Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Sự phát triển của xã hội hiện đại đã tạo ra nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường như phóng xạ, hóa chất làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của chúng ta. Vì thế, cả thế giới đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Ngoài nhà

Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường hiện nay đang ở mức báo động và Cleanipedia mong rằng, sau khi đọc hết bài viết, bạn sẽ cùng chung tay giúp cuộc sống trở nên xanh, sạch hơn nhé!

Lượng rác thải sẽ ngày một nhiều nếu không biết cách tái chế và sử dụng đúng cách. Tìm hiểu ngay tầm quan trọng của ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống của bạn tốt hơn

1. Tác hại của ô nhiễm môi trường gây ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [IARC] cho biết, các vật chất hạt [PM] là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm không khí được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1 ở con người. Bạn tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi. Điều này do các mô phổi đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất gây ung thư trong không khí.

Thêm vào đó, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi [VOC] trong không khí cũng là một trong những chất có thể gây ung thư. VOC có thể xuất hiện ở nồng độ cao hơn trong nhà từ các sản phẩm, vật liệu gia dụng như sơn, thảm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu…

Các chất VOC có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy và u mạch máu ác tính. Điều này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm trong không khí làm tổn thương DNA, viêm và stress oxy hóa.

2. Ô nhiễm môi trường không khí gây kháng insulin

Tình trạng ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kháng insulin và tiểu đường tuýp 2. Nồng độ cao của các bụi mịn làm suy yếu khả năng chuyển hóa năng lượng và cân bằng nội môi glucose. Điều này còn làm tăng tình trạng viêm ở các cơ quan đáp ứng với insulin – yếu tố gây tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, tác hại của ô nhiễm môi trường có thể làm tăng chỉ số khối cơ thể ở trẻ em. Các chất ô nhiễm không khí có khả năng kích hoạt tình trạng viêm, làm thúc đẩy bệnh tiểu đường và lưu trữ chất béo. Ngoài ra, một số chất gây ô nhiễm có thể gây rối loạn nội tiết tố [ví dụ: PCB, BPA và phthalates], ngăn chặn hoạt động của tuyến giáp và gây tăng cân.

3. Tác hại của ô nhiễm môi trường với hệ hô hấp

Các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có thể làm tăng tần suất dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là những người sống ở thành thị so với dân cư nông thôn. Trẻ em lớn lên ở những khu vực bị ô nhiễm nặng có khả năng mắc phải những thay đổi cấu trúc không đều trong niêm mạc mũi. Điều này có thể gây suy yếu đường thở, nhiễm trùng phổi và viêm.

Ozone là một chất gây ô nhiễm oxy hóa mạnh phổ biến, được hình thành khi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi [VOC] phản ứng với các oxit nitơ khi có ánh sáng mặt trời. Nồng độ ozone cao có khả năng làm tổn thương mô đường hô hấp, mô phổi cũng như làm triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

Các chất gây ô nhiễm môi trường trong giao thông như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và carbon monoxide rất độc hại. Chúng có thể làm phát triển các biến chứng hô hấp bao gồm tắc nghẽn phổi, tích tụ chất lỏng trong các mô phổi và nhiễm trùng phổi.

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG, GIA ĐìNH ĐẾN SỨC KHOẺ

Định nghĩa sức khỏe

Sức khoẻ là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh, không có thương tật mà thôi.

Những quan điểm về sức khoẻ

Theo hiến chương của Tổ chức Y tế thế giới, thì mọi người trên thế giới, không phân biệt màu da, sắc tộc, chính trị, văn hóa, xã hội đều có quyền hưởng sức khoẻ theo định nghĩa trên.

Sức khoẻ là khả năng thích nghi được với ngoại cảnh. Con người là một thực thể mang nhiều đối kháng về sinh lý, văn hóa, tâm lý, kinh tế, xã hội. Chúng tác động qua lại với nhau, do đó đòi hỏi con người phải thích nghi với hoàn cảnh [môi trường] để có sức khoẻ, vậy sức khoẻ có phần nào tùy thuộc khả năng thích nghi với ngoại cảnh. Sự thích nghi còn là một khả năng sinh tồn của con người.

Nói đến sức khoẻ là nói đến nhu cầu: con người có những nhu cầu cần phải đáp ứng mới đạt được mục tiêu sức khoẻ.

Dựa theo bậc thang nhu cầu của Maslow:

Nhu cầu vật chất và sinh lý cần phải được thỏa mãn trước, đó là:

Dưỡng khí [không khí trong lành].

