trước hơn hết tất cả đó là phải tạo ra các sản phẩm đem đến giá trị cho khách hàng. Để xác định được những giá trị trong sản phẩm của bạn bạn sẽ cần phải sử dụng mô hình chuỗi các giá trị mô hình chuỗi giá trị của michael porter là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết nhất về mô hình này nhé!

Chuỗi giá trị là gì?

Khái niệm Chuỗi giá trị là gì [hay Value chain là gì] là khái niệm dùng để chỉ một loạt các công việc nhằm mục đích tăng giá trị cho sản phẩm/dịch vụ cuối cùng thông qua các bước hoàn thiện chúng như khâu lựa chọn nguyên vật liệu, khâu sản xuất, khâu PR, quảng cáo tiếp thị... 

Trong tiếng Anh người ta gọi mô hình này là Porter's Value Chain Analysis - mô hình phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter.

Khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách “Competitive Advantage” nổi tiếng của Michael Porter được sản xuất năm 1985. Theo đó có hai bước chính quan trọng để phân tích chi tiết chuỗi các giá trị mà sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp, gồm có:

- Xác định chi tiết các hoạt động riêng lẻ trong tổ chức

- Xác định và phân tích chi tiết những khả năng có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm trong từng hoạt động riêng lẻ, liên hệ cụ thể với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter 

Mô hình chuỗi value chain của Michael Porter

Trong mô hình này có thể nhìn ra hai loại hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ trong tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể các hoạt động chính bao gồm:

- Vận chuyển đầu vào [Inbound Logistics] gồm các công việc như tiếp nhận, dự trữ, phân phối và sử dụng nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo sản phẩm của doanh nghiệp.

- Chế tạo [Operations] là bước chuyển hóa nguyên liệu thô ban đầu thành các sản phẩm cuối cùng.

- Vận chuyển đầu ra [Outbound Logistics] là sau khi hoàn thành sản phẩm, các sản phẩm đó sẽ được phân phối cung ứng sản phẩm cuối cùng tới thị trường và tay người dùng. 

- Tiếp thị và bán hàng [Marketing and Sales] sử dụng các hình thức quảng cá hoặc các kênh truyền thông để thu hút khách hàng mua sản phẩm.

Mô hình chuỗi value chain của Michael Porter

Có thể kể đến các hoạt động marketing trực tiếp và marketing online, các chương trình ưu đãi, hội chợ, khuyến mãi giảm giá, hoặc truyền thông trên các kênh như truyền hình, audio, tạp chí sách báo, quản lý sản phẩm, đội ngũ tiếp thị... để đưa được sản phẩm đến tay người dùng mục tiêu.

- Dịch vụ [Service] là các hoạt động nhằm mục đích duy trì và nâng cao hơn hiệu quả của sản phẩm sau khi được tung ra thị trường, cụ thể các dịch vụ đi kèm khi mua sản phẩm có thể nói ngay đến dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì sản phẩm, cài đặt, lắp ráp, ưu đãi bảo hành, đổi trả, tư vấn sau sản phẩm... 

Các hoạt động phụ trong mô hình này gồm:

- Hoạt động mua hàng [Procurement] hay chính xác hơn là mua nguyên vật liệu, liên quan đến nguồn cung nguyên liệu, giá thành nguyên liệu, vận chuyển, chất lượng nguyên liệu, bên thứ ba cung cấp,...

- Công nghệ phát triển sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm [Technology development]. Không chỉ trong quá trình sản xuất thành phẩm cho các sản phẩm, công nghệ còn có thể được ứng dụng trong hầu như các giai đoạn khác như nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng, về tiềm năng sản phẩm phát triển trên thị trường, nhu cầu thị trường; hoặc trong quá trình thiết kế, xây dựng bao bì sản phẩm; trong quá trình tiếp thị và bán sản phẩm ra thị trường; trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng,...

- Quản lý nguồn nhân lực [Human resource management] hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp như tuyển dụng, các chế độ đãi ngộ nhân viên, hợp đồng làm việc, chế độ lương bổng, hoa hồng,... cũng như các chính sách dừng hợp đồng nếu nhân sự đó không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và công việc.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp [Firm infrastructure] sẽ liên quan đến kế hoạch tổ chức doanh nghiệp, tài chính, cơ sở tài sản của doanh nghiệp cũng như các cơ chế quản lý phù hợp.

Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị

Với mô hình chuỗi giá trị sẽ có 2 cách tiếp cận khác nhau về lợi thế về chi phí và sự khác biệt

- Lợi ích về chi phí: sau khi doanh nghiệp xác định được các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ thì nên xác định cả chi phí cho từng hoạt động đó. Đối với các hoạt động cần nhiều nguồn lực chi phí bao gồn giờ làm việc, mức lương, hiệu suất công việc... Các doanh nghiệp nên xác định mối liên hệ giữa các hoạt động, nếu chi phí giảm trong một lĩnh vực, chúng có thể được giảm ở các khoản khác. Các doanh nghiệp sau đó có thể xác định các cơ hội để giảm chi phí.

- Lợi ích về sự khác biệt: doanh nghiệp cần xác định các hoạt động tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng là ưu tiên hàng đầu bao gồm các chiến lược marketing liên quan, tìm hiểu biết về sản phẩm và hệ thống, trả lời điện thoại nhanh và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Bước tiếp theo là đánh giá các chiến lược này để cải thiện giá trị. Tập trung vào dịch vụ khách hàng, tùy chọn để tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ ngày càng tăng, cung cấp ưu đãi, và thêm các tính năng sản phẩm là một số trong những cách để cải thiện giá trị. Cuối cùng, các doanh nghiệp nên xác định sự khác biệt có thể được duy trì và tăng thêm nhiều giá trị nhất

Ý nghĩa của mô hình Value chain 

Mô hình chuỗi value chain của Michael Porter

Thực hiện phân tích mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter sẽ đem đến cho bạn rất nhiều thông tin quý báu để đưa doanh nghiệp của minh đi lên. Cụ thể:

- Giúp chủ doanh nghiệp nhìn ra cần tối ưu bước nào trong quá trình tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, đồng thời giảm các chi phí và nguồn lực không cần thiết như khâu lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất, khâu sản xuất sử dụng công nghệ tiên tiến,... 

- Giúp doanh nghiệp xác định được giá trị tốt nhất để đem đến cho khách hàng, cùng hướng đến mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tăng giá trị được hưởng cho khách hàng của doanh nghiệp với giá cả phù hợp. 

Kết lại

Việc xác định và tạo ra chuỗi giá trị cho doanh nghiệp luôn là một trong những phần tất yếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Nếu có thể vận dụng một cách khôn khéo, linh động mô hình Value chain của Michael Porter các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu được hầu như các yếu tố hiện tại và đem về giá trị lợi nhuận cao nhất. 

Như vậy chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những khoá học kinh doanh để có cho mình những kiến thức kinh doanh để khởi nghiệp thành công.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công! 


Tags: Kinh doanh Kiến thức

Video liên quan

Chủ Đề