Nước sạch.

Thực phẩm [bữa ăn hợp lý, cân bằng].

Các chức năng hỗn hợp, bài tiết, điều hòa.

Thời tiết, khí hậu thích hợp.

Không có sự đau đớn.

Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.

Vận động và tình yêu.

Nhu cầu về an toàn và an ninh [sự yên ổn]

Được bảo vệ an toàn và thể xác, không có sự đe dọa nguy hiểm xung quanh. Có việc làm an toàn, có tiền để sử dụng khi cần an toàn kinh tế.

Nhu cầu quan hệ thân thuộc và thương yêu

Có được tình bạn và sự thừa nhận của người khác [chấp nhận và thân thiện] và của nhóm.

Nhu cầu quý trọng và tự trọng

Được đánh giá và tự đánh giá là một cá nhân, một thành viên tốt của xã hội, có giá trị cá nhân và nhân phẩm.

Nhu cầu tự thể hiện bản thân, không cảm nhận sự phụ thuộc, tự ti thiếu khả năng.

Tự thể hiện mình một cách sáng tạo và cảm thấy có ích, được xã hội và mọi người chấp nhận.

Nhu cầu về sự tự thực hiện [thẩm mỹ] sự hoàn thiện, độc lập tự giải quyết mọi vấn đề

Được sử dụng mọi sự hiểu biết, khả năng của mình để hoàn thành giá trị và mục tiêu mong muốn.

Những người này có ý chí tự lập, thực tế, cống hiến, sáng tạo, cởi mở.

Khao khát cái đẹp và ngăn nắp, trật tự, hoàn mỹ. Theo Maslow, các nhu cầu này cần phải được đáp ứng, từ thấp đến cao và các nhu cầu cao chỉ có thể đạt được khi các nhu cầu cơ bản bên dưới đã được đáp ứng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh tật

Sức khoẻ là sản phẩm tổng hợp của nhiều yếu tố, không chỉ là của ngành Y mà là của các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v và là việc của bản thân mỗi người trong cộng đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm:

Yếu tố sinh học

Di truyền bẩm sinh.

Quá trình trưởng thành già nua.

Những thay đổi sinh lý do tác động của ngoại cảnh.

Yếu tố môi trường

Tác động vật lý do ngoại cảnh mà cá nhân ấy sống.

Tác động tâm lý.

Các cơ chế thích nghi hiện có.

Lối sống [phong cách sống]: lối sống lựa chọn hoặc sẵn có của cá nhân như

Công ăn việc làm, nghề nghiệp, lương tiền.

Sinh hoạt.

Tiêu thụ.

Nhàn rỗi, giải trí.

Hệ thống chăm sóc sức khoẻ

Khả năng sẵn có của sự chăm sóc [availability].

Khả năng đến được [accessibility].

Khả năng sử dụng [utilization].

Các phương pháp giữ gìn sức khoẻ

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Nhưng khi ta có sức khoẻ, do trẻ tuổi, luôn khỏe mạnh, ta cứ tưởng đó là điều rất tự nhiên do đó ta không thấy quý sức khoẻ, đôi khi không biết giữ gìn mà còn hủy hoại nó bằng những thói xấu hay hành động ngu xuẩn.

Sức khoẻ rất cần cho hạnh phúc và thành công. Cho nên cần giáo dục cho mọi người biết những phương pháp giữ gìn sức khoẻ.

Một trong những phương pháp giữ gìn sức khoẻ đó là vệ sinh môi trường gia đình, nhà ở, nơi làm việc.

Ăn và ở hợp vệ sinh: cho từng cá nhân, gia đình và xã hội

Cá nhân

Ăn thức ăn hợp vệ sinh và điều độ.

Ăn những thức ăn sang trọng và cầu kỳ hoặc ăn nhiều quá thường có hại cho sức khoẻ.

Luôn thở hít không khí trong lành, sạch thoáng ngoài thiên nhiên.

Vận động vừa sức hàng ngày, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, giải trí bằng đi bộ, bơi lội, v.v

Ngủ nghỉ vừa đủ, không nên thức khuya, giải trí có hại cho sức khoẻ.

Luôn suy nghĩ và làm việc lương thiện.

Tránh thói xấu như chè chén, nghiện ngập, chơi bời sẽ dần hủy hoại thể xác và tinh thần.

Giữ vệ sinh răng miệng, thân thể, tóc.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân như lược, bàn chải đánh răng, khăn lau tay.

Áo quần luôn sạch sẽ.

Gia đình

Nhà ở phải thoáng khí, sáng sủa hợp vệ sinh.

Cần tạo bầu không khí hòa thuận trong gia đình.

Xã hội

Cá nhân là thành viên của gia đình và cũng là thành viên của xã hội.

Cá nhân khỏe mạnh sẽ xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, ngược lại bệnh tật của cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến những thành viên khác trong cộng đồng.

Cá nhân có nhiệm vụ đóng góp cho cộng đồng cũng có chương trình hoạt động nhằm bảo vệ sức khoẻ cá nhân và giúp cho xã hội phát triển.

Khám sức khoẻ cá nhân thường xuyên [đi học, đi làm] định kỳ, khi có triệu chứng bất thường

Mục đích

Sớm phát hiện dấu chứng bệnh tật.

Phòng ngừa bệnh [chủng ngừa].

Hoặc chữa trị kịp thời lúc bệnh mới phát.

Phương thức khám

Từng phần:

Tai, mũi, họng.

Thử phân, nước tiểu, máu.

Chụp hình phổi.

Toàn diện:

Đo chiều cao, cân nặng.

Đo lồng ngực.

Huyết áp, mạch.

Bộ xương, bắp thịt.

Chất nhầy âm hộ.

Thực hiện tiêm chủng theo lịch.

Vệ sinh nhà cửa

Nhà cửa là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của gia đình sau một ngày mệt nhọc, bận rộn với việc học, việc làm bên ngoài.

Nhờ có nhà cửa mà ta có nơi ăn chốn ở an lành, tránh được mưa nắng, gió sương.

Trong 1 ngày 24 giờ, chúng ta có gồm 2/3 thời gian chung sống dưới mái nhà, do đó nếu không hợp vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, có khi cũng sinh bệnh.

Điều kiện nhà ở hợp vệ sinh

Nền nhà cao ráo.

Thoáng khí và ánh sáng.

Tiện nghi vật chất.

Nền nhà cao ráo, tránh sự ẩm thấp, lầy lội, ngập lụt làm trở ngại cho sự đi lại.

Nhà có nhiều cửa sổ, cửa ra vào thông thoáng, ánh sáng mặt trời chiếu rọi thường xuyên, tránh được sự tối tăm và ẩm ướt.

Nhà không có mùi hôi do người và vật tiết ra [hơi thở, chất bài tiết].

Luôn lau chùi sạch sẽ không bụi bặm và vi trùng.

Bếp phải đặt nơi cao ráo sáng sủa, dùng vật liệu khó cháy và để xa những vật dễ bắt lửa, lau chùi hàng ngày. Có ống thông khói.

Nhà tắm: đủ rộng và có ống thoát nước thải.

Cầu tiêu: hợp vệ sinh.

Chỗ nghỉ ngơi: rộng rãi, sáng sủa, thoáng mát.

Cách giữ gìn nhà ở hợp vệ sinh

Rác: nhà phải có thùng chứa rác, có nắp đậy kín để tránh mùi hôi và ruồi nhặng, chuột không vào được. Rác được đổ mỗi ngày.

Nước: nước thải do nấu ăn, tắm giặt nên có cống rãnh lưu thông, tránh ứ đọng hôi hám, ruồi muỗi không có nơi đẻ trứng và gây bệnh.

Bụi bặm: nhà ở nên luôn quét dọn thường xuyên, không để mạng nhện giăng và bám bụi.

Dụng cụ bày biện: dụng cụ bàn ghế được bày biện gọn gàng, thứ tự, được quét dọn lau chùi hàng ngày. Không nên bày biện quá nhiều, khó quét dọn.

CÁC CHƯƠNG TRìNH NÂNG CAO SỨC KHOẺ

Kiểm tra

Nội dung - Phương thức

Sức khoẻ

Định kỳ

Hằng năm - Mỗi tháng

Cá nhân

Tập thể

Khi có triệu chứng bất thường

Theo dõi

Tăng trưởng - Phát triển [biểu đồ]

Tự thăm khám

Vú, tinh hoàn

Đo huyết áp

Đo đường huyết [máy]

Phòng ngừa - An toàn

Sơ cứu

5 kỹ thuật sơ cứu cơ bản: cơ quan, trường học

Tiêm chủng

Lịch tiêm chủng 1 - 5 tuổi

Ex [phết]

Cận lâm sàng

Dịch âm đạo

Nhũ ảnh

Dự phòng tai nạn

Đội nón [mũ] bảo hiểm

Lớp học dự phòng tai nạn trẻ em, sử dụng thuốc

Dinh dưỡng

Trẻ em: chống trẻ béo phì - suy dinh dưỡng Chống béo phì người lớn.

CLB dinh dưỡng.

Quản lý bệnh

Ma túy

Tâm thần

Giáo dục truyền thông

Đái tháo đường

Câu lạc bộ

Bệnh HA

Hội nghị - Workshop

Bệnh lao phổi

Bệnh người cao tuổi - lớn tuổi

Nâng cao sức khoẻ

Thể dục thể thao

Trong học đường [chương trình học]

CLB:

Thanh thiếu niên

Phụ nữ

Dưỡng sinh

Hội thao

Dinh dưỡng

Ăn đủ, đúng

Ăn kiêng theo nhu cầu, theo bệnh lý

Xu hướng trong tương lai

Triệt để áp dụng 4 nguyên tắc nâng cao sức khoẻ

Trách nhiệm về bản thân

Là chìa khóa để đạt kết quả nâng cao sức khỏe.

Tự mình xác định lối sống thế nào để nâng cao sức khỏe.

Tránh các yếu tố liên quan nguy hại sức khỏe [môi trường xung quanh].

Tránh những hành vi có nguy cơ cao như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, ăn quá nhiều và bừa bãi và những thói quen không lành mạnh khác.

Phát triển những thói quen nâng cao sức khỏe như tập luyện thể dục, thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi đều đặn, an toàn lao động.

Quảng bá dinh dưỡng

Trưng bày sách vở, áp phích tuyên truyền.

Các bài viết trong tạp chí: chế độ ăn bình thường, thực phẩm tự nhiên.

Chế độ ăn bệnh lý, điều trị.

Cách bảo quản thực phẩm.

Cách kiểm soát lượng giá nhu cầu dinh dưỡng.

Chế ngự stress

Chế ngự stress tránh những vận động làm hại sức khoẻ: suy kiệt cơ thể, dễ nhiễm trùng; đưa đến bệnh tâm thần phản lại sản xuất.

Cần có các thông tin về chế ngự stress: thư giãn, cách biến đổi stress. phòng stress.

Thể dục

Thể dục đều đặn cải thiện chức năng tuần hoàn và chức năng phổi, làm giảm cholesterol và tỉ trọng lipoprotein. Giảm cân và tiêu hao năng lượng, làm biến đổi thoái hóa như chứng loãng xương và cải thiện tính đàn hồi cơ bắp.

Chương trình thể dục phải được đưa vào kế hoạch thích hợp cho mỗi cá nhân và tuổi tác.

Các chính sách, chế độ trong nhà nước và các dịch vụ trong xã hội

Các chính sách về bảo hiểm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn xã hội.

Các chương trình nâng cao sức khoẻ đặc trưng là cho trẻ em và người lớn tuổi - sức khoẻ phụ nữ và sinh sản.

Chương trình nâng cao sức khoẻ trong suốt cuộc đời.

Tuổi nhỏ

Thúc đẩy các thói quen sức khỏe tích cực của trẻ em từ lúc còn nhỏ như ở vườn trẻ, mẫu giáo, và lứa tuổi đi học.

Tránh các thói quen tiêu cực ở tuổi trưởng thành như: sử dụng thuốc lá, rượu, tình dục bừa bãi.

Ở người trưởng thành và người lớn

Nâng cao sức khoẻ cho thanh niên và trung niên.

Hạn chế cân nặng và hạn chế stress.

Các chương trình kiểm tra phát hiện K, HA, đối tượng và bệnh xã hội.

Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản.

Chương trình nâng cao sức khoẻ cho người về hưu.

Ở người cao tuổi

Trên 65 tuổi: bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh rối loạn tâm thần.

Các suy giảm các chức năng: sinh lý, cơ quan.

Giúp họ sử dụng thời gian nhàn rỗi.

Các kiến thức cho con cái bảo vệ an toàn cho cha mẹ.

Các CLB người lớn tuổi.

Các chế độ thích nghi đảm bảo đời sống cho những người về hưu.

Kết luận

Sức khoẻ cá nhân có liên quan đến gia đình, cộng đồng. Tất cả mọi người đều có bổn phận giữ gìn sức khoẻ để phát huy mọi khả năng về thể chất và tinh thần cho bản thân và xã hội.

Cá nhân có sức khoẻ sẽ giảm nhiều bệnh tật nhưng cần phải nhắc nhở người trong gia đình cùng bảo vệ sức khoẻ. Vì bệnh tật làm tốn kém ngân quỹ gia đình, mà còn gây bệnh cho người chung quanh.

Đối với xã hội, nếu tất cả mọi người trong xã hội đều biết bảo vệ sức khỏe, tránh khỏi bệnh tật sẽ giảm chi phí cho quốc gia cho việc điều trị, chăm sóc, do đó kinh tế được cải thiện và sức khoẻ của con người lao động sẽ làm tăng sản lượng của xã hội.

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

1.1. Định nghĩa

Theo Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam quy ước rằng: Môi trường là tất cả cả yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo. Chúng có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là hiện tượng các yếu tố có tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi hoặc còn gọi là bị “làm bẩn”. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác.

1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường

Theo như phân loại, có 3 dạng ô nhiễm môi trường dẫn tới những hậu quả của ô nhiễm môi trường như sau:

  • Ô nhiễm nước: Trong môi trường nước sẽ xuất hiện các chất lạ ở dạng lỏng hoặc dạng rắn. Chính sự biến đổi này khiến cho nguồn nước trở thành chất độc hại cho tất cả các sinh vật sống trong đó và sinh vật sử dụng nguồn nước đó, trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất là việc môi trường đã xuất hiện các chất xenobiotic gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và động vật. Các chất này được hình thành do các hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp,... Mức độ ô nhiễm còn tùy thuộc vào mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.
  • Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự góp mặt vào của một chất lạ hoặc là sự thay đổi của thành phần không khí. Việc này sẽ khiến cho không khí có mùi khó chịu, ô nhiễm và làm giảm khả năng quan sát do bụi.

Ô nhiễm môi trường gây tác hại thế nào đối với sức khỏe?

Tháng Bảy 21, 2020/in Hỏi đáp về sản xuất sạch hơn /by

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường [Bộ Tài nguyên và Môi trường], ô nhiễm môi trường không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, chỉ số chất lượng không khí [AQI] có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, nguy hại tới sức khỏe người dân. Vậy ônhiễm môi trường tác động thế nào đối với sức khỏe?

Từ tháng 9 – 12/2019, chỉ số AQI nhiều nơi đã vượt giá trị 200, đặc biệt có ngày chỉ số AQI có nơi vượt ngưỡng 300, mức nguy hại cho sức khỏe. Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí như: PAM Air, Air Visual, ô nhiễm không dừng ở Hà Nội mà lan ra toàn miền Bắc như: Việt Trì, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, hầu hết ở ngưỡng đỏ, xấp xỉ ngưỡng tím, một số nơi đến ngưỡng nâu – ngưỡng cao nhất trong thang bậc cảnh báo.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm

Theo thống kê, ở Hà Nội có khoảng 5,8 triệu xe máy, vài trăm nghìn ô tô. Năm 2019, số lượng phương tiện giao thông tăng 15% so với những năm trước. Con số phương tiện giao thông ở Tp. HCM rất lớn với 7,5 triệu xe máy… chưa kể số lượng phương tiện giao thông di chuyển qua hai thành phố này cũng không ít.

Số lượng các nhà máy ven thành phố đang tăng nhanh, gây áp lực lớn lên môi trường xung quanh, trong đó ở Tp. HCM còn có hơn 900 nhà máy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công. Các hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông, ở Hà Nội hiện nay có hơn 1.000 công trình đang xây dựng, Tp. HCM cũng đang có mật độ xây dựng rất lớn, biến hai thành phố trở thành đại công trường gây ô nhiễm lớn.

Ngoài ra, nguyên nhân đặc thù ở Hà Nội là do đốt rơm rạ, gây ô nhiễm theo mùa nhưng tác hại của nó là không nhỏ. Cùng với hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong, đốt rác thải không đúng quy định ở ngoại thành Hà Nội cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.

Tổng cục Môi trường đánh giá, lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, công tác quản lý rác thải sinh hoạt này còn nhiều hạn chế, phần lớn được xử lý theo hình thức chôn lấp, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý chưa cao. Nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn hầu hết chưa qua xử lý, xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để, nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chậm được di dời.

Ngoài vấn đề trên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng lượng chất thải rắn phát sinh tiếp tục gia tăng. Số liệu mới nhất từ Tổng cục Môi trường, trung bình mỗi năm lượng chất thải rắn phát sinh từ 10 – 16%. Trong đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị 38 nghìn tấn/ngày, tại khu vực nông thôn khoảng 32 nghìn tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp khoảng 25 triệu tấn/năm. Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông.

“Chúng ta càng gây tổn hại đến môi trường nhiều hơn thì chúng ta và các thế hệ tương lai càng chịu nhiều nguy hiểm hơn. Sức khỏe của hành tinh là sức khỏe của chúng ta”

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và hệ sinh thái. Cụ thể, ô nhiễm môi trường dẫn đến những hậu quả sau:

Tác động tiêu cực đến phổi

Khói bụi gây ô nhiễm không khí, việc hít vào những nguồn không khí ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến chức năng phổi bị suy yếu. Đồng thời, đối với những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản khi hít vào không khí ô nhiễm này khiến bệnh tình nặng hơn. Theo một số nghiên cứu, trẻ em chiếm tỷ lệ cao bị mắc bệnh hen suyễn khi sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao.

Làm tăng nguy cơ ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ung thư phát sinh có đến 75 – 80% nguyên nhân là có liên quan đến môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ô nhiễm môi trường đất, khi thực phẩm rau củ được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm sẽ chứa trong đó 1 phần độc tố hóa học và khi con người ăn phải những thực phẩm đó, lượng độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và tạo thành những khối ung thư.

Gây ảnh hưởng đến tim mạch

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim, đột tử,… Theo một nguyên cứu tại Anh cho biết: “Khi các hạt carbon nhỏ xâm nhập vào phổi, chúng gây ra phản ứng viêm và phóng hóa chất vào máu, thu hẹp động mạch, gây ra các cục máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim”.

Ô nhiễm môi trường gây hậu quả lớn đối với hệ sinh thái

Tình trạng ô nhiễm môi trường không những chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe con người mà còn gây tác động rất lớn đến hệ sinh thái.

Môi trường đất

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường mà tất cả chúng ta cũng như các hệ sinh vật đang sinh sống. Khi tài nguyên đất bị ô nhiễm sẽ làm đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát triển được gây ảnh hưởng đến rất nhiều các loài sinh vật. Những vấn đề này dẫn đến các hệ lụy khác rất nguy hiểm.

Thứ nhất, nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Thực vật trồng khi trên đất này cũng sẽ bị nhiễm bệnh, Khi chúng ta ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong chuỗi thức ăn.

Thứ hai, môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ ngấm vào nước gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng cho sinh hoạt hoặc phải dùng các nguồn nước bẩn.

Thứ ba, môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh, động, thực vật.

Môi trường không khí

Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy như:
Thứ nhất, gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất do những chất lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ.
Thứ hai, ô nhiễm không khí tạo nên hiện tượng khói bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực vật… Cụ thể, tại Hà Nội từng bị che phủ trong khói bụi dày đặc.
Thứ ba, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, phá hủy các khu sinh thái.

Môi trường nước

Có thể nói, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước. Cụ thể: Ô nhiễm nguồn nước do Formosa Vũng Áng [Hà Tĩnh] xả trực tiếp ra biển khiến hiện tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng kéo dài tới vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào khoảng đầu tháng 4/2016.

Nói chung, ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người. Ví dụ như: ô nhiễm và cạn kiệt mạch nước ngầm sẽ gây lên tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt trong tương lai.

VNCPC [Tổng hợp]

//kttvqg.gov.vn/tin-tuc-tai-nguyen-nuoc-va-moi-truong-114/khac-phuc-nan-o-nhiem-khong-khi–bo-tai-nguyen-va-moi-truong-de-xuat-ban-hanh-mot-loat-bien-phap-cap-bach-6592.html

//vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/hon-52-000-nguoi-viet-chet-vi-o-nhiem-khong-khi-605021.html

Tags: bụi mịn PM2.5, chỉ số AQI, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường
Share this entry
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on WhatsApp
  • Share on Pinterest
  • Share by Mail
//vncpc.org/wp-content/uploads/2020/07/o-nhiem-moi-truong-3.jpg 409 600 VNCPC Admin //vncpc.org/wp-content/uploads/2018/07/logoo-Transparent-300x96.png VNCPC Admin2020-07-21 15:34:002020-07-21 15:41:45Ô nhiễm môi trường gây tác hại thế nào đối với sức khỏe?

Video liên quan

Chủ Đề